Đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp, thời điểm cuối năm là lúc bắt đầu suy nghĩ về những gì họ muốn tổ chức của mình đạt được vào năm 2023.
Những mục tiêu đó có thể bao gồm việc tung ra sản phẩm mới hoặc tiếp tục phát huy thành công của những sản phẩm hiện có.
Là một doanh nhân, tham vọng xa hơn còn có thể là hướng tới việc tái định vị thương hiệu hoặc tăng độ nhận diện trên các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, trong những ngày cuối năm nay, các biến động về kinh tế cũng như các điều kiện của thị trường, đã thay đổi nhiều ưu tiên của chủ doanh nghiệp.
Tìm cách thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng và nhân viên cũng như nâng cao hiệu quả quy trình doanh nghiệp có lẽ là ưu tiên hàng đầu.
Vậy nên, dưới đây là một số gợi ý dành cho các chủ doanh nghiệp trong năm 2023:
- Đặt mục tiêu tăng trưởng mới;
- Nâng cấp chiến lược tiếp thị trực tuyến;
- Giúp nhân viên hạnh phúc;
- Nâng cao hiệu quả công việc.
Đặt mục tiêu tăng trưởng mới - Đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp cần phải tiếp tục tiến về phía trước để thích ứng và phát triển.
Nhưng sự tiến bộ hoặc tăng trưởng đó không phải lúc nào cũng trải đều trên các bộ phận hoặc hoạt động kinh doanh.
Đôi khi các mục tiêu tăng trưởng tập trung vào một phân khúc thị trường, dòng sản phẩm, bộ phận hoặc chiến lược cụ thể.
Điều quan trọng là xác định những gì chủ doanh nghiệp muốn đạt được ở cấp độ tiếp theo và lập kế hoạch để đạt được điều đó.
Có lẽ chủ doanh nghiệp nên hy vọng tăng thị phần của mình cho một sản phẩm được thiết kế lại gần đây.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ cần nâng cao nhận thức để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng.
Ví như, một chiến dịch tiếp thị tăng trưởng với nội dung trực tuyến đặc sắc sẽ giúp truyền bá và thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng.
Là một phần của chiến dịch, doanh nghiệp cũng có thể triển khai chương trình dùng thử trước khi mua để giảm sự do dự của người tiêu dùng.
Đặt mục tiêu tăng trưởng mới cho thấy chủ doanh nghiệp đang đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp.
Ý tưởng về sự tiến bộ cũng có thể làm tăng cam kết của nhân sự doanh nghiệp vì nó mang lại cho họ mục đích và quyền tự quyết.
Mục tiêu tăng trưởng thường trở thành cơ hội để phục vụ khách hàng tốt hơn, mang lại sự đổi mới cho thị trường và thiết lập vị trí dẫn đầu ngành.
Tất cả sẽ thể hiện khả năng phục hồi và sự bền bỉ, có thể góp phần mang lại kết quả hiệu quả hơn.
Nâng cấp chiến lược tiếp thị trực tuyến - Chiến lược thời đại 4.0
So với quảng cáo truyền thống, tiếp thị trực tuyến chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong ngân sách quảng cáo của các doanh nghiệp.
Một khảo sát cho thấy 57% ngân sách tiếp thị đầu tư vào các hoạt động chiến dịch kỹ thuật số.
Thêm vào đó, chi tiêu cho tiếp thị trực tuyến dự kiến sẽ tăng 16% vào năm 2023.
Tuy nhiên, việc đổ thêm tiền vào các chiến lược kỹ thuật số không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận như mong đợi.
Theo đó, duy trì trang web, gửi Email được nhắm mục tiêu và tạo quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột thường là những phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.
Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện trên mạng xã hội và tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng như vậy.
Tuy nhiên, thực hiện các hoạt động này mà không có thử nghiệm và phân tích dữ liệu tốt có thể gây ra tác dụng phụ như tốn kém chi phí và khách hàng quay lưng.
