Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam.

Cụ thể, số lao động có việc làm có mức giảm mạnh nhất trong 10 năm qua.

Tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.

Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường lao động đã thay đổi như thế nào trong và sau khi bùng phát là bước quan trọng đầu tiên để cập nhật chiến lược tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp.

Ứng viên đang thay đổi trong xu hướng tìm việc làm, ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường làm việc

Nghiên cứu của LinkedIn đã chỉ ra rằng 75% những người tìm việc quan tâm đến các công ty có uy tín và thương hiệu nhà tuyển dụng vững chắc.

83% công ty cho rằng thương hiệu nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong khả năng tuyển dụng nhân tài.

69% ứng viên sẽ không chấp nhận công việc trong một công ty có tiếng xấu ngay cả khi họ không có việc làm.

null
Theo nghiên cứu của LinkedIn, các doanh nghiệp ngày nay rất chú trọng đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng.

Chị Thu Trà - Phụ trách nhân sự mảng truyền thông cho biết, việc công ty tìm kiếm nhân sự phù hợp vốn đã là vấn đề nan giải.

Đồng thời, việc nhân sự trẻ tự tìm kiếm cho mình một môi trường phù hợp lại càng khó hơn.

Tuy nhiên, cán cân nhân sự ngày nay đặt ở chính giữa, và không nghiêng hẳn về bên nào.

Nhân sự trẻ hiện nay biết cách nắm bắt thị trường lao động tốt.

Vì thế họ có quyền lựa chọn cho mình một công ty phù hợp.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người trẻ nhảy việc nhiều hơn.

Chị cũng cho rằng, 3 năm trở lại đây, kỳ vọng của nhân sự khi quyết định đầu quân cho một công ty không chỉ còn là mức lương.

Ngoài mức lương, các ứng cử viên đòi hỏi nhiều hơn về môi trường phù hợp, chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển và đặc biệt là khả năng thúc đẩy và khơi gợi "đam mê" tại nơi làm việc.

null
Điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hiệu quả công việc của nhân viên trong doanh nghiệp.

Họ không dễ thỏa hiệp chỉ với mức lương cao hay môi trường tốt.

Nếu công ty có tỷ lệ nhân viên nhảy việc cao, thì cần xem xét lại cách thức quản lý.

Còn nếu tỷ lệ nhảy việc thấp, thì có thể là chưa tìm được người phù hợp.

Xu hướng làm việc tại nhà hay Freelance tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Làm việc tại nhà, làm việc online đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo trong thị trường việc làm thời gian vừa qua, trong bối cảnh giãn cách vì dịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi sau dịch, nhu cầu này vẫn có xu hướng gia tăng.

Hình thức làm việc này mang lại khá nhiều ích lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Trong khi nhân viên có được sự thoải mái và linh hoạt hơn trong công việc thì công ty cũng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.

Đồng thời, họ cũng hấp dẫn được rất nhiều ứng viên tiềm năng mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

null
Nhiều doanh nghiệp đã cho nhân viên làm việc tại nhà do dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp.

Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh cũng đã thúc đẩy nền kinh tế Gig - còn gọi là nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) hoặc nền kinh tế truy cập (access economy).

Các vị trí Freelancer (làm việc tự do) được cung cấp trực tuyến và ngày càng đa dạng bao gồm dịch thuật, tìm kiếm luận án hay sửa chữa thiết bị gia dụng đang thu hút nhiều nhân sự trẻ vừa ra trường.

Công việc tạm thời hiện là lựa chọn của hàng nghìn người mỗi ngày.

null
Với tính chất công việc đặc biệt, Freelancer dẫn trở thành xu thế của thị trường.

Loại hình việc làm này có thể giúp nhân sự hoàn thiện kỹ năng hiện có và trau dồi những kiến thức mới, đồng thời góp phần mở rộng mạng lưới quan hệ.

Làm việc tạm thời cũng giúp giải tỏa nỗi lo tài chính để chúng ta theo đuổi những cơ hội toàn thời gian.

Đây cũng là kiểu công việc phù hợp với những người muốn dành nhiều thời gian bên gia đình hay tập trung vào một sở thích nào đó.

Các nhà tuyển dụng cần nắm bắt xu hướng tuyển dụng để điều chỉnh các chiến lược thu hút những nhân sự phù hợp với doanh nghiệp

Trong bất cứ lĩnh vực nào, nhận biết và bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa là yêu cầu bắt buộc để cạnh tranh và phát triển, tuyển dụng cũng vậy.

Có một số xu hướng tuyển dụng hàng đầu được dự đoán sẽ thay đổi thị trường lao động tương lai, thay đổi cả cách tiếp cận của ứng viên và nhà tuyển dụng.

