Ông Stanley Chan, Giám đốc phụ trách các đối tác công nghệ của AWS Ông Stanley Chan, Giám đốc phụ trách các đối tác công nghệ của AWS.

Mạng lưới đối tác của AWS mang lại được những lợi ích gì?
Ông Stanley Chan, Giám đốc phụ trách các đối tác công nghệ của AWS tại khu vực ASEAN giải thích, APN (AWS Partner Network) – là mạng lưới đối tác toàn cầu của AWS.
AWS giúp cho các APN phát triển kinh doanh thành công bằng cách cung cấp cho họ những hỗ trợ về mặt kinh doanh, nghiệp vụ, kỹ thuật, truyền thông.
“Chương trình APN của chúng tôi hiện có hàng chục ngàn đối tác trên toàn cầu, trong đó có tới 60% đối tác là ở bên ngoài nước Mỹ, và hầu hết các tăng trưởng tập trung vào khu vực châu Á.
IDC dự báo quy mô của thị trường điện toán đám mây tại khu vực này trong vòng vài năm tới đạt tới 80 tỉ đô la Mỹ. Đây cũng là cơ hội thị trường rất lớn và cũng là cơ hội rất lớn giành cho những đối tác ĐTĐM của AWS nắm bắt.”
- ông Stanley Chan nói.
90% công ty có tên trong danh sách Fortune 100 đều đang sử dụng những sản phẩm dịch vụ giải pháp của các đối tác trong mạng lưới APN.
Ở Việt Nam, những tập đoàn lớn như Masan, Vietjetair hay những tập đoàn đa quốc gia lớn của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Samsung đều sử dụng sản phẩm của các đối tác trong mạng lưới APN này.

Thị phần đám mây của Amazon trong năm 2018 lớn hơn 4 đối thủ kế tiếp cộng lại Thị phần đám mây của Amazon trong năm 2018 lớn hơn 4 đối thủ kế tiếp cộng lại.

Ông Stanley Chan cho biết, mạng lưới đối tác APN được chia làm 2 loại.
Một là đối tác tư vấn, họ cung cấp dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống, phát triển ứng dụng… như công ty TechX tại Việt Nam.
Hai là các đối tác về công nghệ, bao gồm các nhà phát triển phần mềm, các nhà cung cấp giải pháp hệ thống, cơ sở dữ liệu, phần cứng…
Ở Việt Nam, nhóm đối tác trong phân loại thứ 2 này bao gồm FPT Telecom, Kiu Global hoặc các nhà cung cấp giải pháp phần mềm lớn trên thế giới như Salesforce, các nhà cung cấp giải pháp mạng như Cisco, Siemens…
Để bắt đầu tham gia vào mạng lưới APN, đầu tiên các đối tác sẽ phát triển ra các giải pháp kinh doanh, giải pháp công nghệ của họ. AWS sẽ cung cấp các công cụ, các khóa đào tạo để đối tác có thể phát triển ở giai đoạn ban đầu này hiệu quả và vững chắc.
Tiếp theo AWS sẽ giúp đối tác xác định xem họ mạnh ở lĩnh vực gì, họ có thể đào sâu phát triển, tạo ra những sự khác biệt trên thị trường. Sau đó, AWS hỗ trợ họ trong hoạt động phát triển kinh doanh, hoạt động bán hàng.
Đây là phần mà AWS hỗ trợ cho đối tác các chiến lược tiếp cận thị trường, những chiến dịch về quảng bá, tiếp thị. Trong phần này AWS cung cấp cho đối tác chiến dịch bán hàng, hỗ trợ chiến dịch kỹ thuật số.
AWS có 1 trung tâm APN Marketing Central cung cấp những tài nguyên, công cụ để cho các đối tác APN triển khai chiến dịch marketing tùy thuộc vào nhu cầu marketing của họ, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng họ muốn hướng tới. Với nhiều hình thức marketing khác nhau được cung cấp: marketing bằng phương tiện kỹ thuật số, thông qua các hệ thống đại lý, các cơ quan đại diện.
Các đối tác cũng có thể tự thực hiện những chiến dịch marketing này dựa trên các tài nguyên mà AWS APN cung cấp.
Đối với các đối tác về công nghệ, đối tác phát triển phần mềm thì AWS có chợ Marketplace, giống như trang Amazon.com.
Trên Amazon.com thì người tiêu dùng có thể vào đó mua tất cả các sản phẩm tiêu dùng khác nhau. Trên AWS Marketplace, các doanh nghiệp truy cập vào để tìm kiếm những giải pháp từ các đối tác của AWS.

Họ có thể mua hoặc khám phá sản phẩm của AWS hoặc giải pháp của bên thứ ba chạy trên nền tảng điện toán đám mây AWS.

Marketplace sẽ đơn giản hóa cơ chế cấp bản quyền cũng như cơ chế mua sắm đấu thầu của các doanh nghiệp khi họ sử dụng các sản phẩm giải pháp trên chợ giải pháp này.
Trên chợ này còn có các chương trình dùng thử miễn phí hoặc mô hình dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Hiện tại có hàng chục nghìn các giải pháp khác nhau trên chợ giải pháp này xuất phát từ khoảng 1.500 các đối tác khác nhau.

AWS rất đầu tư cho trải nghiệm của khách hàng. Bởi vì trước đây khách hàng chỉ quen sử dụng hệ thống được cài đặt ngay trên trung tâm dữ liệu (data center) truyền thống nhưng còn hệ thống trên đám mây (cloud computing) thì vẫn còn xa lạ.

AWS cũng luôn đầu tư để cho khách hàng có thể trải nghiệm miễn phí. Không những thế họ còn cam kết thành công lâu dài bằng cách khách hàng có thể chỉ phải trả tiền cho AWS khi dịch vụ này mang lại lợi ích cho họ.

Kế hoạch của AWS tại Việt Nam
Ông Stanley Chan cho hay, bất kỳ doanh nghiệp nào tại Việt Nam muốn trở thành đối tác APN thì chỉ cần đăng kí với AWS thông qua đường link trên website của công ty.
AWS coi thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường mới nổi và đang phát triển. Với sự hỗ trợ của các đối tác đã giúp AWS có được những khách hàng lớn trong lĩnh vực ngân hàng, trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và một số khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
AWS sẽ đào tạo những nâng cao nhận thức cho các khách hàng ở Việt Nam biết cách làm thế nào để chuyển đổi sang môi trường điện toán đám mây có thể nhanh hơn.
Trong phần hỗ trợ chuyển đổi này AWS có một số chương trình hỗ trợ để họ có thể thực hiện hai biện pháp đầu tiên đó là chuyển đổi ứng dụng hiện tại từ môi trường trung tâm dữ liệu (data center) tại chỗ sang môi trường điện toán đám mây.
Khi đã chuyển đổi rồi thì họ có thể phát triển ra một số những ứng dụng hoặc là tình huống ứng dụng mới, chẳng hạn như là phân tích dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây để họ hiểu rõ hơn các hoạt động kinh doanh hiện tại.
Theo Doanh nhân plus