Gốc tự do nghe rất quen mà lạ. Quen vì chúng được nhắc nhiều trong các bài viết về y tế, chăm sóc sức khoẻ. Lạ vì thực chất kiến thức này chưa được phổ biến rộng rãi và hiểu biết toàn diện.
Việc thiếu kiến thức về những mối nguy hại của gốc tự do đối với cơ thể đã khiến nhiều người phải lãnh hậu quả của bệnh tật.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức liên quan đến gốc tự do, qua đó cùng tìm hiểu về một phương pháp hạn chế các tác động tiêu cực của gốc tự do vô cùng hiệu quả đó là nước từ trường.
1. Gốc tự do và những điều không thể bỏ qua
Lão hóa - quy trình tất yếu của tự nhiên
Lão hóa là sự tích lũy tiến triển trong một cơ thể những thay đổi đa dạng, có hại theo thời gian làm tăng khả năng mắc bệnh và tử vong.
Theo các nhà khoa học, con người có thể sống tới 140 tuổi nhưng trên thực tế con người chưa bao giờ đạt tới tuổi thọ cao như vậy.
Nguyên do là bởi trong cơ thể người thường xuyên sản sinh ra các mảnh phân tử không ổn định gọi là gốc tự do.
Các gốc này phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, đồng thời gây tắc nghẽn động mạch, phát triển các bệnh như ung thư, Alzheimer và hàng trăm bệnh khác khiến cơ thể lão hoá nhanh chóng và tử vong.
Nguyên nhân gây lão hóa được giải thích bằng nhiều thuyết khác nhau: thuyết di truyền, thuyết gốc tự do, đột biến gen...
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những nguyên chính của sự lão hóa tế bào là việc sản sinh ra các gốc tự do.
Sự xâm nhập của những chất độc từ môi trường, các chất thải lưu cữu trong cơ thể do quá trình chuyển hóa sẽ gây độc cho tế bào và làm cho con người già đi.
Sự tích tụ gốc tự do là dấu hiệu đặc trưng cho sự lão hóa ở mức độ phân tử.
Gốc tự do là gì mà có tác động tới cuộc sống con người nhiều như vậy?
Khái niệm về gốc tự do
Theo các nhà khoa học, gốc tự do (Free Radical) là các nguyên tử hoặc phân tử có lớp quỹ đạo ngoài cùng chứa một điện tử (Electron) đơn lẻ (tổng số điện tử của gốc tự do là một số lẻ).
Do các phân tử này thiếu Electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên chúng kém ổn định và luôn tìm kiếm một Electron khác để liên kết.
Chính bởi sự thiếu cân bằng về điện tích này nên các các gốc tự do có khả năng ô xy hóa rất cao.
Một khi cơ thể xảy ra sự mất kiểm soát về số lượng gốc tự do trong cơ thể, chúng sẽ gây ra sự rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Gốc tự do sinh ra và phát triển một cách nhanh chóng
Gốc tự do được sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng có thể chia nguyên nhân ấy thành hai nhóm chính.
- Nguồn gốc nội sinh:
Gốc tự do là một sản phẩm phụ được sinh ra từ quá trình trao đổi chất, được tạo ra thường xuyên do chuỗi hô hấp tế bào.
Chuỗi hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, năng lượng được chuyển đổi chủ yếu từ carbohydrate.
- Nguồn ngoại sinh:
Do các tác nhân phóng xạ, phản ứng viêm, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, vi rút, và một số tác nhân khác…
Các gốc tự do có hoạt tính rất mạnh nên nếu tăng quá mức sẽ gây ra những tổn thương đến tế bào, làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp.
Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do.
Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất chống ô xy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.
2. Sự ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể con người
Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất là:
Bệnh vữa xơ động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan.
Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống ô xy hóa là nguyên nhân của hiện tượng căng thẳng ô xy hóa (stress ô xy hóa).
Các gốc tự do dư thừa dù được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất hay do tiếp xúc với các chất gây ung thư đều gây hại cho cơ thể.
Sự xuất hiện của các gốc tự do dư thừa khiến cơ thể rơi vào tình trạng stress ô xy hóa.
Các phản ứng xảy ra trong tình trạng này giúp các gốc tự do tìm được 1 Electron còn thiếu.
Quá trình này thực chất rất phức tạp và là một vòng lặp không hồi kết.
Khi một gốc tự do “đánh cắp” 1 Electron từ một phân tử thì phân tử đó sẽ thiếu đi 1 Electron và trở thành gốc tự do mới.
Các gốc tự do không chỉ phá hủy DNA mà còn phá hủy cả Protein, Lipid, màng tế bào và nhiều thành phần khác của cơ thể.
Tổn thương trên các Protein và các thành phần khác có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
Sau khi nhìn nhận được các nguy hiểm tiềm tàng mà gốc tự do có thể mang lại, chúng ta cần chuẩn bị những phương pháp hiệu quả để hạn chế sự phát triển của gốc tự do trong cơ thể.
3. Nước từ trường - “làn gió mới” của nền y học trong việc hạn chế tác động của gốc tự do
Khoa học đã chứng minh việc vô hiệu hóa các gốc tự do và phục hồi các tế bào bị tổn thương bằng các chất chống ô xy hóa sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài những phương pháp truyền thống như trên, chúng ta còn có một phương pháp mới mẻ, độc đáo hơn đó chính là sử dụng nước từ trường.
Nước từ trường là nước thu được sau khi cho đi qua vùng từ trường của nam châm vĩnh cửu được thiết kế phù hợp về mặt sinh học.
Hiểu một cách đơn giản, đây là nước đã được “làm tơi” bởi quá trình nhiễm từ.
Đặc tính của nước từ trường là nước có cấu trúc lục giác với cụm phân tử nhỏ; giàu năng lượng từ tính; giàu electron tự do; tạo ra Ion Canxi Aragonit trong nước.
Chính vì vậy nước từ trường giúp cơ thể gia tăng sản sinh các chất chống ô xy hoá, trung hòa các gốc tự do (chống ô xy hóa) rất tốt.
Cần lưu ý rằng nước từ trường chỉ có tác dụng giúp cơ thể điều hòa và làm tăng sức chống chọi, đẩy lùi bệnh tật, chứ tự nó không có khả năng chữa bệnh.
Cho nên nước từ trường không phải là một loại thuốc trị bệnh và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ.
Thường xuyên sử dụng nước từ trường sẽ hỗ trợ ngăn ngừa và suy giảm các bệnh gây ra bởi gốc tự do như các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu và thần kinh…
Kết luận
Gốc tự do được xem như là chất rất độc hại trong cơ thể, chẳng những gây hại đến sắc đẹp mà còn cả sức khoẻ của con người.
Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp.
Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do.
Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt lành mạnh, tích cực sẽ giúp bổ sung đầy đủ các chất chống ô xy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.