Để phục vụ cho đời sống người tiêu dùng, nhiều thiết bị công nghệ hoặc tính năng hữu ích đã được tạo ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, những tính năng này đang dần bị kẻ xấu lợi dụng và gây ra nhiều nguy hiểm cho người dùng.

Nỗi sợ AirTag - thiết bị “tiếp tay” cho kẻ gian theo dõi người khác

Từ phụ kiện giúp tìm lại các món đồ thất lạc, AirTag của Apple đang bị lợi dụng nhiều hơn cho các mục đích theo dõi bất chính.

Violet Alvarez, chuyên gia của Suzy Lamplugh Trust - tổ chức chuyên hỗ trợ pháp lý cho các nạn nhân bị theo dõi cho biết:

"Thiết bị này quá nhỏ, không gây chú ý và thân thiện với người dùng. Nó cũng không yêu cầu bất kỳ kỹ năng nào về kỹ thuật, lại tương đối rẻ".

Theo Emma Pickering, CEO tổ chức chống lạm dụng gia đình Refuge, trước đây kẻ gian thường tìm đến phần mềm gián điệp hoặc thiết bị theo dõi chuyên dụng trên eBay hoặc Amazon.

null
AirTag có thể bị lợi dụng để theo dõi người khác.

Nhưng khi AirTag xuất hiện, việc "theo đuôi" người khác dễ dàng hơn rất nhiều.

Việc theo dõi cũng đa dạng, như đặt trong balo trẻ em, trên xe hơi, túi xách...

Vào tháng 6, diễn viên người Ireland Hannah Rose May viết bài cảnh báo trên Twitter.

Sau khi tham gia một sự kiện tại Disneyland, California, khi chuẩn bị lái xe về lúc 2h sáng, cô phát hiện đã bị theo dõi vị trí suốt hai tiếng đồng hồ bằng AirTag.

Người mẫu Brook Nader của Sports Illustrated cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự rằng ai đó đã nhét thẻ AirTag vào túi áo khoác của cô khi đang trong một nhà hàng ở New York.

null
Brook Nader là một trong những nạn nhân của AirTag.

Theo Pickering, các nạn nhân thường đoán được ai theo dõi mình trong hầu hết trường hợp, nhưng không tố cáo lên các cơ quan có thẩm quyền.

Điều này khiến việc dùng AirTag cho hành vi bất chính ngày càng phổ biến.

Apple từng lên án hành động dùng AirTag để theo dõi người khác.

Công ty triển khai phần mềm cho phép người dùng iOS và Android phát hiện thiết bị nhỏ này ở xung quanh, cũng như tích hợp chức năng phát tiếng kêu trên AirTag phục vụ mục đích tìm kiếm.

Rủi ro khi sử dụng tính năng lưu mật khẩu trên trình duyệt web

Tính năng tự động lưu mật khẩu (Autofill Password) trên các trình duyệt web cho phép trình duyệt lưu và tự động điền thông tin tài khoản với mật khẩu trên trang đăng nhập.

Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và cũng khá hữu ích đối với những người dùng hay quên do phải nhớ quá nhiều mật khẩu.

Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi, việc sử dụng tính năng tự động lưu mật khẩu có nhiều rủi ro cho người dùng•

Nhiều chuyên gia bảo mật cho rằng khi người dùng cho phép lưu mật khẩu, thông tin mật khẩu sẽ có thể bị thao túng bởi các mã độc ẩn trong trình duyệt.

Các mã độc này có thể sao chép thông tin gửi đến vô số các nguồn khác mà không cần đến sự cho phép của người dùng.

null
Tính năng tự động lưu mật khẩu tưởng chừng như vô cùng hữu ích nhưng hóa ra lại vô cùng nguy hiểm.

Phần lớn các chuyên gia trong lĩnh vực Internet và bảo mật cho rằng người dùng nên tắt tính năng tự động điền trong trình quản lý mật khẩu và ngừng sử dụng hoàn toàn các trình quản lý mật khẩu trên trình duyệt.

Gần đây, Marek Toth của Avast cũng có một bài đăng cho rằng việc lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web và sử dụng tính năng tự động điền sẽ làm giảm đáng kể tính bảo mật của mật khẩu được lưu.

null
Marek Toth cho rằng người dùng nên tắt tính năng tự động lưu mật khẩu.

Và từ đó, tập lệnh không minh bạch sẽ sao chép và gửi tên người dùng kèm mật khẩu đến vô số các nguồn khác mà không cần đến sự cho phép của người dùng.

Ngoài ra, trong trường hợp thiết bị bị mất cắp, việc lưu lại mật khẩu trên các trình duyệt web cũng được cho là sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Hệ thống định vị GPS - Từ cứu tinh của nhân loại trở thành “cơn ác mộng”

Bên cạnh những lợi ích, tính năng theo dõi vị trí đang mang lại cho người dùng nhiều hơn những nguy hiểm tiềm ẩn mà .

Khi người dùng cho phép một ứng dụng biết vị trí của mình, ví dụ như Google Maps hay Grab, ứng dụng đó sẽ biết người dùng đang ở đâu, trong khoảng thời gian bao lâu.

Dữ liệu vị trí cũng sẽ được thu thập một cách chi tiết, có đầy đủ các mốc thời gian.

Một số ứng dụng khác thậm chí vẫn tiếp tục theo dõi ngay cả khi người dùng không sử dụng chúng.

Biên tập viên James McLeod của Finalcial Post là một ví dụ điển hình, anh đã bị ứng dụng đặt cà phê Tim Hortons theo dõi 24/7.

null
Tính năng theo dõi vị trí có thể khiến người dùng gặp nguy hiểm.

Khi James tới Monaco để du lịch, mốc thời gian và vị trí chính xác tới kinh tuyến và vĩ tuyến của anh vẫn bị Tim Hortons khai thác.

Người dùng sẽ không biết những dữ liệu vị trí của mình đã được người nào biết đến.

Đôi khi các ứng dụng không cài đặt trên thiết bị cũng biết được các thông tin về nơi chúng ta đang ở, thời gian rời khỏi nhà, trong vòng bao lâu và hơn thế nữa.

Trong một số trường hợp, những kẻ lạ mặt sẽ khai thác vị trí, quãng đường di chuyển thông qua dịch vụ định vị trên smartphone.

null
Dịch vụ theo dõi vị trí tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho người dùng.

Chúng sẽ biết được đâu là thời điểm và địa điểm thích hợp để tấn công nạn nhân.

Với các dữ liệu vị trí, bọn trộm sẽ biết được địa điểm và thời điểm khi người dùng rời khỏi nhà.

Ngoài ra còn rất nhiều những mối nguy hiểm khác tiềm ẩn đòi hỏi mỗi chúng ta phải sử dụng tính năng này một cách thông minh nhất.

Lời kết

Không thể phủ nhận những ích lợi tuyệt vời mà công nghệ đem đến cho cuộc sống của con người.

Tuy vậy, mặt trái của công nghệ vẫn luôn hiển hiện rõ ràng qua từng khía cạnh của cuộc sống.

Người dùng thông minh là người biết tận dụng những tính năng ưu việt của công nghệ và hạn chế những tác hại, nguy cơ của chúng.