Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kí đã Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025”, thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.

Đối tượng là các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững. 

10 công cụ đánh giá, công nhận kinh doanh bền vững 

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.

Huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Chương trình phấn đấu đến năm 2025, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.

Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững.

Hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

Doanh nghiệp tại Nghệ An gồng mình vượt qua đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp tại Nghệ An gồng mình vượt qua đại dịch COVID-19.

Qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.

Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững; thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.

Kinh doanh bền vững được nêu trong Chương trình bao gồm:

Mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn (mô hình trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường).

Mô hình kinh doanh bao trùm (là mô hình huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh).

Trong đó người thu nhập thấp có thể tham gia với vai trò cung ứng, là khách hàng, là nhà phân phối hay có thể là người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các giá trị chia sẻ) và các mô hình kinh doanh bền vững khác.

Doanh nghiệp tư nhân nếu được công nhận là phát triển bền vững sẽ nhận được nhiều hỗ trợ trong kinh doanh từ xúc tiến quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước đến hỗ trợ gọi vốn đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân nếu được công nhận là phát triển bền vững sẽ nhận được nhiều hỗ trợ trong kinh doanh từ xúc tiến quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước đến hỗ trợ gọi vốn đầu tư.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ mức tối đa

Doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung gồm:

Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.

Hỗ trợ công nghệ bao gồm: Tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ nhận được nhiều hỗ trợ trong giai đoạn 2022 - 2025 Doanh nghiệp tư nhân sẽ nhận được nhiều hỗ trợ trong giai đoạn 2022 - 2025.

Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững. Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.

Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: 

Hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm.

Ngoài ra còn thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.

Kinh phí thực hiện chương trình bao gồm kinh phí đóng góp, tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia chương trình, các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài để thực hiện chương trình. 

Kinh phí ngân sách trung ương và địa phương (chi thường xuyên) hỗ trợ một phần cho một số hoạt động được nêu.

Các hoạt động khác sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Trong đó, ngân sách trung ương bố trí cho các hoạt động của chương trình do các bộ, cơ quan trung ương thực hiện. 

Ngân sách địa phương bố trí cho các hoạt động của chương trình do địa phương thực hiện

Tổng hợp, nguồn: VnEconomy, Thanh Niên, Thời báo Tài chính Việt Nam online