Xu hướng Fusion là gì?
Fusion là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều đặc tính, vào sản phẩm.
Thuật ngữ “Fusion” lần đầu xuất hiện tại Mỹ và được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia khác sau 20 năm hình thành.
Và ngày nay, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp nhiều cụm có gắn thêm từ “Fusion” như là Fusion Food, Fusion Resort hay thậm chí Fusion trong bảo hiểm.
COVID-19 khiến cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn.
Các nhu cầu từ việc tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ thiết yếu, kết nối với gia đình, bạn bè cho đến tới văn phòng làm việc đều bị gián đoạn.
Điều này cũng tạo ra những thử nghiệm và đổi mới khi các cá nhân, doanh nghiệp cùng nhau tìm ra những cách thức mới để giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng này của con người.
Ranh giới truyền thống giữa các ngành công nghiệp đang dần biến mất, báo hiệu sự hợp nhất của các ngành đã từng khác nhau.
Cũng bởi vậy mà từ năm 2020, Deloitte đưa Fusion vào Báo cáo xu hướng Marketing toàn cầu.
Xem thêm: Trends Review: Human Experience - Một câu chuyện dài từ báo cáo 3 năm của Deloitte
Cùng điểm qua xu hướng này qua các năm 2020, 2021 và 2022.
Xu hướng Fusion có sự thay đổi như thế nào qua từng năm?
Xu hướng Fusion trong 3 báo cáo Xu hướng tiếp thị toàn cầu của Deloitte là:
- Năm 2020: Hướng dẫn các thương hiệu trong việc lựa chọn đối tác để tham gia vào một hệ sinh thái mở và rộng lớn hơn.
- Năm 2021: Hệ sinh thái mới kết hợp các mối quan hệ đối tác xuyên ngành trong một thế giới hậu đại dịch.
- Năm 2022: Đặt nhu cầu của con người làm trung tâm, thúc đẩy các trải nghiệm kết hợp.
1. Xu hướng tiếp thị toàn cầu 2020: Hướng dẫn các thương hiệu lựa chọn đối tác để tham gia vào một hệ sinh thái rộng lớn hơn
Fusion biểu thị sự xóa nhòa ranh giới giữa các ngành truyền thống khác biệt nhờ khả năng của các công ty trong việc tiếp cận công nghệ và trải dài khắp các ranh giới.
Xu hướng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt ra khỏi các khuôn mẫu của ngành và suy nghĩ lại về khả năng của thương hiệu, quan hệ đối tác và toàn bộ sự tồn tại của nó.
Để thực hiện hóa Fusion đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần:
● Mở rộng tầm nhìn để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới.
● Nhận thức rõ tổ chức của bạn đang cạnh tranh trong hệ sinh thái chứ không phải các ngành công nghiệp.
● Đóng vai trò là khách hàng để nghĩ về cách tổ chức cần phải chuyển đổi để phục vụ tốt hơn những nhu cầu trong kỷ nguyên số.
● Đầu tư thời gian để tìm hiểu hành vi và mô hình khách hàng ở bất cứ nơi nào họ đến, thậm chí bên ngoài các lĩnh vực kinh doanh thông thường.
● Nhìn xa hơn bên ngoài các ngành công nghiệp truyền thống để mở rộng sự cho phép đổi mới của doanh nghiệp.
● Phối hợp bộ phận chức năng để khám phá nhu cầu của con người chưa được đáp ứng và tạo ra các giải pháp thông qua thử nghiệm và phân tích dữ liệu lớn.
Các công ty đang đưa sự hợp nhất vào vận hành theo những cách sáng tạo.
Từ việc gắn với mô hình kinh doanh đến hợp tác với các doanh nghiệp cùng hệ sinh thái để mang lại giá trị cho các doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài ví dụ minh họa.
Các không gian làm việc chung được coi là cung cấp không gian văn phòng chia sẻ cho người khởi nghiệp và bất cứ ai muốn tìm không gian làm việc.
Nhưng nhìn kỹ hơn cho thấy các không gian làm việc chung đang phát triển bằng cách cung cấp cùng một không gian tương tác, hợp tác theo một cách mới.
Chẳng hạn, Life Time Fitness đã mở các không gian làm việc tại bốn phòng tập thể dục có trụ sở tại Hoa Kỳ để cho phép khách hàng quen làm việc và có thể dễ dàng tập thể dục.
