Cụ thể, 5 xu hướng Marketing được Gartner dự đoán bao gồm:

- Hoạt động tăng cường AI;
- Giám sát nội dung;
- Cách thương hiệu xuất hiện trước người tiêu dùng;
- Lòng trung thành của người tiêu dùng;
- Đạo đức AI.

Xu hướng về dữ liệu và công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong Marketing vào năm 2023 (Ảnh: Unsplash).
Xu hướng về dữ liệu và công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong Marketing vào năm 2023 (Ảnh: Unsplash).

1. Hoạt động tăng cường AI - Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu

Đến năm 2025, các tổ chức sử dụng AI để Marketing sẽ chuyển 75% hoạt động vận hành của họ từ sản xuất sang các hoạt động chiến lược hơn.

Theo Gartner, việc sử dụng AI để khuếch đại nội dung và điều phối hành trình khách hàng sẽ tối ưu hóa các nỗ lực trên từng phân khúc, tăng tính cá nhân hóa và thúc đẩy phản hồi nhanh hơn.

Gartner cho biết các ứng dụng của AI được thiết lập để cải thiện KPI về tính kịp thời, chất lượng và tính nhất quán. 

Đồng thời, tổ chức này cũng nói thêm rằng:

Học máy (Machine Learning) và các phần mềm phân tích (Analytics) có thể biến các số liệu thành các hoạt động chủ động, mang lại mức độ sẵn có và hiệu quả chưa từng có. 

Quản lý AI sẽ yêu cầu tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng của những nhân tài hiện có và xem xét từ đầu đến cuối về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập.

AI và tiếp cận dữ liệu thông minh là cơ hội và thách thức của các nhà tiếp thị (Ảnh: Unsplash).
AI và tiếp cận dữ liệu thông minh là cơ hội và thách thức của các nhà tiếp thị (Ảnh: Unsplash).

2. Giám sát nội dung - Xuất phát từ việc khối lượng nội dung giả mạo ngày càng tăng 

Gartner tin rằng đến năm 2027, 80% nhà tiếp thị doanh nghiệp sẽ thiết lập chức năng xác thực nội dung chuyên dụng.

Các dự đoán cho rằng sự phổ biến của các thế hệ AI và nội dung do người dùng tạo (UGC) sẽ làm tăng đáng kể khối lượng và sự đa dạng của nội dung mà các thương hiệu phải theo dõi. 

Từ đó, việc quản lý sẽ ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh biến động và có tốc độ phát triển nhanh chóng.

Theo đó, Gartner khuyên các thương hiệu nên dành nguồn lực để giải quyết hợp lý khối lượng nội dung khổng lồ và theo dõi nhiều chủ đề.

Đồng thời, có thể tìm nội dung không chính xác hoặc tiêu cực trên quy mô lớn trong thời gian thực, nhằm cho phép các thương hiệu phản ứng tốt hơn với các vấn đề về tính xác thực của nội dung và những dư luận xã hội.

Nội dung ngày càng trở nên bão hòa, như một động lực để xu hướng giám sát nội dung trở nên phổ biến và cần thiết (Ảnh: Unsplash).
Nội dung ngày càng trở nên bão hòa, như một động lực để xu hướng giám sát nội dung trở nên phổ biến và cần thiết (Ảnh: Unsplash).

3. Cách thương hiệu xuất hiện trước người tiêu dùng - Từ nội dung giải trí, tránh quảng cáo

Theo Gartner, đến năm 2024, 70% thương hiệu sẽ dành ít nhất 10% ngân sách truyền thông để đưa sản phẩm vào nội dung giải trí. 
Báo cáo còn cho biết, đến năm 2023, 85% người tiêu dùng có thu nhập hộ gia đình trên 120.000 USD (khoảng 16% dân số Hoa Kỳ) sẽ trả tiền cho các phương pháp để tránh quảng cáo.

Vậy nên, việc xuất hiện trước người tiêu dùng một cách tự nhiên là điều các thương hiệu cần quan tâm và có thể có những thay đổi trong giai đoạn hiện nay.

Thương hiệu cần tiếp cận người tiêu dùng một cách tinh tế và tự nhiên (Ảnh: Unsplash).
Thương hiệu cần tiếp cận người tiêu dùng một cách tinh tế và tự nhiên (Ảnh: Unsplash).

4. Lòng trung thành của khách hàng - Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Theo báo cáo, cứ 3 doanh nghiệp không có chương trình khách hàng thân thiết ngày nay thì sẽ có 1 doanh nghiệp sẽ thành lập một đơn vị vào năm 2027 để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất và giữ chân những khách hàng có mức độ ưu tiên cao.

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng:

Đến năm 2023, cả công ty B2B và B2C sẽ tăng đầu tư vào các chương trình khách hàng thân thiết theo tỷ lệ phần trăm trong tổng ngân sách tiếp thị của họ.

Theo đó, có thể thấy các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc giữ chân những khách hàng trung thành của mình.

Khách hàng trung thành là mục tiêu lớn của các hoạt động Marketing (Ảnh: Unsplash).
Khách hàng trung thành là mục tiêu lớn của các hoạt động Marketing (Ảnh: Unsplash).

5. Đạo đức AI - AI trong Marketing, tốt hay xấu?

Sự phụ thuộc ngày càng cao vào công nghệ cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc của AI vào các hoạt động Marketing. 

Theo Gartner, đến năm 2025, 70% CMO của doanh nghiệp sẽ xác định trách nhiệm giải trình đối với AI có đạo đức trong Marketing là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Báo cáo cho biết thêm, đến năm 2024, ít nhất 12 doanh nghiệp sẽ bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông và thủ tục pháp lý vì những sai sót về đạo đức trong việc vận dụng tự động hóa các chiến dịch Marketing.

Đây là vấn đề các thương hiệu cần lưu ý xem xét.

AI và những vấn đề về đạo đức là điều các thương hiệu cần cẩn trọng (Ảnh: Unsplash).
AI và những vấn đề về đạo đức là điều các thương hiệu cần cẩn trọng (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Có thể thấy, các xu hướng Marketing do Gartner dự đoán đều liên quan đến hành vi người tiêu dùng và công nghệ mới.

Đây là những vấn đề các thương hiệu cần chú ý quan tâm trong giai đoạn chuyển đổi số và bão hòa nội dung hiện nay.

Lược dịch từ bài viết của Financial Express.