Đại dịch xuất hiện đã làm rối tung cuộc sống bình thường của mọi người trên toàn thế giới, đẩy mọi người vào những tình cảnh chưa từng nghĩ tới.

Giờ đây, lối sống xa hoa, những món hàng xa xỉ đã trở nên thật "tầm thường" khi chăm sóc sức khỏe mới là mối quan tâm hàng đầu.

Nói cách khác, xa xỉ phẩm đã không còn giữ vững vị thế ngôi vương trong lòng nhiều người.

Nhiều thương hiệu thời trang lâu đời rơi vào "thảm cảnh"

Cửa hàng "La Maroquinerie Parisienne" đã tồn tại được hơn 70 năm nhưng cũng phải đóng cửa vào năm 2020 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid.

Tuy có khá nhiều uy tín và mặt bằng (hơn 900 m2) nằm ở một địa điểm kinh doanh thuận lợi, nhưng cửa hàng này do phụ thuộc nhiều vào lượng khách hàng nước ngoài đã không cầm cự nổi sau hai đợt phong tỏa.

Chi nhánh La Maroquinerie Parisienne tại Hồ Chí Minh bị phá sản. La Maroquinerie Parisienne tại Hồ Chí Minh bị phá sản.

Bên cạnh đó, tập đoàn Pháp LVMH, công ty hàng đầu thế giới chuyên về xa xỉ phẩm đã mất khoảng một phần ba doanh thu toàn cầu. 

Chấn động hơn cả là tập đoàn này tập hợp những tên tuổi lớn trong ngành thời trang như Louis Vuitton, Fendi, Dior, Givenchy, Guerlain, Moët Hennessy hay Sephora.

Doanh thu tập đoàn Pháp LVMH cũng sụt giảm khá nghiêm trọng do ảnh hưởng đại dịch Covid. Doanh thu tập đoàn Pháp LVMH cũng sụt giảm khá nghiêm trọng do ảnh hưởng đại dịch Covid.

Dù tập đoàn có ghi nhận sự phục hồi doanh thu tại thị trường châu Á, song vẫn chưa thể bù đắp được thất thu khổng lồ của thị trường Âu, Bắc Mỹ,... 

Cùng với đó, Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sỹ, cho biết dịch COVID-19 đã khiến xuất khẩu đồng hồ của nước này từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020 giảm tới 25,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây là mức giảm mạnh nhất từng được ghi nhận trong 80 năm qua.

Hay đối với lĩnh vực F&B, địa điểm hàng quán tại trung tâm thành phố không còn là cách thức duy nhất và hiệu quả nhất sau đại dịch

Vị trí trung tâm luôn là "miếng bánh béo bở" mà doanh nghiệp nào cũng muốn có phần nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, sau đại dịch Covid, những nơi đắc địa đắt đỏ ấy có thể không còn nhiều sức hút với người tiêu dùng bởi tài chính cá nhân không cho phép họ "vung tiền qua cửa sổ" như trước.

Ví dụ như Fauchon, một trong những thương hiệu lâu đời chuyên cung cấp thực phẩm và các dịch vụ tiệc chiêu đãi dưới dạng cocktail hay buffet tại Pháp đã phải chịu thua trước dịch bệnh.

Tháng 6/2020, công ty Fauchon đã nộp thủ tục phá sản lên toà án thương mại Bobigny, do không còn khả năng thanh toán.

Fauchon đã phải nộp đơn phá sản vì không thể xử lý các phần thanh toán. Fauchon đã phải nộp đơn phá sản bởi tác động nặng nề của Covid-19.

Thủ tục này liên quan đến trụ sở công ty, xưởng chế biến các món ăn và hai cửa hàng thực phẩm chính của Fauchon ở Paris.

Nhà hàng nằm trên quảng trường nổi tiếng Madeleine, đối diện với nhà thờ cùng tên và nằm cách nhà hát Olympia cũng như Tòa lãnh sự Mỹ vài phút đi bộ. 

Có thể thấy, dù nằm ngay trên địa điểm thu hút nhiều thực khách từ trong đến ngoài nước nhưng Fauchon cũng chẳng thể nào chiến thắng được đại dịch Covid-19.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch

Nếu trước kia du lịch tại những khu resort đắt đỏ, khách sạn 5 sao nổi tiếng trở thành xu hướng thì giờ đây du lịch xanh sẽ lên ngôi.

Nguyên nhân được cho bởi một phần tài chính bị o hẹp do tác động Covid-19, một phần con người muốn được hòa mình cùng thiên nhiên sau chuỗi ngày giãn cách "nghẹt thở".

Du lịch xa xỉ không còn giữ vị thế cao hậu đại dịch Covid. Du lịch xa xỉ không còn giữ vị thế cao hậu đại dịch Covid-19.

Hơn nữa, bản thân nhiều cơ sở du lịch cao cấp cũng không thể trụ vững trước giông bão virus SARS-CoV-2.

Sau 3 đợt dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay, ngành du lịch chưa hồi phục trở lại và nhận tiếp "cú đấm bồi" ở đợt dịch lần thứ 4 khiến doanh nghiệp kiệt quệ.

Trong nửa đầu năm 2021, TP HCM có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao hoặc tương đương tạm ngưng hoạt động; các cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao hoặc tương đương hoạt động cầm chừng.

Còn tại Đà Nẵng, hàng loạt khách sạn đã rao bán vì không chịu nổi áp lực của dịch Covid-19. 

Quan trọng hơn cả, ý thức và nhu cầu cao về an toàn sức khỏe được nâng cao cũng khiến nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. 

Xu hướng du lịch xanh sẽ nở rộ sau quãng thời gian dịch bệnh. Xu hướng du lịch xanh sẽ nở rộ sau quãng thời gian dịch bệnh.

Qua một vài lĩnh vực trên, ta có thể thấy đại dịch Covid-19 thực sự đã xoay chuyển được suy nghĩ và những nhận định tưởng chừng rất khó thay đổi. 

Thục San - Trends Việt Nam