Cuối năm 2020, Trends Việt Nam - Trang tin tức đầu tiên về Xu hướng, Đổi Mới, Sáng Tạo ở Việt Nam đã được ra mắt thử nghiệm, nhanh chóng được cộng đồng chuyên môn cao đón nhận, tương thích với sự tăng trưởng tích cực của traffic và sự ghi nhận của độc giả.

Bắt nguồn từ ý tưởng mở ra một kênh thông tin chân thật, đầy đủ, bắt kịp xu hướng trên thế giới, Trends Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư. Bắt nguồn từ ý tưởng mở ra một kênh thông tin chân thật, đầy đủ, bắt kịp xu hướng trên thế giới, Trends Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư.

Trends Việt Nam được ra đời bắt nguồn từ nhu cầu thiết thực của một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu, truyền thông, Marketing với mong muốn mở ra một kênh thông tin chân thật, đầy đủ, bắt kịp xu hướng trên thế giới, tương lai sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư.

Để làm được điều đó, Trends Việt Nam đã tìm lối đi riêng và tạo ra lợi thế tạo khác biệt so với báo chí trong nước là các bài viết chuyên sâu, toàn diện, hữu dụng trên nhiều góc nhìn, cùng lối tư duy mới - sáng tạo và luôn đón đầu xu hướng.

Về mặt tổ chức nội dung, Trends Việt Nam khai thác chuyên sâu theo tư duy 6 mũ - phương pháp tư duy được TS. Edward de Bono phát kiến năm 1980 - và giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats" năm 1985.

Thế giới được biết đến phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thông qua cuốn sách “6 Thinking Hats” được phát hành năm 1985. Thế giới được biết đến phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thông qua cuốn sách “6 Thinking Hats” được phát hành năm 1985.

Tư duy 6 mũ - khái niệm tư duy “vô địch" của các chuyên gia

Suy nghĩ truyền thống của con người thường không khuyến khích con người có những suy nghĩ mang tính xây dựng, từ đó, một phương pháp mới đã được ra đời để thay đổi quan điểm này.

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hay còn được biết đến là tư duy song song là một trong những phương pháp giúp con người tập trung khai thác nhiều ý tưởng cũng như sáng kiến mà mỗi người có được trong từng phương hướng của suy nghĩ.

Khi đánh giá một vấn đề dựa vào nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy thì người sử dụng có thể giải quyết vấn đề dựa trên nhiều góc nhìn đã đề cập, tránh đưa ra các phán xét vội vã, phiến diện đặc biệt là các quyết định sai lầm.

Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách kết hợp kỹ năng thực tế với sự nhạy cảm, tư duy sáng tạo và khả năng lập kế hoạch tốt cùng tham vọng trong việc ra quyết định và hoạch định.

Đồng thời, nhờ có những nguyên tắc thông minh này mà chúng ta có thể tránh được những xung đột lớn khi nhiều người cùng tranh luận về một vấn đề.

6 chiếc mũ tư duy đại diện cho các góc nhìn về sự thật, cảm xúc, giá trị, ý tưởng, hoạch định và phán xét. 6 chiếc mũ tư duy đại diện cho các góc nhìn về sự thật, cảm xúc, giá trị, ý tưởng, hoạch định và phán xét.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hay một nhóm thảo luận.

Không những vậy mà những tổ chức lớn như IBM, British Airways, Dupont,... đang áp dụng hiệu quả nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy.

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy cho phép người dùng đơn giản hóa lối tư duy và suy nghĩ, mọi người thường chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm.

Thông qua nguyên tắc này, hướng tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh gây ra sự tranh cãi.

Đây là một phương pháp khá đơn giản mà mang lại những hiệu quả to lớn về kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến cái tôi của bất kỳ ai.

6 chiếc mũ tư duy - bí mật tư duy giải quyết vấn đề

Nhóm mũ “trending" - bắt kịp xu hướng mới

1. Mũ đỏ - Bắt nguồn từ cảm xúc

Tưởng tượng bạn đang đội chiếc mũ đỏ trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy, chúng ta chỉ cần đưa ra những phán đoán dựa trên cảm xúc và tư duy trực giác.

Mũ đỏ giống như một cô gái nóng bỏng với những cảm xúc cuồng nhiệt, phi lý trí. Mũ đỏ giống như một cô gái nóng bỏng với những cảm xúc cuồng nhiệt, phi lý trí.

Khi bạn đội mũ đỏ, bạn có thể thoải mái bộc lộ những cảm xúc hay suy nghĩ thật của mình.

