Dropshipping là phương pháp thực hiện bán lẻ mà một cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình.

Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể, không có sản phẩm lưu kho mà họ mua sản phẩm từ một bên thứ 3 và vận chuyển trực tiếp cho khách hàng.

Không cần nhập hàng, quản lý kho hàng, đóng gói, ship hàng, theo dõi hàng tồn kho và hàng loạt công việc khác mà các hãng thương mại điện tử phải làm. Không cần nhập hàng, quản lý kho hàng, đóng gói, ship hàng, theo dõi hàng tồn kho và hàng loạt công việc khác mà các hãng thương mại điện tử phải làm.

Mô hình này rất nổi tiếng trên thế giới. Chẳng hạn công ty máy tính nổi tiếng Dell cũng có dây chuyền mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới thông qua Drop Ship.

Các đại lý đăng ký làm Drop Ship chỉ cần marketing online để tìm kiếm khách hàng, khi họ đặt mua sản phẩm bạn chuyển đơn hàng đến Dell để công ty giao hàng và trích hoa hồng cho bạn.

“Mỏ vàng” thương mại điện tử

Điểm duy nhất làm nên sự khác biệt giữa mô hình dropshipping với các mô hình bán lẻ khác chính là doanh nghiệp đứng ở vai trò làm trung gian để nhận đơn hàng rồi chuyển cho nhà cung cấp.

Sau đó, nhà cung cấp sẽ đảm trách các khâu đóng gói và vận chuyển trực tiếp đến tay khách hàng.

Giá trị thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỉ USD năm 2015 lên 120 tỉ USD năm 2021.

Thị trường Dropshipping cũng được dự báo tăng trưởng ở mức tương ứng. Thị trường dropshipping cũng được dự báo tăng trưởng ở mức tương ứng.

Dự kiến con số này sẽ đạt 234 tỉ USD vào năm 2025. Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử bán lẻ được dự báo tăng 300%, từ 13 tỉ USD năm 2021 lên 39 tỉ USD vào năm 2025, theo Statista.

null

Theo một khảo sát của Market Data Forecast, quy mô thị trường này trên toàn cầu đã đạt 128 tỉ USD vào năm 2020; tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm sẽ đạt 32% trong giai đoạn 2021-2026.

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều nền tảng dropshipping như FuniMart, Inventory Source, Alibaba, d \ropshipper... nhằm mục đích kết nối người bán và nhà sản xuất lại với nhau.

Nền tảng dropshipping Netsale với nguồn hàng đa dạng đến từ các nhà cung cấp như AliExpress, 1688, Taobao cũng là một đối thủ đáng gờm.

FuniMart - đứng lên từ thất bại

FuniMart, một trong những nền tảng dropshipping phổ biến tại Việt Nam, được thành lập từ một startup từng thất bại trên thị trường thương mại điện tử.

null

Từ lần thất bại đầu tiên khi bước chân vào việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử do nhập quá nhiều hàng vì ham chiết khấu.

Chàng trai trẻ Nguyễn Minh Đức đã quyết định xây dựng một nền tảng tập trung vào mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển này.

Mô hình của FuniMart không cạnh tranh với các trang thương mại điện tử hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki... bởi FuniMart chỉ đóng vai trò là sàn cung cấp sỉ sản phẩm cho các cộng tác viên bán hàng.

Doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng đăng sản phẩm trên FuniMart và cộng tác viên mới lấy hàng đi rao trên các sàn thương mại chuyên bán lẻ như Shopee, Tiki. Doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng đăng sản phẩm trên FuniMart và cộng tác viên mới lấy hàng đi rao trên các sàn thương mại chuyên bán lẻ như Shopee, Tiki.

FuniMart đóng vai trò là sàn thương mại điện tử kết nối nhà sản xuất và người bán hàng trên khắp Việt Nam, vừa tích hợp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, giúp người bán lên đơn, nhận tiền ngay trên hệ thống.

Minh Đức cho biết: “FuniMart muốn minh bạch hoàn toàn nguồn hàng cũng như giá bán, từ đó các cộng tác viên có thể tự chọn sản phẩm mình muốn bán, từ đó tạo thêm động lực cho các cộng tác viên, cũng như giá trị xã hội”.

Lối đi vẹn toàn từ con số 0

Lợi thế của mô hình bán hàng dropshipping là cắt giảm yếu tố sở hữu hàng hóa.

Người mua chỉ cần kết nối kênh bán của mình với kênh bán của nhà cung cấp và bắt đầu kinh doanh mà không cần nhập sản phẩm.

Khi có đơn hàng, hệ thống kỹ thuật dropshipping sẽ tự động đẩy đơn và nhà cung cấp sẽ giao sản phẩm đó với thông tin của người bán.

Mô hình này được Aliexpress (kênh bán sỉ) và Shopify (kênh bán lẻ) phối hợp rất hiệu quả trên toàn cầu. Mô hình này được Aliexpress (kênh bán sỉ) và Shopify (kênh bán lẻ) phối hợp rất hiệu quả trên toàn cầu.

Ngoài cắt giảm chi phí nguồn hàng, người bán chỉ tốn chi phí vận hành (bao gồm xử lý đơn hàng dropshipping và giao hàng đến người) khi có đơn đặt hàng trên kênh bán.

Bên cạnh đó, bạn sẽ không mất phí nhân công hoặc thời gian xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng.

Mọi chi phí bán hàng sẽ được cắt giảm tối thiểu, bạn chỉ cần tập trung đầu tư trong việc quảng cáo, marketing và bán hàng. Mọi chi phí bán hàng sẽ được cắt giảm tối thiểu, bạn chỉ cần tập trung đầu tư trong việc quảng cáo, marketing và bán hàng.

Đối với mô hình bán hàng truyền thống, bạn thường phải nhập hàng và lưu kho để sẵn sàng cho việc tiêu thụ.

Hàng tồn kho trước hết là một gánh nặng chi phí rất lớn đối với bất kỳ ai kinh doanh.

Nếu không thể tiêu thụ phần lớn lượng hàng tồn kho do nhiều yếu tố như mùa vụ, nhu cầu giảm, các chiến lược hiệu quả của đối thủ cạnh tranh,…vòng vốn lưu động sẽ bị ảnh hưởng.

Dropshipping chính là đáp án cho việc lo lắng về hàng tồn.

Kết luận

Dropshipping sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu nếu áp dụng cho các sản phẩm thích hợp.

Rất có thể là sản phẩm đang có nhu cầu cao đang được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong đó phần định mức chi phí cho vận chuyển hàng hoá phải chiếm một phần nhỏ, vì vậy sử dụng một phương pháp vận chuyển tốn kém hơn sẽ không có lợi về mặt tài chính.

Để bảo vệ khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển, bạn phải kiểm tra các công ty dropshipping cho mình trước và liệt kê những đối tác đáng tin cậy nhất.

Theo Nhịp cầu đầu tư