Những năm gần đây tại Việt Nam, mô hình Homestay đang tạo ra một cơn sốt lớn. Hàng loạt những Homestay đua nhau mọc lên nhanh chóng khiến thị trường Homestay bị cuốn vào cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Sự cạnh tranh này khiến mô hình Homestay dần thương mại hóa bỏ qua những trải nghiệm của du khách, đánh mất bản chất vốn có và trở nên bão hòa.

Trước bối cảnh đó, mô hình Farmstay ra đời, tận dụng sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam để mang đến một làn gió mới thổi hồn vào hình thức du lịch cư trú. Trên thực tế, Farmstay không phải là mới. Nó đã rất phổ biến ở Châu Âu từ lâu.

Các quốc gia như Úc, New Zealand và Bắc Mỹ là những quốc gia hàng đầu trong việc phát triển Farmstay. Còn ở Châu Á, đón đầu xu hướng này là các nước như Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan trong những năm gần đây. Trong khi đó, ở Việt Nam mô hình này chưa thực sự phát triển mạnh.

Úc, New Zealand và Bắc Mỹ là những quốc gia hàng đầu trong việc phát triển Farmstay. Úc, New Zealand và Bắc Mỹ là những quốc gia hàng đầu trong việc phát triển Farmstay.

Triển vọng mô hình Farmstay ở Việt Nam

Mặc dù chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam nhưng mô hình kinh doanh kết hợp với nông trại này đang là một trong những xu hướng du lịch tăng trưởng nhanh nhất trong du lịch hiện đại.

Sri Lanka là đại diện tiêu biểu, “Du lịch Farmstay” đã là một phần của nền nông nghiệp nước này qua nhiều thế hệ. Trải dài 65.000 km vuông và với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và nguồn cung cấp nước ngầm dồi dào, Sri Lanka từ lâu đã được hưởng lợi từ các điều kiện nông nghiệp thuận lợi. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để nước này tận dụng để phát triển Farmstay.

Ở huyện Galle, Sri Lanka, có những điền trang đã trồng chè, cao su, quế, hồ tiêu và các cây trồng làm vườn theo phương thức tổng hợp. Những tài nguyên sẵn có này có thể được sử dụng cho du lịch nông nghiệp. Ngoài ra, trong chính sách phát triển du lịch, Chính phủ Sri Lanka cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một chiến lược phát triển du lịch bền vững, trong đó du lịch Farmstay đóng một vai trò quan trọng.

Tương tự như Sri Lanka, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp ngay từ buổi bình minh của lịch sử, có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thơ mộng, địa hình vùng núi hùng vĩ, diện tích đất nông nghiệp khá rộng.

Đặc biệt có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc riêng của các tiểu vùng sinh thái đất thấp, đồi núi, cao nguyên và ven biển là những lợi thế tuyệt vời để thúc đẩy du lịch Farmstay.

Đà Lạt là thiên đường lý tưởn cho Farmstay (Ảnh: Dalat Highland Farmstay). Đà Lạt là thiên đường lý tưởng cho Farmstay (Ảnh: Dalat Highland Farmstay).

Đồng thời, hiện nay chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển du lịch “xanh”, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa phương, nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Do đó Du lịch Farmstay hoàn toàn có tiềm năng và phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Không những vậy, ở Việt Nam phân khúc khách hàng muốn trải nghiệm Farmstay khá rộng.

Từ những người cao tuổi muốn tìm không gian tươi mát để nghỉ dưỡng, đến những bạn trẻ tìm kiếm sự bình dị, yên bình giữa những lo âu bộn bề của cuộc sống thành phố phồn hoa tấp nập. Farmstay mang lại trải nghiệm sống giữa thiên nhiên, tăng cường sự kết nối với chính mình. Bởi sống giữa thiên nhiên là liệu pháp trị liệu nghệ thuật (Eco-Art Therapy) hiệu quả đem lại sự thấu hiểu, chữa lành và cải thiện sức khỏe.

Sống giữa thiên nhiên là liệu pháp trị liệu nghệ thuật (Eco-Art Therapy). Sống giữa thiên nhiên là liệu pháp trị liệu nghệ thuật (Eco-Art Therapy).

Thậm chí, hình thức du lịch nông nghiệp này còn thu hút những du khách quốc tế muốn trải nghiệm gần gũi văn hóa hóa bản địa, bằng việc ăn thức ăn tại nông trại, sinh hoạt với dân bản địa, du khách sẽ đến gần hơn đến văn hóa Việt Nam, từ đó góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người Việt nam ra thế giới.  

Ngoài ra mô hình này tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương bằng hình thức vừa kinh doanh, vừa bán những sản phẩm nông trại đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng. Đồng thời nó còn thúc đẩy mô hình du lịch bền vững giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học

Tạo nên giá trị tích cực cho cộng đồng

Cùng với sự lên ngôi của xu hướng “sống xanh”, “xu hướng du lịch chậm” mô hình Farmstay cũng nương theo làn gió kết hợp hài hòa các mô hình du lịch, nhận được được sự đón nhận tích cực của du khách.

Các tình nguyện viên đang nấu ăn tại Freedom Green Village. Các tình nguyện viên đang nấu ăn tại Freedom Green Village.

Hiện nay một số Farmstay tuyển những tình nguyện viên hỗ trợ công việc ở nông trại. Du khách có thể trở thành những tình nguyện viên, vừa tiết kiệm chi phí bởi những tình nguyện viên đều được hỗ trợ ăn ở miễn phí, có khi còn được trợ cấp thêm tiền.

Với tư cách là tình nguyện viên du khách vừa có có cơ hội trải nghiệm cuộc sống nông dân, được hướng dẫn, học hỏi mô hình nông nghiệp, như cách trồng trọt canh tác đất, hiểu thêm lối sống văn hóa bản địa, vừa được giao lưu kết bạn với những tình nguyện viên khác.

Farmstay giờ đây không những gói gọn trong hình thức kinh doanh nữa mà mở rộng ra là loại hình mang lại những giá trị tích cực cho cộng đồng. Đó là việc giúp cho các bạn trẻ có kiến thức về nông nghiệp, về kỹ năng sống, trở thành một trong những dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển bản thân.

Tình nguyện viên ngoại quốc ở Orfarm Măng Đen. Tình nguyện viên ngoại quốc ở Orfarm Măng Đen.

Tuy nhiên…

Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Farmstay vẫn chưa được hợp pháp hóa. Bởi việc kinh doanh Farmstay chủ yếu được thực hiện trên đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp trong khi theo luật pháp Việt Nam hiện tại không công nhận đất nông nghiệp là sản phẩm của thị trường bất động sản. Điều này cũng được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao đổi với báo “Sài Gòn Đầu Tư” về các doanh nghiệp Farmstay đang mọc lên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Giáo sư cho rằng: “Chúng ta cần xem xét ở phạm vi rộng hơn để có thể xây dựng khung pháp lý cụ thể và hiệu quả hơn cho mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến sản phẩm bất động sản. Chúng ta cũng cần các quy định pháp luật về các hoạt động bất động sản khác, không chỉ là nhà ở. Ví dụ, có thể hợp pháp hóa các sản phẩm bất động sản cho các dịch vụ du lịch”. 

Như Ngọc