Ngoài ra, sử dụng thêm dữ liệu của bên và cân nhắc các thử nghiệm A/B có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những giả định sai lầm về thị trường mục tiêu của mình.
Kết quả từ khảo sát khách hàng và thử nghiệm A/B thường chính xác hơn nghiên cứu thị trường.
Dữ liệu thu thập trong thời gian thực có thể cải thiện tỷ lệ mở Email, chuyển đổi trực tuyến và lưu lượng truy cập trang Web không phải trả tiền.
Vậy nên, tìm hiểu cách thị trường phản hồi với doanh nghiệp là một cách hiệu quả về chi phí để nâng cấp các chiến lược tiếp thị trực tuyến để có kết quả tốt hơn.
Giúp nhân viên hạnh phúc - Hãy để nhân viên được hỗ trợ và tôn trọng
Chủ doanh nghiệp có thể tự mình đưa ra các ý tưởng kinh doanh.
Nhưng chủ doanh nghiệp không thể một mình đưa những khái niệm đó vào cuộc sống.
Nhân viên có thể tham gia vào doanh nghiệp vì họ bị thu hút bởi những ý tưởng đằng sau doanh nghiệp.
Hoặc họ cảm thấy có động lực để thực hiện công việc theo những giá trị của một vị trí hoặc tập thể mang lại cho họ.
Tuy nhiên, các thành viên tài năng thường rời đi khi kỳ vọng của họ về công việc và văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với thực tế.
Và những cảm giác bất mãn đó khiến các doanh nghiệp khó giữ được những nhân viên giỏi.
Hơn 4 triệu công nhân nghỉ việc mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022.
Khoảng 40% lực lượng lao động cũng nghĩ đến việc rời đi vì thay đổi các ưu tiên.
Xu hướng cho thấy mọi người sẵn sàng chuyển ngành hoặc theo đuổi công việc tự do để đáp ứng mong muốn của họ.
Các doanh nghiệp hỗ trợ sự linh hoạt, an toàn về tâm lý và thể chất cũng như phát triển nghề nghiệp đang ngày càng được ưa chuộng.
Khi nhân viên cảm thấy được hỗ trợ và tôn trọng, họ sẽ có động lực hơn để làm việc hướng tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên, đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực cho nhân viên là một điều kiện cần trong chiến lược của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công việc - “Work Smarter, Not Harder”
Cụm từ “Work Smarter, Not Harder” (Làm việc thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn) thường được áp dụng để tăng hiệu quả hoặc năng suất công việc.
Mặc dù những cải tiến về hiệu quả đôi khi phù hợp với việc tiết kiệm ngân sách, nhưng chúng cũng có thể liên quan đến việc sử dụng tài nguyên tốt hơn.
Ví như việc tự động hóa, công nghệ hóa quy trình công việc.
Hoặc có thể đạt được năng suất cao hơn bằng cách sửa đổi các phương pháp quản lý dự án.
- Thực hiện các thay đổi trong danh mục hiệu quả bắt đầu bằng việc đánh giá những vấn đề đang tồn đọng.
- Đề ra có các công cụ để cho phép nhân viên thực hiện các phương pháp quản lý dự án hiện đại.
- Tối ưu hóa các tiềm năng của các ứng dụng đó.
- Khắc phục các sự cố liên quan.
- Đào tạo nhân viên để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ.
Tất cả sẽ hoàn thiện quy trình và giúp nhân viên làm việc hiệu quả cũng như hiệu suất công việc tối ưu hơn.
Lời kết
Đưa ra các chiến lược kinh doanh cho năm mới tạo ra các kế hoạch tăng trưởng và cải tiến.
Những mục tiêu này cũng giúp chủ doanh nghiệp theo dõi và đón đầu các xu hướng hoặc thay đổi để thích ứng với thời đại.
Các mục tiêu sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp, vì vậy điều cần thiết là xác định mục tiêu phù hợp.
Cuối cùng là sự quyết tâm và nỗ lực của cả tổ chức để hoàn thành những mục tiêu trong chiến lược 2023.
Lược dịch từ bài viết của Forbes.