Những yếu điểm và khó khăn thách thức mà các startup thường gặp phải

Một bảng khảo sát về những khó khăn mà các startup thường gặp phải đã được thực hiện với các đối tượng tham gia là các nhà sáng lập, CEO hoặc người đang nắm giữ những vai trò lãnh đạo trong các startup ở Việt Nam qua hơn 3 tuần thực hiện khảo sát.

Theo số liệu thì ở nội tại điểm yếu hầu hết startup đang gặp phải nhiều nhất là "Tiếp cận khách hàng và tạo ra doanh thu" (64.4%).

Khảo sát được tiến hành từ ngày 4/11/2021 đến ngày 27/11/2021 qua hình thức Google Form. Khảo sát được tiến hành từ ngày 4/11/2021 đến ngày 27/11/2021 qua hình thức Google Form.

Còn khi đánh giá các điểm yếu của startup theo quy mô doanh nghiệp, có thể thấy “Tiếp cận khách hàng và tạo ra doanh thu” vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, một bảng khảo sát khác được thực hiện nhằm tìm hiểu về những thách thức lớn nhất mà startup đang phải đối mặt khi thực hiện ĐMST.

null

Hơn một nửa startup tham gia khảo sát cho rằng “Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ (trực tiếp và gián tiếp) trên thị trường” hiện tại là mối quan tâm lớn nhất của họ khi hoạt động (51.7% bình chọn).

Vậy nên để có thể được “ghi tên” trên thương trường Việt, sự đổi mới cùng với khả năng sáng tạo không ngừng sẽ là yêu cầu bắt buộc cho các startup trẻ.

Tuy nhiên không phải nhân lực của doanh nghiệp nào cũng đủ đáp ứng cho sự đổi mới liên tục của thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp mới hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đổi mới sáng tạo mở lúc này chính là đáp án đúng đắn cho vấn đề nan giải trên.

Kỷ nguyên của Đổi mới sáng tạo mở

Thuật ngữ “Đổi mới sáng tạo” (ĐMST) được đề cập đến khá nhiều trong hơn thập niên vừa qua.

Mọi cá nhân tổ chức đều được khuyến khích đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc.

Trong đó, hình thức thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo đang chứng kiến sự biến đổi đáng kể.

Trước đây, nguồn lực đổi mới sáng tạo chính là các doanh nghiệp lớn xây dựng nguồn nhân lực R&D và nguồn ngân sách lớn khi trong năm 2020, 69% các ý tưởng ĐMST đến từ các trung tâm nghiên cứu và phát triển nội bộ, 49% đến từ các bộ phận trong doanh nghiệp.

Mức đầu tư R&D và Sự phát triển của quốc gia (Nguồn: rdworldonline.com). Mức đầu tư R&D và Sự phát triển của quốc gia (Nguồn: rdworldonline.com).

Dự kiến đến năm 2025, các nguồn lực giúp đẩy nhanh quá trình ĐMST trong nền kinh tế là: sự hợp tác với các phòng lab (chiếm đến 71%) và nguồn giải pháp từ các startup công nghệ (chiếm 44%).

Bên cạnh đó, việc hợp tác với nguồn lực bên ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh gấp 3-5 lần tốc độ ứng dụng công nghệ và thậm chí giảm đến 23% mức đầu tư để triển khai đổi mới sáng tạo.

Hiện nay, những quốc gia nhận định đổi mới sáng tạo là nền tảng cho sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng đều ghi nhận quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh chóng.

Ấn Độ đứng thứ 3 về số lượng startup kỳ lân sau Mỹ và Trung Quốc trong khi cơ sở hạ tầng và tốc độ internet tại đây còn thua kém Việt Nam. Ấn Độ đứng thứ 3 về số lượng startup kỳ lân sau Mỹ và Trung Quốc trong khi cơ sở hạ tầng và tốc độ internet tại đây còn thua kém Việt Nam.