Những ý kiến, quan điểm hay bày tỏ cảm xúc không cần phải chứng minh hay giải thích, đơn thuần chỉ do cảm giác.

Trong lăng kinh này, người dùng có thể cố gắng đoán được cảm xúc của người khác thông qua phản ứng của họ và cố gắng tìm hiểu những phản ứng tự nhiên của người đang không hiểu rõ lập luận này.

Lúc này, chúng ta có thể khai thác những suy nghĩ đang ẩn sâu trong não bộ của người đội mũ đỏ thông qua việc khám phá các câu hỏi như:

Bạn đang cảm thấy như thế nào? Trực giác của bạn đang nói điều gì? Mình có thích vấn đề này không?

Lý trí sẽ mang lại cho bạn cảm giác trực quan nhưng cảm xúc lại mang lại khả năng phán đoán mềm mại hay cảm tính.Đôi khi trực giác nó cũng có sức mạnh và quyền năng riêng của nó. Vì thế, hãy tận dụng cơ hội này để đi đến tận cùng những rung cảm của mỗi con người.
Đôi khi sử dụng mũ đỏ trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy có thể mang tới những nhận định tích cực nhưng điều này không đảm bảo nó có thể đúng trong mọi trường hợp.
Đôi khi sử dụng mũ đỏ trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy có thể mang tới những nhận định tích cực nhưng điều này không đảm bảo nó có thể đúng trong mọi trường hợp.

2. Mũ vàng - Tạo ra cơ hội mới

Nếu như mũ đỏ là sự tuôn trào của những cảm xúc nhất thời và không đoán định thì mũ vàng lại mang đến một tia hi vọng.

Chiếc mũ vàng là chiếc mũ “rực rỡ" nhất trong tư duy 6 chiếc mũ đại diện cho hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, giá trị và lợi ích.

Mũ vàng luôn mang đến những góc nhìn tích cực, lạc quan, tươi sáng.

Mũ vàng luôn mang đến những góc nhìn tích cực, lạc quan, tươi sáng.

Các bài viết thuộc mũ vàng sẽ đưa ra những ý kiến lạc quan, mặt tích cực hay những lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.

Khi đội chiếc mũ vàng, dấu hiệu tích cực sẽ bao trùm trên khắp bài viết.

Có vẻ như lối tư duy này rất thích hợp cho giới sáng tạo, tiếp thị và các nhà khởi nghiệp đang trong quá trình khởi sự kinh doanh.

Bởi vì, dù trong bối cảnh nào, chiếc mũ vàng cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nghị lực hay cảm hứng để tiếp tục công việc đang gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

Nếu bạn đang bắt đầu một ý tưởng kinh doanh mà không biết bắt đầu từ đâu, trước hết bạn hãy nạp năng lượng cho bản thân bằng việc tìm kiếm tiềm năng của ngành hay lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi và các bài viết ở mũ vàng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mục tiêu này.

null

Với tư duy mũ vàng, Trends Việt Nam sẽ giúp khai thác và trả lời cho các nhà kinh doanh những câu hỏi cốt tử như:

Tiềm năng của ngành này tới đâu? Giá trị mà tôi có thể mang tới cho người tiêu dùng, cộng đồng là gì? Lợi ích mà dự án này mang lại? Vấn đề này có thực tế và hữu dụng không? Vấn đề này có thể thực hiện được không?

3. Mũ xanh lá cây - Tượng trưng cho đổi mới, sáng tạo

Nếu chiếc mũ xanh củng cố niềm tin và truyền cảm hứng tích cực thì tư duy mũ xanh lá cây (xanh lục) chính là bàn đạp để tiến tới sự phát triển.

Màu xanh lá trong tư duy 6 chiếc mũ làm ta liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi và sự phát triển - đại diện cho sự sáng tạo.

Mũ xanh lá cây hay xanh lục đại diện cho ý tưởng, đổi mới, sáng tạo. Mũ xanh lá cây hay xanh lục đại diện cho ý tưởng, đổi mới, sáng tạo.

Trong giai đoạn đội chiếc mũ xanh này, chúng ta đưa ra những giải pháp, ý tưởng đột phá, mới mẻ cho vấn đề đang được bàn luận.

Lối tư duy tự do, cởi mở khi đang đội chiếc mũ xanh giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp sáng tạo, đôi khi mang tính đột phá để giải quyết một vấn đề.

