Các công ty sẽ bị giám sát chặt chẽ nếu họ không thực hiện đủ hai khía cạnh trên để trở thành một công ty có trách nhiệm và toàn diện hơn.

Điều này là bởi hiện nay các công ty có các hoạt động CSR và ESG tốt sẽ luôn được đánh giá cao.

CSR (Corporate Social Responsibility) là gì?

CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) xem xét cách các công ty tạo ra những tác động đến xã hội bao gồm nền kinh tế, môi trường và con người nói chung.

null

Những doanh nghiệp có chiến lược CSR đóng góp được nhiều hơn cho cộng đồng địa phương và cố gắng làm cho mình có trách nhiệm với các bên liên quan và công chúng.

ESG (Environmental, Social and Governance) là gì?

ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là một bộ tiêu chuẩn xem xét tác động của một công ty trên ba lĩnh vực:

Một, môi trường: Thực hành bền vững và tác động trực tiếp đến môi trường.

Hai, xã hội: Mối quan hệ với cộng đồng, nhân viên và khách hàng của họ.

Ba, quản trị: Lãnh đạo, quyền cổ đông và kiểm soát nội bộ.

Sự khác biệt giữa CSR và ESG

CSR là một loại mô hình kinh doanh tự điều chỉnh mà các công ty có thể thực hiện để giúp đỡ xã hội và môi trường.

Nhiều công ty theo đuổi CSR vì nó giúp nâng cao tinh thần của nhân viên, thu hút nhân tài tốt hơn và cải thiện thương hiệu của công ty.

Trong khi đó, ESG là một bộ tiêu chuẩn gồm các tiêu chí được xác định trước nhằm đánh giá một công ty.

null

Nó thường được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá mức độ ý thức xã hội của một công ty với mục tiêu sàng lọc và tránh các khoản đầu tư rủi ro.

Lợi ích của tính bền vững trong kinh doanh

Tính bền vững trong kinh doanh thường đề cập đến việc thực hiện mô hình CSR để cải thiện ESG.

Một số hoạt động thể hiện tính bền vững trong kinh doanh như:

Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm mức sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

null

Đảm bảo doanh nghiệp thân thiện môi trường bằng cách giảm phát thải carbon và trồng cây.

Khuyến khích nhân viên thực hiện lối sống bền vững.

Sử dụng các sản phẩm văn phòng được chứng nhận xanh.

Ngoài những lợi ích rõ ràng với môi trường, hoạt động bền vững còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Có lợi thế trong việc thu hút nhân tài do nhân viên thích làm việc với những công ty có trách nhiệm với xã hội hơn.

Nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn nhờ danh tiếng tốt.

Trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và mở ra nhiều cơ hội tài chính hơn.

Có phải tính bền vững chỉ là một xu hướng tiếp thị?

Với những lợi ích trên, không có gì lạ khi các công ty muốn tuyên bố mình là doanh nghiệp bền vững và quan tâm đến môi trường, xã hội.

Nhưng bao nhiêu trong số này chỉ là để PR? Họ có thực sự quan tâm hay chỉ là “làm cho có" hoặc đạt mục tiêu đánh bóng tên tuổi?

Làm thế nào để biết điều gì đang thực sự diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng kín?

null

Thuật ngữ "tẩy xanh" (greenwashing) dùng để chỉ chiến thuật marketing được sử dụng để khoác lên sản phẩm, dịch vụ, hoặc chính sách công ty lớp vỏ bọc “thân thiện với môi trường”.

Các công ty lớn đã bị bắt quả tang đưa ra các tuyên bố "xanh" chỉ để theo kịp các đối thủ cạnh tranh.

Một số quốc gia đang bác bỏ những tuyên bố này và điều tra các công ty như H&M để làm gương.

Tuy nhiên, vấn đề này xảy ra ngay cả với các doanh nghiệp nhỏ nhằm nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh lớn hơn.

Đây là lý do tại sao Bộ luật Yêu cầu bồi thường Greens được đưa ra đã cảnh báo ngay cả những công ty nhỏ nhất.

Trên LinkedIn, nhiều doanh nghiệp đang thông báo rộng rãi rằng họ đang trồng X số lượng cây và quyên góp một phần lợi nhuận của mình cho những mục đích lớn lao.

Nhưng thực tế, trở lại văn phòng, họ cung cấp năng lượng liên tục cho hàng trăm máy tính và bay trên các máy bay phản lực tư nhân khắp thế giới.

Các công ty này nhận thức rõ về lợi ích của PR khi tỏ ra vẻ là một doanh nghiệp bền vững nhưng lại điều hành công ty theo một cách khác.

Làm thế nào để nhận biết một công ty đang "tẩy xanh"?

Một công ty có thể đang "tẩy xanh" nếu họ sử dụng ngôn ngữ mơ hồ và liên tục phát hành các bài báo về những điều họ đang làm mà không thực sự làm bất cứ điều gì để hỗ trợ những tuyên bố này.

Ví dụ như BP đã chi hàng triệu USD cho một chiến dịch quảng cáo có năng lượng tái tạo, nhưng mọi thứ mà công ty đang làm thì không như vậy.

null

Các công ty "tẩy xanh" thường sử dụng nhiều biệt ngữ và nói chuyện một cách khoa học để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và khiến họ có vẻ như đang làm một công việc gì đó “rất chi là phức tạp”.

Không minh bạch và che giấu các thông tin quan trọng cũng là một dấu hiệu chính cho thấy hoạt động "tẩy xanh" đang diễn ra.

Tóm lại, bên cạnh các doanh nghiệp thực sự theo đuổi hoạt động bền vững, có không ít doanh nghiệp chỉ đang xem nó như một công cụ tiếp thị của mình.

Người tiêu dùng cần sáng suốt nhận biết và ủng hộ đúng đối tượng, cũng như mạnh mẽ lên án hành vi lợi dụng môi trường để làm lợi cho doanh nghiệp.