Nhờ vậy mà thúc đẩy một phong cách làm việc lành mạnh và linh hoạt.
Một ví dụ khác là thương hiệu khách sạn TRYP ở Dubai có không gian làm việc chung với tên gọi Nest.
Nest có dịch vụ cho khách, các đối tác của khách và những người không phải là khách.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ Co-Working truyền thống trong một không gian chung, Nest còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, internet, ăn uống, hồ bơi, phòng tập và dịch vụ đỗ xe…
Bởi thế mà đây được coi là một trong những không gian làm việc đầy đủ chức năng và tích hợp đầu tiên trên thế giới trong một khách sạn quốc tế lớn..
Các tổ chức có thể phục vụ khách hàng tốt hơn bằng cách tạo ra những trải nghiệm đổi mới thông qua kết hợp 2-3 ngành vào trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
2. Xu hướng tiếp thị toàn cầu 2021: Hệ sinh thái mới kết hợp các mối quan hệ đối tác xuyên ngành trong một thế giới hậu đại dịch
Một số doanh nghiệp “bắt trend” Fusion bằng cách lấy con người làm trung tâm và nỗ lực để phù hợp với tư duy trên.
Số khác thì bị tác động bởi COVID-19 buộc phải thay đổi để thích nghi.
Và trong điều kiện kinh tế tồi tệ, một số công ty đã xoay trục để tìm kiếm những cách thức sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu đang phát triển này.
Từ đó dẫn đến sự hợp tác mới giữa các ngành.
Trong bối cảnh không chắc chắn về đại dịch, các doanh nghiệp đã tham gia vào các quan hệ đối tác mới nhằm thu hút khách hàng theo những cách mới lạ.
Hãy xem xét sự xoay chuyển của ứng dụng ăn uống nhà hàng OpenTable.
Ứng dụng này đã liên kết với nhiều chuỗi siêu thị và các doanh nghiệp thiết yếu khác để biến việc mua hàng tạp hóa cũng cần đặt trước như nhà hàng.
Kết quả của sự hợp tác trên, mọi người có thể an toàn khi mua các mặt hàng thiết yếu mà không phải lo lắng các cửa hàng bán lẻ đông người.
Sau đại dịch, có rất nhiều ví dụ về các công ty chuyển hướng ngoài lĩnh vực truyền thống của họ để đáp ứng các nhu cầu mới nổi.
Chẳng hạn như sự hợp tác của ExxonMobil để tạo ra một hệ sinh thái chăm sóc xe hơi mới ở Trung Quốc.
Chuyển từ B2B truyền thống sang một thị trường hướng đến khách hàng nhiều hơn, ExxonMobil đã hợp tác với một công ty công nghệ toàn cầu và một thương hiệu chăm sóc xe hơi nội địa.
Họ đã tạo ra “Trải nghiệm bảo dưỡng ô tô được hỗ trợ kỹ thuật số”.
Đây là nền tảng dữ liệu cho phép khách hàng nhận các khuyến nghị bảo dưỡng và đặt chỗ trực tuyến để được bảo dưỡng ô tô.
Đồng thời, nó cho phép ExxonMobil không chỉ cung cấp nhiên liệu cho xe mà còn đảm bảo chúng chạy an toàn và hiệu quả.
Theo các nhà lãnh đạo C-suite, cho dù được hình thành trước hay trong khi đại dịch xảy ra, vẫn có bằng chứng mới cho thấy các mối quan hệ đối tác xuyên ngành, xuyên biên giới này có sức mạnh bền vững.
Khảo sát của Deloitte đã hỏi các giám đốc điều hành họ sẽ quay lại các mô hình cũ hay tiếp tục với các mô hình mới sau khi đại dịch lắng xuống.
Có đến 78% trả lời rằng các quan hệ đối tác mới sẽ được giữ lại ở một mức độ nào đó, cao nhất trong tất cả các lựa chọn thay đổi về mô hình kinh doanh.
Cho dù là do hoàn toàn cần thiết để tồn tại hay vì nhìn thấy cơ hội mới, nhiều thương hiệu đã có bước nhảy vọt.
Xu hướng Fusion đã tìm ra những cách tốt hơn để phục vụ khách hàng một cách toàn diện hơn cả trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2022: Đặt nhu cầu của con người làm trung tâm, thúc đẩy các trải nghiệm kết hợp
Dịch bệnh đã phần nào ổn định và các hoạt động thương mại phục hồi kinh tế lại trở nên sôi động.