Một số câu hỏi được chiếc mũ xanh lá sử dụng:

Còn phương thức nào khác không? Có thể cải tiến thêm được không? Chúng ta nên làm gì khác không? Bạn đã suy nghĩ được ý tưởng mới nào chưa? Gần đây, có xuất hiện điều gì mới mẻ không? 

Tư duy sáng tạo mang đến những kết quả tích cực. Tư duy sáng tạo mang đến những kết quả tích cực.

Một phần cũng giống như lối tư duy của chiếc mũ màu đỏ, các ý tưởng tuôn trào giống như quá trình brainstorming sẽ là không giới hạn và không theo khuôn khổ nào. 

Tuy nhiên, đôi khi ý tưởng mới quá nhiều, khiến chúng ta thiếu sự ổn định thì tư duy bao quát của những chiếc mũ tiếp theo sẽ giúp chúng ta điều hướng lại la bàn một cách đúng đắn hơn.

Nhóm mũ phân tích - dẫn đầu lối tư duy lãnh đạo

4. Mũ trắng - Tôn trọng sự thật, dữ liệu không biết nói dối

Bỏ qua những cảm xúc và suy nghĩ và cả những hi vọng có thể tô hồng cuộc sống, giờ là lúc chúng ta phải dùng lý trí để điều khiển lại con đường đi của chính mình.

Vì thế, mũ trắng là chiếc mũ đầu tiên trong tư duy 6 chiếc mũ, chiếc mũ có vẻ như rất “lạnh lùng” nhưng vô cùng quyền uy - đại diện của thông tin, dữ liệu chính thức và rõ ràng.

null

Tưởng tượng bạn đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta sẽ suy nghĩ về những thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

Từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan về vấn đề nhờ tập trung vào những thông tin và dữ liệu sẵn có. Mũ trắng là kho dữ liệu lớn về sự thật cần được khai phá.

Lúc này, chúng ta cần phải giữ một thái độ hoàn toàn trung lập để nhìn nhận toàn bộ vấn đề. Từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan nhờ tập trung vào những thông tin và dữ liệu sẵn có.

Một số câu hỏi được dùng khi bạn đang đội chiếc mũ trắng bao gồm:

Chúng ta đang có thông tin gì về vấn đề này? Chúng ta cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề này? Những dữ liệu mà chúng ta đang có nói lên điều gì? Liệu chúng ta có bỏ qua thông tin hay dữ liệu nào không?

5. Mũ đen - Tiêu cực để tránh tích cực hoang đường

Nếu như chiếc mũ vàng đại diện cho ước mơ và hi vọng, phản ánh lối tư duy tích cực thì ngược lại chiếc mũ đen lại có vẻ giống như “kỳ đà cản mũi". 

Khi đội chiếc mũ đen trong nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy thì chúng ta sẽ liên tưởng đến những sai lầm, điểm yếu, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái độ bi quan, và đặc biệt nêu ra muôn vàn khó khăn thách thức để gây trở lực...

Mũ đen đại diện cho tử thần, nói chung là mọi thứ tiêu cực liên quan đến vấn đề cần thận trọng. Mũ đen đại diện cho tử thần, nói chung là mọi thứ tiêu cực liên quan đến vấn đề cần thận trọng.

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tích cực thì vai trò của mũ đen vô cùng quan trọng. Nó giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta mà đôi khi vì quá tin tưởng hay đôi khi là ảo tưởng khiến chúng ta không dám nhìn nhận tới.

Chiếc mũ đen giúp cho bản thân chúng ta suy nghĩ thận trọng hơn vì nó chỉ ra lỗi và các điểm cần lưu ý, các mặt còn yếu kém hay bất lợi của vấn đề đang tranh cãi.

Mũ đen đóng vai trò quan trọng và nó đảm bảo cho dự án có thể tránh được những rủi ro, ngăn chúng ta làm những điều sai đi lệch khỏi suy nghĩ.

null

Nhìn nhận sự việc theo hướng này có thể giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hay xem xét một cách kỹ lưỡng cách thức tiến hành công việc.

Trong nhiều trường hợp, mũ đen giúp chúng ta trong việc điều chỉnh để giải quyết vấn đề một cách triệt để và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những phát sinh ngoài dự kiến.

Đa phần, khi nghe đến tiêu cực thì chúng ta thường có phản ứng không đón nhận, cũng giống như việc con người có xu hướng thích khen ngợi hơn là chỉ trích. 

