Ngân hàng và các tổ chức tài chính là nhân tố đi đầu trong quá trình số hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện trải nghiệm khách hàng bởi đây là “điểm chạm” của nền kinh tế.

Do đó, nhiều Ngân hàng không ngần ngại đầu tư vào các giải pháp công nghệ như:

Phần mềm giao dịch, quản lý tài chính trên thiết bị di động; các ứng dụng ngân hàng số, nền tảng số mới để phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. 

Kiểm thử phần mềm được ví như mảnh ghép chất lượng không thể thiếu và ngày càng được đầu tư để giúp tiến trình số hóa được thuận lợi, dự báo rủi ro, đảm bảo thành công của sản phẩm khi vận hành, ... Kiểm thử phần mềm được ví như mảnh ghép chất lượng không thể thiếu và ngày càng được đầu tư để giúp tiến trình số hóa được thuận lợi, dự báo rủi ro, đảm bảo thành công của sản phẩm khi vận hành, ...

Rất nhiều Ngân hàng ngày nay có bộ phận Kiểm thử chuyên biệt như ACB, MBBank nhằm đảm bảo kiến thức nghiệp vụ và sự am hiểu hệ thống bên trong Ngân hàng, kết hợp ứng dụng các nền tảng kiểm thử giúp thúc đẩy quá trình kiểm thử nhanh chóng và thuận tiện hơn như:

Katalon, qTest, Kobiton, Tosca… 

Chia sẻ về hiệu quả của Kiểm thử và cách giải pháp này hỗ trợ quá trình phát triển Phần mềm của Doanh nghiệp, ông Lê Hữu Tấn Tài – Giám đốc mảng Giải pháp ngành Ngân hàng, KMS Solutions cho biết: 

“Kiểm thử có thể thúc đẩy quá trình phát triển phần mềm nhanh gấp 2 lần và làm giảm hơn 80% rủi ro khi đưa sản phẩm vào vận hành thực tế."

Ngoài ra, nếu ứng dụng kiểm thử tự động, tốc độ kiểm thử có thể tăng hơn 5 lần và tiết kiệm chi phí nhân sự về lâu về dài gấp 3 lần so với hiện tại. Không thể phủ nhận được lợi ích của Kiểm thử khi phát triển một sản phẩm công nghệ hay phần mềm nào bởi có rất nhiều rủi ro trong thực tế không thể lường trước được.

Kiểm thử giúp hạn chế những rủi ro này, dự báo trước được trải nghiệm của người dùng cũng như đưa ra những gợi ý giúp cải thiện sản phẩm tốt hơn.

"Đặc biệt, kiểm thử ngăn ngừa những thất thoát tài chính cho ngành nghề đặc thù như Ngân hàng bởi mỗi sai sót có thể đáng giá vài triệu đô la”.

Ở một góc nhìn cụ thể hơn về Nghiệp vụ kiểm thử cho Ngành Ngân hàng, ông Đỗ Đăng Khánh – Giám đốc giải pháp Kiểm thử phát biểu thêm:

“Với quan điểm của những người làm chuyên môn Kiểm thử cho ngành Ngân hàng, tôi nhận thấy một số loại hình Kiểm thử sẽ hữu ích cho các Doanh nghiệp BFSI tại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, bao gồm:

- Kiểm thử tự động: Giúp tận dụng kịch bản kiểm thử để kiểm tra các ứng dụng phức tạp, kiểm thử các cổng tích hợp để đảm bảo độ ổn định của toàn bộ hệ thống. 
- Kiểm thử hiệu suất: Đây là quy trình kiểm thử phần mềm được sử dụng để kiểm tra tốc độ, thời gian phản hồi, độ ổn định, độ tin cậy, khả năng mở rộng và sử dụng tài nguyên của một ứng dụng phần mềm khi có khối lượng giao dịch cụ thể diễn ra.
- Kiểm tra tích hợp: Rất cần thiết để đảm bảo tất cả các ứng dụng thành phần hoạt động cùng nhau và hiệu quả. 
- Kiểm tra tích hợp: Rất cần thiết để đảm bảo tất cả các ứng dụng thành phần hoạt động cùng nhau và hiệu quả.- Kiểm tra cơ sở dữ liệu: Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kiểm thử ứng dụng ngân hàng. Nó được thực hiện để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình truyền - tải và lưu trữ, xác thực các chức năng và kiểm tra quy tắc vận hành.- Kiểm tra bảo mật: Đảm bảo rằng không có lỗi bảo mật nào trong phần mềm. Đội ngũ kiểm thử (QA team) cần kết hợp cả kịch bản kiểm tra tiêu cực và tích cực với mục đích phá vỡ hệ thống để tìm ra lỗ hổng bảo mật.

Quản lí bằng phần mềm sẽ dần thay thế các cách kiểm nghiệm truyền thống. Quản lí bằng phần mềm sẽ dần thay thế các cách kiểm nghiệm truyền thống.

Ngành Ngân hàng sở hữu rất nhiều lợi thế cũng như động lực để phát triển các nền tảng mới, do đó việc đầu tư vào Kiểm thử để đảm bảo tính ổn định của hệ thống, tính an toàn của dữ liệu và chất lượng của các phần mềm, ứng dụng mới nhằm phục vụ người dùng tốt hơn là hoàn toàn đáng giá bởi trải nghiệm khách hàng là chiến lược dài hơi đối với bất kỳ Ngân hàng nào. 

Theo quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu Chuyển đổi số, dự kiến đến năm 2025, Việt Nam nằm trong nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin, trong đó riêng ngành Ngân hàng hướng đến xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững.

Có thể kết luận: Kiểm thử sẽ là mảnh ghép chất lượng cuối cùng đảm bảo tính cốt lõi của sự phát triển bền vững trong tương lai. 

Tổng hợp