Cách các nhà tuyển dụng tiếp cận nguồn ứng viên hiện nay: tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau, đa dạng hình thức truyền tải, chú trọng trải nghiệm của ứng viên và nhân viên.

1. Tuyển dụng bằng tự động hóa và AI

Hiện nay, một số nhà tuyển dụng đang sử dụng phần mềm tự động hóa và AI trong công tác tìm kiếm, quản lý ứng viên.

Và đây tiếp tục sẽ là xu hướng cho năm 2022, giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu được quy trình tuyển dụng.

Cụ thể, qua công cụ này, nhà tuyển dụng sẽ có thể tìm nguồn ứng viên, sàng lọc CV, lên lịch phỏng vấn, trao đổi với ứng viên mà không cần phải thực hiện thủ công như trước đây.

null
ATS ra đời nhằm hỗ trợ việc xử lý các công việc giấy tờ đơn giản như sàng lọc hồ sơ và theo dõi ứng viên trong quá trình tuyển dụng.
Các công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong tuyển dụng chính là tin nhắn, email tự động, chatbot, quản lý, giám sát ứng viên ATS (Applicant Tracking System – ATS (hệ thống quản lý tuyển dụng hoặc phần mềm quản lý tuyển dụng),…

Trong năm 2022 và cả tương lai, tự động hóa trong tuyển dụng sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp loại bỏ những thao tác, công đoạn không cần thiết, mang lại hiệu quả cao hơn khi tuyển dụng.

2. Tuyển dụng bằng mạng xã hội

Mạng xã hội đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và là yếu tố quan trọng trong hoạt động tuyển dụng nhân tài.

Nhà tuyển dụng giờ đây có thể thông qua nhiều kênh tuyển dụng hơn, quảng bá hình ảnh công ty, chia sẻ thông tin tuyển dụng và chủ động tìm kiếm.

Họ tiếp cận ứng viên tiềm năng, những người sở hữu năng lực, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm phù hợp với từng vị trí.

null
Sau khi hoàn thành tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng có thể tiếp tục với một bài đăng miễn phí hoặc trả phí để tin tuyển dụng đó được tiếp cận đến nhiều người.

Có thể thấy, tất cả những xu hướng trên đều không chỉ tập trung vào doanh nghiệp mà còn nhằm cung cấp những trải nghiệm tích cực nhất cho ứng viên.

Ứng dụng công nghệ vào tuyển dụng cũng như sẵn sàng đầu tư vào đào tạo, hỗ trợ cho cả nhân viên mới và nhân viên cũ... đều sẽ hữu ích về lâu dài với các công ty, tổ chức.

3. Tạo dựng danh tiếng, hình ảnh thương hiệu tuyển dụng

Có thể nói, xây dựng thương hiệu thực chất không phải là một xu hướng tuyển dụng, mà đúng hơn nó chính là nền tảng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty.

Hiểu được điều đó, rất nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn đến xây dựng danh tiếng, thương hiệu và duy trì hình ảnh tích cực không chỉ với đối tác, khách hàng và nhân viên mà còn cả với công chúng.

null
Một cách để duy trì được lợi thế trong tuyển dụng chính là công ty phải xây dựng nền văn hóa tốt, ổn định.

Khi uy tín tăng lên, tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng hơn nhờ thu hút được ứng viên tài năng, triển vọng.

Văn hóa công ty vốn dĩ là một khía cạnh không thể tách rời của một doanh nghiệp.

Giống như xây dựng hình ảnh công ty, phát triển và nuôi dưỡng văn hóa công ty cũng chính là một phần quan trọng trong chiến lược tuyển dụng.

4. Chuẩn hóa quy trình tuyển dụng, làm việc từ xa

Với tình hình dịch bệnh năm 2021 thì sang năm 2022, vấn đề tuyển dụng hay làm việc từ xa sẽ vẫn là xu hướng mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt.

Dù khi đại dịch đã được kiểm soát thì tuyển dụng theo hình thức này vẫn cần thiết, tạo nên sự đa dạng hóa, nâng cao chất lượng nhân lực.

Thế nhưng, điều quan trọng là các đơn vị cần phải chuẩn hóa quy trình từ việc viết JD, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn qua video,…
null
Việc tuyển dụng từ xa cũng góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, không ngừng phát triển và đầy tiềm năng với các ứng viên.

Giống như làm việc từ xa, cách thức này cũng xuất hiện trong lĩnh vực tuyển dụng như một xu hướng được nhiều công ty theo đuổi.

Ưu điểm của tuyển dụng từ xa là thuận tiện, tiết kiệm thời gian, cho phép giải phóng mọi nguồn lực và mở rộng phạm vi tìm kiếm, tiếp cận với càng nhiều ứng viên tiềm năng.