Tuy nhiên nếu chỉ hướng đến những suy nghĩ lạc quan thì chúng ta khó có thể dự liệu được những sự cố không lường trước, các rủi ro có thể ập đến bất kỳ lúc nào dẫn đến thiếu sự chuẩn bị chu đáo.

Với mũ đen, Trends Việt Nam giải quyết những vấn đề như:

Các khó khăn hiện tại là gì? Các nguy cơ, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Rủi ro phát sinh như thế nào? Nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề? Doanh nghiệp có đang bỏ qua điều gì không ổn không?

6. Mũ xanh dương - Điều hướng thế trận

Khi đã chiêm nghiệm qua mọi cung bậc cảm xúc mà 5 chiếc mũ trong tư duy 6 chiếc mũ mang đến thì chiếc mũ cuối cùng có nhiệm vụ kiểm soát tiến trình tư duy và tổng quát lại vấn đề.

Xuyên suốt dòng chảy của suy nghĩ, việc phối hợp nhiều chiếc mũ một cách nhuần nhuyễn và mạch lạc là điều cần thiết.

Ví dụ như khi gặp khó khăn vì bế tắc ý tưởng, mũ xanh đóng vai trò quan trọng giúp ta linh hoạt điều chỉnh cách tư duy sang mũ xanh lá ngay mà không cần qua từng chiếc mũ.

null

Khi cần lập một kế hoạch dự phòng, trong phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, chiếc mũ đen sẽ nhanh chóng là sự lựa chọn tốt nhất.

Điều này không chỉ đúng cho bản thân người suy nghĩ mà trong một cuộc họp hay một buổi brainstorms, người đứng đầu có thể sử dụng mũ xanh dương trong 6 chiếc mũ tư duy để điều hướng suy nghĩ của những thành viên còn lại.

Mục đích cuối cùng của mũ xanh lam là hướng mọi người suy nghĩ theo nhiều góc nhìn khác nhau và giải quyết được vấn đề. Mục đích cuối cùng của mũ xanh lam là hướng mọi người suy nghĩ theo nhiều góc nhìn khác nhau và giải quyết được vấn đề.

Nhà điều hành sẽ dùng lối tư duy này để sắp xếp lại trình tự theo tư duy logic cho các chiếc mũ khác trong suốt buổi thảo luận và cuối cùng là tập hợp ý kiến, tóm tắt đưa ra kết luận và lên kế hoạch chính thức.

Một số câu hỏi được chiếc mũ xanh dương sử dụng:

Chúng ta đang làm gì? Mục tiêu cuối cùng là gì? Chúng ta sẽ đạt được gì sau buổi thảo luận?Chúng ta có thể bắt đầu hành động ngay hay còn gì cần cân nhắc? Chúng ta cần thêm thời gian và thông tin gì để giải quyết vấn đề này?.

Trends Việt Nam tạo dựng chiến lược mới cho các nhà lãnh đạo

Hiệu quả của việc ứng dụng lối tư duy theo 6 chiếc mũ đã được minh chứng phương pháp vô cùng hiệu quả cho nhiều cá nhân và tổ chức nhưng hiện nay ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. 

Vì thế, mục tiêu của Trends Việt Nam là giúp người đọc đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.

Cụ thể, Trends Việt Nam luôn nỗ lực mang đến những bài báo có giá trị đích thực, đa chiều, toàn diện trên nhiều góc nhìn.

Nhờ vậy, người đọc sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công.

Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực.

Trang tin tức tiên phong ứng dụng tư duy 6 mũ trong tổ chức nội dung

Đúng với cái tên “Trends" nghĩa là “các xu hướng mới", tạp chí Trends Việt Nam mong muốn mang đến những thể loại bài viết mới, đa dạng, mới mẻ đến cho người đọc.

Được xây dựng theo tư duy 6 mũ, Trends Việt Nam dẫn người đọc “chìm” vào với tư duy 6 mũ với tổ chức tư duy mạch lạc, rõ ràng:

Mũ trắng thiên về các bài tin tức, sự kiện, thống kê số liệu, thông báo, báo cáo; mũ đỏ là các bài về chân dung nhân vật, quan điểm, góc nhìn đa chiều; mũ đen mang đến các bài về khuyến nghị, cảnh báo, bài học; mũ vàng và mũ xanh lá cây là 2 chiếc mũ tạo ra hệ tư duy sáng tạo - đổi mới; mũ xanh dương điều hướng được cho người đọc đến sự cải cách mới cho doanh nghiệp.

Từ đó, người đọc sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.