Không còn những lệnh hạn chế nữa do COVID-19, doanh nghiệp tập trung vào khách hàng và nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bằng cách đặt nhu cầu của con người vào trung tâm, các thương hiệu có thể làm cho trải nghiệm tương tác trực tiếp và kỹ thuật số của họ trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt như người tiêu dùng mong đợi.
Việc điều chỉnh các kênh cho phù hợp với khách hàng cũng cho phép thương hiệu mang đến những trải nghiệm toàn diện hơn.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy 70% trang Web không thể truy cập được đối với những người bị khiếm khuyết về nhận thức, thị giác hoặc thính giác.
Nhưng khi chiến lược kênh được mở rộng sang các tùy chọn khác, chẳng hạn như trợ lý giọng nói, thương hiệu có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Một câu chuyện khác, chuỗi siêu thị Sainsbury’s có trụ sở tại Vương quốc Anh đã thử nghiệm ứng dụng mua sắm tại cửa hàng SmartShop.
Mục đích ban đầu là cho phép mọi người không cần xếp hàng và thanh toán luôn trên thiết bị di động.
Tuy nhiên, nhận thấy rằng nhiều khách hàng vẫn muốn có trải nghiệm thanh toán trực tiếp, chuỗi cửa hàng đã tiến hành nghiên cứu để cá nhân hóa SmartShop tốt hơn.
Sainsbury’s đã tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp nhiều danh sách mua sắm được cá nhân hóa hơn.
Chẳng hạn như cung cấp các đề xuất dựa trên hồ sơ chế độ ăn uống.
Cùng với đó là tích hợp tốt hơn các chương trình khách hàng thân thiết và kết hợp các tùy chọn thanh toán trực quan hơn.
Doanh số bán hàng của SmartShop đã tăng 173% trong năm vừa qua và tại các siêu thị có thiết bị cầm tay, 30% tổng doanh số bán hàng là thông qua SmartShop.
Dù các hệ thống và cơ sở hạ tầng đóng vai trò không nhỏ trong việc cung cấp các trải nghiệm hỗn hợp, quan trọng nhất vẫn là phục vụ con người.
Bằng cách điều chỉnh trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và trao quyền lựa chọn cho người tiêu dùng, các thương hiệu có thể đảm bảo họ đang đi đúng hướng.
Xu hướng Fusion ở doanh nghiệp Việt như thế nào?
Là xu hướng toàn cầu, ở Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp đã mang tới sự kết hợp mới lạ.
Một số cái tên có thể kể đến như Morico, Fusion Maia Đà Nẵng, trà mật ong Boncha của công ty Uniben.
1. Morico - Fusion giữa Quán cafe & nhà hàng
Morico trực thuộc công ty TNHH Kamo, được thành lập với sứ mệnh tạo nên một thế giới ẩm thực không ngừng sáng tạo và luôn hướng đến sự hoàn mỹ.
Tại thị trường Việt, mô hình cafe đều được tập trung vào không gian hơn là chất lượng đồ ăn thức uống.
Chính vì thế, Morico mong muốn mang đến trải nghiệm ẩm thực với chất lượng tương đương nhà hàng nhưng trong không gian quán cà phê với “Best dessert in town.”
Morico đã dấn thân vào thị trường F&B với mô hình kết hợp Restaurant và Cafe tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vẫn luôn duy trì sức hút cho tới nay.
Với mô hình này, định vị là không chỉ là ăn uống, mà còn là nơi trải nghiệm phong cách sống.
Bên cạnh đó, “chất” Fusion của Morico còn được thể hiện qua sự biến tấu món trà, vốn chỉ dành cho người lớn tuổi ở Nhật Bản.
Điều này nhằm tạo vị trà sao cho phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của khách hàng tại Việt Nam.
Fusion còn được Morico ứng dụng trong các hoạt động tiếp thị, tổ chức sự kiện.
Ngoài chức năng nhà hàng, Morico còn được định vị là nơi gặp gỡ, giao lưu nghệ, thuật văn hóa của cộng đồng người yêu Nhật.