5. Giữ chân nhân tài - Đa dạng hóa trải nghiệm nghề nghiệp

Có thể thấy, xu hướng nhảy việc ngày càng diễn ra phổ biến, thậm chí là nhiều người còn lựa chọn làm Freelance, làm từ xa thay vì phải đến văn phòng.

Điều này càng khiến cho các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp rơi vào thế khó khăn.

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải lấp đầy được các vị trí trống càng sớm càng tốt.

Cụ thể đó là cần phải xây dựng hành trình sự nghiệp rõ ràng, tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất để nhân viên phát triển năng lực, muốn gắn bó lâu dài.
null
Doanh nghiệp cần ghi nhận những đóng góp của nhân viên để có sự khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích nhân viên tiếp tục nỗ lực góp sức cho doanh nghiệp

Trải nghiệm của nhân viên là điểm mấu chốt, nhân viên cảm thấy tích cực bắt đầu từ sự hài lòng trong công việc.

Điều thực tế là lực lượng lao động bị sa thải có thể gây thiệt hại lớn cho công ty về lợi nhuận, doanh thu.

Việc giữ chân nhân viên hiện tại sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc giải quyết các vấn đề nội bộ.

Bằng cách thực hiện các biện pháp để nâng cao trải nghiệm của nhân viên và nuôi dưỡng một nền văn hóa tích cực, các tổ chức có thể đạt được hiệu quả cáo trong công việc, sự hài lòng và mức độ gắn kết của đội ngũ.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là cách doanh nghiệp tiếp cận, thu hút các ứng viên tiềm năng đồng thời quảng bá rộng rãi tên tuổi, tăng lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Một tổ chức có thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ tiết kiệm được chi phí, tối giản các quy trình và sàng lọc được một đội ngũ nhân viên chất lượng.

Không phải bất cứ chiến dịch Employer Branding nào cũng đi đúng kế hoạch, tạo được hiệu ứng tốt và đạt kỳ vọng ban đầu.

Vậy làm sao để biến lượng ứng viên chất lượng thành nhân sự trung tâm tạo ra lợi nhuận và giá trị thương hiệu bền vững?

HR Tech Talk #2 mang đến chiến lược về Employer Branding

Sự kiện mang tới cho đội ngũ HR và lãnh đạo doanh nghiệp nhiều giá trị về:

Chiến lược về Employer Branding giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và thương hiệu tuyển dụng bằng cách:

  • Tiếp cận thành công nguồn nhân lực trẻ.
  • Tăng tỷ lệ tiếp cận ứng viên.
  • Giữ chân nhân tài.

Phương pháp “bán” thương hiệu tuyển dụng khéo léo để xây dựng lợi nhuận bền vững.

Cách xây dựng chiến lược EVP và nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp.

Mẹo và thủ thuật để truyền thông thương hiệu mạnh mẽ trong và ngoài doanh nghiệp.

Tương tác, phân tích và bàn luận về case study thực tế cùng 50 khách mời đa lĩnh vực.

null
HR Tech Talk #2 mang đến chiến lược về Employer Branding.

Kết nối cùng diễn giả quốc tế - Top 10 chuyên gia tư vấn chiến lược Employer Branding hàng đầu của APAC.

Tương tác và networking với những nhà lãnh đạo hàng đầu đa dạng lĩnh vực.

Sự kiện được dẫn dắt và tham gia thảo luận bởi chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Employer Branding.

Sự kiện kỳ vọng mang lại nhiều giá trị thiết thực cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại sự kiện khán giả còn được cung cấp nội dung hấp dẫn và trải nghiệm thú vị.

Khám phá công nghệ với phần mềm nhân sự ảo AiHR và Story Buddy app - AI trong lĩnh vực content writing.

Đến với sự kiện, người tham dự sẽ lần đầu được trải nghiệm format sự kiện với các hình thức, hoạt động hoàn toàn mới được tổ chức bởi JobTest, đơn vị tiên phong ứng dụng AI vào trong các hoạt động Nhân sự và Tuyển dụng.

Với những hoạt động Game hoá sôi động hiện nay, người tham dự sẽ có cơ hội trải nghiệm công nghệ, kết nối với diễn giả quốc tế cùng các nhà lãnh đạo đa lĩnh vực ngành nghề trong không gian hoàn toàn riêng tư.

Những hoạt động sẽ giúp cho người tham dự không những có cơ hội được lắng nghe chia sẻ từ từ diễn giả uy tín mà còn có cơ hội kết nối, tương tác và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư trong tương lai.

Lời kết

Có thể thấy, nắm bắt xu hướng tuyển dụng 2022 là điều cần thiết, giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng định hướng, có căn cứ xây dựng các chiến lược tốt, toàn diện hơn trong tương lai.

Nhân sự cũng nhờ đó mà nắm bắt được cơ hội việc làm phù hợp với bản thân và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.