Bước đầu, AirAsia có 80 nhà hàng tham gia với khoảng 500 tài xế đối tác vận chuyển đồ ăn dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, hãng này sẽ hỗ trợ vận chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà hàng đối tác và lên lịch trình chuyển đồ cho khách hàng.

Để cạnh tranh với các đối thủ lớn vốn đã chiếm lĩnh thị trường Singapore hiện nay như Grab, FoodPanda…, AirAsia đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng khá đặc biệt, đó là cung cấp giá vận chuyển thấp hơn (chi phí chỉ tầm 15%), nhưng thời gian giao hàng lại nhanh hơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn và cộng nhiều điểm thưởng mua hàng hơn.

AirAsia đến với thị trường Singapore với phương châm hợp tác cùng có lợi và tạo thêm việc làm cho lao động bản địa, đồng thời mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.

null Air Asia cung cấp dịch vụ giao thức ăn tại Singapore.


"Chúng tôi muốn mang lại sự tự do trong việc lựa chọn giá cả, thực đơn và việc tiếp cận dữ liệu để chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau".

- ông Tony Fernandes, Chủ tịch điều hành AirAsia, cho biết.

Ngoài ra, theo đại diện của AirAsia, hãng này đã có thương hiệu về vận tải hàng không giá rẻ và với nhiều đối tác trong lĩnh vực nhà hàng tại Singapore. Đây cũng chính là một lợi thế để mở rộng mô hình kinh doanh lĩnh vực vận chuyển đồ ăn tại thị trường mới này.

"Rất nhiều hành khách bay cùng chúng tôi muốn có nhà hàng, những người này đã có những kỳ nghỉ cùng chúng tôi và cùng chúng tôi mở rộng kinh doanh và chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng nên giúp họ", ông Tony Fernandes cho biết thêm.

null Dịch vụ của AirAsia có doanh thu khả quan.


Sau khi ra mắt dịch vụ này tại Malaysia hồi tháng 5/2020, AirAsia đã có doanh thu khả quan. Singapore là thị trường nước ngoài đầu tiên và dự kiến đến cuối năm nay, Airasia sẽ mở tiếp dịch vụ này tại Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Có thể nói việc chuyển hướng kinh doanh của AirAsia là bước đi phù hợp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi lĩnh vực hàng không sẽ còn mất thêm nhiều thời gian nữa mới có thể phục hồi.

Theo Cafebiz