Xem thêm: Sản phẩm trung thu độc đáo hương vị Fusion của Morico
2. Khu nghỉ dưỡng resort Fusion Maia Đà Nẵng - kết hợp giữa nghỉ dưỡng và spa
Fusion Maia Đà Nẵng không chỉ là giao thoa giữa thiên nhiên và con người, giữa riêng tư và cởi mở mà còn là sự pha trộn hài hòa giữa một resort 5 sao với một trung tâm spa trị liệu lớn nhất miền Trung Việt Nam.
Hiện Fusion đang sở hữu và quản lý chuỗi các khách sạn và khu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe tại các điểm đến nổi tiếng của Việt Nam.
Trong đó mỗi trải nghiệm đều độc đáo, hướng du khách đến phong cách sống lành mạnh và trở thành một phần trong thói quen thường ngày.
Fusion Maia được thiết kế với những đường nét giao thoa giữa hình ảnh cổ kính, lộng lẫy của kiến trúc nội thành Huế, nét duyên Việt dịu dàng cùng với đường nét tinh tế và dáng vẻ thanh tao đương đại.
Cái đẹp tại Fusion Maia Đà Nẵng nói rộng hơn chính là cái đẹp của sự sáng tạo, cái đẹp của tâm hồn con người.
3. Trà mật ong Boncha - Thức uống "fusion" Trà và Mật ong
Trà và mật ong đều là những nguyên liệu được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hai nguyên liệu này chứa những thành phần có khả năng chống lão hóa, làm đẹp da, giúp tinh thần tỉnh táo, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư.
Đó cũng là lý do mà Công ty Uniben đã quyết định kết hợp hai nguyên liệu trên để tạo nên thức uống Boncha, phù hợp với nhu cầu về một thức uống bổ dưỡng và tiện lợi trong bối cảnh đời sống hiện đại.
Trong những ngày hè nắng nóng, sản phẩm này càng được "săn lùng" nhiều hơn nhờ khả năng giúp cơ thể sảng khoái tức thì và đem lại tinh thần hứng khởi, tận hưởng trọn vẹn những ngày hè sôi động.
Xem thêm: Trà mật ong Boncha - Thức uống "fusion" Trà và Mật ong
Tăng tốc hành trình hợp nhất của các doanh nghiệp
Để theo kịp xu hướng này thì vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng.
CMO cần hướng tới các chiến lược đối tác đầy tham vọng và sáng tạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Dưới đây là hai hành động được đề xuất mà các nhà tiếp thị có thể thực hiện để thúc đẩy chương trình đổi mới cho tổ chức của họ:
1. Sở hữu bản đồ lộ trình đổi mới
Một trong những động lực khiến chiến lược Fusion thành công là khả năng lãnh đạo hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo có thể củng cố các giá trị của tổ chức bằng cách giúp nhân viên của họ trưởng thành và phát triển thông qua việc thiết lập mục tiêu, cơ hội và sự công nhận.
Họ nâng cao vai trò của nhân viên thông qua các cuộc họp 1-1 và hình thức phản hồi hai chiều.
Các CMO được định vị để tư vấn cho tổ chức về chiến lược đổi mới và phải vươn lên từ việc chỉ là “người đứng nhìn” thành người chịu trách nhiệm tiếp thị cho khách hàng.
Với chiến lược đúng đắn, họ nhanh chóng thích nghi với bối cảnh xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Fusion bắt đầu với nhu cầu của khách hàng
Đầu năm nay, phân tích của Deloitte cho thấy rằng các CMO hoạt động hiệu quả nhất khi họ sở hữu lộ trình đổi mới của tổ chức và trải nghiệm của khách hàng.
Không phải ngẫu nhiên mà hai khía cạnh này song hành với nhau.
Cách duy nhất để thực sự giải quyết nhu cầu của con người là nhìn nó qua con mắt của khách hàng.
Các CMO có thể tận dụng những hiểu biết sâu sắc của họ về hành vi và kỳ vọng của khách hàng để hướng dẫn lựa chọn quan hệ đối tác kinh doanh có lợi.
Fusion là về việc tái hiện nghệ thuật của những gì có thể khi một công ty vượt ra khỏi bốn bức tường của mình để đổi mới và sáng tạo cho những người mà họ phục vụ.
Khi các thương hiệu cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số mới đáp ứng sở thích thay đổi của khách hàng, bước tiếp theo là nâng cao trải nghiệm khách hàng hỗn hợp.
Triết lý lấy con người làm trung tâm là kim chỉ nam để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.