Dropshipping là gì? - Tại sao nên ứng dụng Dropshipping?

Dropshipping (hay Drop-ship) là mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. 

Người bán hàng sẽ không cần nhập hàng, lưu trữ hàng hóa tồn kho mà chỉ cần quan tâm đến khâu bán và theo dõi đơn hàng. 

Đây là các lý do doanh nghiệp nên ứng dụng mô hình này, cụ thể bao gồm:

- Nguồn hàng đa dạng, phong phú

Với Dropshipping, có vô vàn lựa chọn về sản phẩm khác nhau để lựa chọn, lượng hàng hóa luôn sẵn có và đảm bảo theo yêu cầu của người bán. 

- Tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc

Ở hình thức này, doanh nghiệp hoàn toàn loại bỏ (hoặc giảm thiểu) tối đa chi phí dành cho kho hàng, nhân lực hay khâu vận chuyển.

- Giảm thiểu rủi ro

Hình thức Dropshipping sẽ là lựa chọn phù hợp nhưng muốn hạn chế rủi ro hoặc không có nhiều vốn đầu tư ban đầu.

- Dễ dàng mở rộng quy mô

Mô hình này dễ dàng được nhân rộng và phát triển trên thị trường Internet rộng lớn.

- Tăng doanh thu

Với Dropshipping, doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cao doanh thu hơn nhờ vào việc phát triển thêm cộng tác viên trong hệ thống. 

Dropshipping có nhiều giá trị nhất định (Ảnh: Unsplash).
Dropshipping có nhiều giá trị nhất định (Ảnh: Unsplash).

Cuccu - Nền tảng Dropshipping Việt Nam

Cuccu là nền tảng Dropshipping tại Việt Nam kết nối giữa các doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm và các cộng tác viên muốn kiếm tiền Online bằng cách giúp các doanh nghiệp bán sản phẩm của họ.

Giao diện trang Web của Cuccu.
Giao diện trang Web của Cuccu.

Cẩm nang ứng dụng Xu hướng Dropshipping 

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải làm một số khảo sát thị trường, thống kê những yêu cầu, thực trạng và Xu hướng của thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết họ làm những gì, làm như thế nào, ưu khuyết điểm ra sao…

Từ đó, doanh nghiệp cần quyết định để lựa chọn các mặt hàng tiện ích, thực phẩm, thời trang, đồ dùng gia đình, dược phẩm, mỹ phẩm… 

Sau đó, doanh nghiệp có thể đầu tư cho một dịch vụ thiết kế Web có trình độ để có được một cửa hàng Online hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp cần phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình, cũng như là việc quảng bá thương hiệu, Website đến khách hàng tiềm năng như:

Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…), diễn đàn (Webtretho, Lamchame, Tinhte, Voz…)

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng một số các phương thức sau để quảng cáo: 

Chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Zalo, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), đặt Banner quảng cáo trên các trang báo, trang thông tin… 

null

Lời kết

Đây là một xu hướng tương đối mới đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam nên sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức.

Lưu ý chắc chắn thỏa thuận để có được mức giá tốt nhất để dễ dàng tạo dựng thương hiệu một cách thiện cảm.