Ngay từ năm 2015, chính phủ Ấn Độ quyết định đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp và đến 2016.

Chính phủ nước này cũng đã ban hành rất nhiều chính sách về thuế để hỗ trợ các startup.

Đây cũng chính là động lực để quốc gia Nam Á này xuất hiện nhiều kỳ lân hàng năm. Đây cũng chính là động lực để quốc gia Nam Á này xuất hiện nhiều kỳ lân hàng năm.

So với Ấn Độ Việt Nam được nhận định là một quốc gia có đầy đủ tiềm năng về nguồn lực và năng lực để xây dựng, phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động và toàn diện.

Tuy nhiên, chúng ta còn gặp một số hạn chế như chưa có một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh cho các startup Việt Nam, chưa có định hướng cụ thể trong Blockchain, Gaming.

Mặt khác, hiện cũng chưa có nhiều không gian để phát triển các lĩnh vực sản xuất, chưa có nhiều sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chúng ta còn gặp một số hạn chế đã trở thành rào cản trên hành trình hình thành và thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế. Chúng ta còn gặp một số hạn chế đã trở thành rào cản trên hành trình hình thành và thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế.

BambuUp - nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện cùng đổi mới sáng tạo và phát triển

Nhìn thấy được các vấn đề còn thiếu sót ở hệ sinh thái khởi nghiệp Việt, nền tảng kết nối ĐMST BambuUP đã ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi dễ dàng tiếp cận và tham gia quá trình ĐMST .

BambuUP là nền tảng đổi mới sáng tạo giúp thiết lập những mối quan hệ có ý nghĩa giữa  Đơn vị cung cấp giải pháp Đổi Mới Sáng Tạo và Đơn vị Tìm Kiếm Giải Pháp Đổi Mới Sáng Tạo. BambuUP là nền tảng đổi mới sáng tạo giúp thiết lập những mối quan hệ có ý nghĩa giữa Đơn vị cung cấp giải pháp Đổi Mới Sáng Tạo và Đơn vị Tìm Kiếm Giải Pháp Đổi Mới Sáng Tạo.

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công nghệ thay đổi ngày càng nhanh, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng,…việc đổi mới sáng tạo là nhu cầu tất yếu của thị trường để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Để phát triển và tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới. Để phát triển và tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới.

Chia sẻ về nền tảng đổi mới sáng tạo của BambuUp, bà Phạm Thị Thu Hằng, chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUp trao đổi:

Nền tảng được thành lập với 3 mục tiêu chính là: giúp thiết lập những mối quan hệ có ý nghĩa giữa đơn vị cung cấp giải pháp ĐMST và đơn vị tìm kiếm giải pháp ĐMST; nuôi dưỡng hệ sinh thái toàn diện cùng sáng tạo và phát triển; giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tham gia quá trình ĐMST.

Nền tảng kết nối một điểm dừng của BambuUP sẽ có   tính năng như auto-matching sẽ giúp việc kết nối thuận tiện, hiệu quả hơn. Nền tảng kết nối một điểm dừng của BambuUP sẽ có tính năng như auto-matching sẽ giúp việc kết nối thuận tiện, hiệu quả hơn.

Và thay vì chỉ sử dụng những nguồn lực sẵn có từ bên trong các doanh nghiệp, BambuUp là nền tảng kết nối ĐMST giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực ở cả bên trong và bên ngoài; nhằm thúc đẩy ĐMST nội bộ và mở rộng các thị trường.

Cụ thể là BambuUP sẽ kết nối với startup, giúp họ nhanh chóng tìm kiếm được giải pháp phù hợp cho vấn đề kinh doanh của mình.

Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam

Theo Báo cáo thường niên của ESP Capital và Cento Ventures, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ ba về tính năng động của hệ sinh thái khởi nghiệp tại ASEAN.

Qua đây chúng ta có thể thấy được các nhu cầu về cập nhập xu hướng cũng như nhu cầu kết nối giữa các startup và các nhà đầu tư cũng phát triển mạnh mẽ.

Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng đó, nền tảng đổi mới sáng tạo BambuUP đã phát hành báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021”.

Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021. Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021.

Báo cáo được thành lập với các mục tiêu sau đây.

Cung cấp bức tranh toàn cảnh và thông tin toàn diện của hệ sinh thái ĐMST mở tại Việt Nam.

Báo cáo cũng đặt mục tiêu trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để họ có thể đề ra kế hoạch tiếp cận và đầu tư đúng đắn hơn. Báo cáo cũng đặt mục tiêu trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để họ có thể đề ra kế hoạch tiếp cận và đầu tư đúng đắn hơn.

Là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp Việt Nam, toàn cầu ở nhiều quy mô có thể hoàn thiện chiến lược kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Giới thiệu với thị trường về khái niệm “ĐMST mở”. Giới thiệu với thị trường về khái niệm “ĐMST mở”.

Cung cấp cho Chính phủ cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái ĐMST mở; từ đấy nắm bắt được xu hướng và sự vận động của thị trường.

Nhờ vậy, việc hoạch định chính sách hỗ trợ cho hệ sinh thái ĐMST trở nên thiết thực, sinh động và hiệu quả.

Đội ngũ tham gia triển khai dự án có từ 10-20 năm kinh nghiệm, chuyên môn cao trong các lĩnh vực khác nhau.

Nguyễn Hương Quỳnh - cựu Tổng giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam và Campuchia; hiện là Đồng sáng lập & CEO Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP. Nguyễn Hương Quỳnh - cựu Tổng giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam và Campuchia; hiện là Đồng sáng lập & CEO Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhân vật nổi tiếng trong thị trường nghiên cứu và phân tích chiến lược doanh nghiệp, chị Nguyễn Hương Quỳnh.

Đổi mới sáng tạo mở - giải pháp phát triển cho các startup tương lai

Thực chất, thuật ngữ “ĐMST mở” còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

ĐMST mở không đơn giản phản ánh nội tại của tổ chức hay cá nhân đang vươn tới sự đổi mới. ĐMST mở không đơn giản phản ánh nội tại của tổ chức hay cá nhân đang vươn tới sự đổi mới.

ĐMST mở là sự “mở” hệ sinh thái của tổ chức để đón nhận, ứng dụng các sáng kiến, giải pháp sáng tạo mới để hoạt động hiệu quả và năng động hơn.

Theo đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm nguồn lực đầu tư vào R&D cũng như ĐMST. Theo đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm nguồn lực đầu tư vào R&D cũng như ĐMST.

ĐMST mở còn là cách thức giúp cho những doanh nghiệp, dù đã lớn hay còn ở giai đoạn khởi nghiệp, hoà cùng với dòng chảy xu hướng đổi mới sáng tạo.

Bà Phạm Thị Thu Hằng chia sẻ: "Mở cửa hoạt động ĐMST sẽ là chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp để cùng nhau đạt được lý tưởng tồn tại, nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên nhiều thị trường mà vẫn có thể vượt qua tốc độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ."

Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP. Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt - nền kinh tế năng động mới nổi

Sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt được thể hiện cụ thể qua số vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp trong năm 2018 chỉ là 5% nhưng trong năm 2019 đã tăng lên tới 17%.

Cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng, lên tới 50% về số lượng các nhà đầu tư và quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.

Đấy là tín hiệu cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang khởi sắc, tạo sức bật cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Các thành phần chính tham gia hệ sinh thái

Có 5 thành phần chính góp phần tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp là Service, Network, Talent, Capital và Support.

Biểu đồ được cung cấp bởi Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), và được cập nhật thêm thông tin bởi BambuUP. Biểu đồ được cung cấp bởi Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), và được cập nhật thêm thông tin bởi BambuUP.

Đầu tiên, Service là các công ty cung cấp dịch vụ mà startup cần từ lúc hình thành đến các giai đoạn tăng trưởng sâu và rộng hơn.

null

Mảng Service được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn như Pháp lý, Tài chính, Dịch vụ đào tạo,…

Thứ hai là mảng Network được chia thành 2 phần gồm Event và Competition.

Đây là các sự kiện, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo độc đáo, cũng như cầu nối cho startup với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mảng thứ 3 là Talent. Để hình thành nên các startup chất lượng sẽ cần đến những tài năng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và ĐMST.

Có thể thấy, các trường đại học, đặc biệt là trường đại học tốp đầu, rất quan tâm và dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp cũng như ĐMST.

Nhiều startup dù đã hoạt động được một thời gian nhưng chưa thể tự đứng vững bằng nguồn vốn của mình, hoặc muốn đạt đến những vòng gọi vốn theo đúng chuẩn quốc tế, sẽ cần đến những đơn vị hỗ trợ về đầu tư và gọi vốn. Nhiều startup dù đã hoạt động được một thời gian nhưng chưa thể tự đứng vững bằng nguồn vốn của mình, hoặc muốn đạt đến những vòng gọi vốn theo đúng chuẩn quốc tế, sẽ cần đến những đơn vị hỗ trợ về đầu tư và gọi vốn.

Mảng Capital xuất hiện với một số quỹ đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam như DO Venture, Golden Gate Venture,…

Bên cạnh đó, gần đây ngày càng nhiều nhà đầu tư thiên thần “Angel Investor” – các nhà đầu tư tham gia vào các giai đoạn sớm của một startup, thậm chí là những startup khi mới bắt đầu với ý tưởng hay ho.

Cuối cùng là mảng Support, đề cập đến sự hỗ trợ của Nhà nước, Tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ, tư nhân… trong việc cải cách thể chế hay đề xuất quy định, điều luật mới theo hướng cởi mở và nhiều ưu đãi hơn cho startup.

Các mảng kinh doanh và mục tiêu tạo nên hệ sinh thái

Chưa có tiền lệ hay văn bản hướng dẫn nào về cách phân chia các startup Việt Nam trong hệ sinh thái.

Thế nên, BambuUP quyết định chọn cách phân chia theo 4 trụ cột kinh doanh mà phần lớn startup theo đuổi là “Con người, Kinh doanh, Xã hội, Công nghệ lõi”.

Các trụ cột chính để phân loại các startup Việt. Các trụ cột chính để phân loại các startup Việt.

Bản báo cáo toàn cảnh của hệ sinh thái khởi nghiệp được tạo ra nhằm đánh giá: điểm yếu và thách thức mà các startup Việt đang phải đối mặt trong việc thực hiện các hoạt động ĐMST; và những nhu cầu mà startup về sự hỗ trợ của Chính phủ, cộng đồng.

Chiếm phần lớn (khoảng 50,6%) trong số đó là những doanh nghiệp có quy mô từ 100-199 người. Chiếm phần lớn (khoảng 50,6%) trong số đó là những doanh nghiệp có quy mô từ 100-199 người.

Có đến 81.6% doanh nghiệp đang ở giai đoạn pre-seed/ seed. Nổi bật, hàng tiêu dùng nhanh, Martech/ SalesTech, chăm sóc sức khoẻ là top 3 lĩnh vực hoạt động của các startup tham gia khảo sát.

Kết luận

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong những năm vừa qua là lời dự báo cho một thời đại phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ.

Vì vậy doanh nghiệp và các startup cần xem ĐMST là hoạt động hằng ngày chứ không phải là hoạt động mang tính chất định kỳ.

Có như vậy, doanh nghiệp mới thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của thị trường, giữ vững và phát huy vị thế của mình trên thương trường.

Riêng các startup thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhiều hơn khi nắm bắt được những xu hướng sáng tạo, có sự kết nối nhiều hơn với các nhà đầu tư thông qua nền tảng kết nối sáng tạo của BambuUp.

Cẩm Thu, Trends Việt Nam

null