Theo Lori Stillman - Phó chủ tịch nghiên cứu của Hiệp hội các cửa hàng tiện lợi quốc gia (NACS), các cửa hàng tiện lợi đang sẵn sàng đóng vai trò hàng đầu trong việc phục hồi kinh tế của ngành bán lẻ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này không phải là không có thách thức trong thời kỳ đại dịch.

3/4 cửa hàng tiện lợi tại Hoa Kỳ khẳng định với Convenience Store News (CSNews) rằng tất cả cửa hàng phải chuyển trọng tâm vận hành, hướng đến bảo vệ sự an toàn cho nhân viên và khách hàng.

Đồng thời, nhanh chóng nắm bắt và thích ứng với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, chẳng hạn như thời gian đến cửa hàng, sản phẩm họ muốn mua trong giai đoạn dịch,…

Thanh toán không cần thu ngân

Riêng quá trình thanh toán, công ty khởi nghiệp Standard Cognition, Mỹ đã ứng dụng A.I. (Artificial intelligence - trí tuệ nhân tạo) để tạo ra trải nghiệm thanh toán tự động, hạn chế sự tiếp xúc giữa nhân viên và khách hàng.

Theo đó, các cửa hàng sẽ trang bị một giải pháp thay thế độc lập bằng cách sử dụng máy ảnh để theo dõi những gì khách hàng lấy và tính phí cho họ. Sử dụng hệ thống này, tất cả trang thiết bị và thiết kế tại các cửa hàng vẫn có thể giữ nguyên.

Sau khi lấy sản phẩm cần mua, khách hàng sẽ được lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp và tự thao tác tại ki-ốt hoặc quầy thu ngân.

Công nghệ AI của Standard Cognition được vận hành bằng cách nhận diện khách hàng và sản phẩm mà họ mua thông qua một chiếc camera và lưu trữ vào hệ thống để thanh toán cho họ. Công nghệ AI của Standard Cognition được vận hành bằng cách nhận diện khách hàng và sản phẩm mà họ mua thông qua một chiếc camera và lưu trữ vào hệ thống để thanh toán cho họ.

Trong giai đoạn dịch năm trước, Standard Cognition đã hợp tác với Alimentation Couche-Tard - công ty mẹ của Circle K - để cài đặt hệ thống thanh toán này trong các cửa hàng Circle K tại Phoenix, một quận nhỏ của Hoa Kỳ.

Jordan Fisher - CEO của Standard Cognition chia sẻ:

“Thanh toán không cần thu ngân là phát minh đột phá nhất của lĩnh vực bán lẻ trong nhiều thập kỷ qua. Tương lai, hệ thống này sẽ được tối ưu hoá khi tích hợp với các ứng dụng A.I. tại các cửa hàng tiện lợi. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu hiện nay, công nghệ này càng nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ”.

Standard Cognition tin tưởng đây sẽ là giải pháp mang đến cho khách hàng của Circle K nói riêng và tất cả cửa hàng tiện lợi nói chung một trải nghiệm “vừa hiệu quả, tiện dụng, vừa tiết kiệm chi phí”.

Bên cạnh đó, nhờ hệ thống này, các cửa hàng tiện lợi cũng xác định được một phần thói quen mua hàng của người tiêu dùng trong giai đoạn dịch. Cụ thể, trong khoảng 7 đến 10 giờ sáng, cửa hàng vẫn đón khoảng 85% khách hàng, tương đương với lưu lượng ngày bình thường.

Theo báo cáo của CSNews, thời gian người mua đến cửa hàng vào buổi chiều và tối có phần tăng nhẹ. Nhưng nhìn chung, từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều là khung giờ vàng để thúc đẩy doanh thu.

Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến

Trong tình hình dịch như hiện tại, bán hàng trực tuyến là giải pháp của nhiều DN, trong đó có các cửa hàng tiện lợi.

Theo nghiên cứu của Adobe Analytics, khi đại dịch vừa bùng phát ở Châu Âu vào tháng 3 năm ngoái, riêng lĩnh vực bán lẻ, doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng lên 100%. Tại Hoa Kỳ, con số đó luôn giữ ổn định ở mức 25% hàng tháng.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các cửa hàng tiện lợi vì họ có thể tận dụng những nguồn lực sẵn có, bao gồm chuỗi cung ứng ở nhiều nơi để thực hiện hình thức bán hàng trực tuyến.

7-Eleven tại Australia tiên phong phát triển và ra mắt dịch vụ giao hàng trực tuyến mới tại thành phố Melbourne. Dịch vụ được triển khai bằng cách sử dụng nguồn lực của các nhà cung cấp dịch vụ, vốn được đơn vị này mua lại trước đó, để thực hiện việc tiếp nhận và giao hàng.

Các đơn hàng sẽ được giao tận nhà cho khách hàng trong vòng 1 tiếng đến chậm nhất là ngày hôm sau với giá 7,95 AUD (tương đương 6 USD).

Ứng dụng "Giao hàng 7-eleven" ở Thái Lan. Ứng dụng "Giao hàng 7-eleven" ở Thái Lan.

7-Eleven tại Thái Lan khuyến khích người mua hàng sử dụng ứng dụng "Giao hàng 7-Eleven" để mua thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng. Trong năm 2020, nhà bán lẻ này có kế hoạch tuyển dụng khoảng 20.000 nhân viên giao hàng tại 1.500 cửa hàng trên toàn Thái Lan.

Bất chấp đại dịch đang bùng phát mạnh ở Châu Âu và Mỹ La Tinh, 7-Eleven tại Mexio đã hợp tác cùng Arcus - công ty buôn rượu lớn nhất Na Uy để tung ra các dịch vụ theo dõi và thanh toán hóa đơn mới thông qua ứng dụng của 7-Eleven.

Sáng kiến này nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm thanh toán tích hợp hơn cho khách hàng tại Mexio - những người đã quen với việc thanh toán bằng tiền mặt.

Thích ứng với trạng thái “bình thường mới”

Để đảm bảo an toàn trong quá trình mở cửa, hầu hết các cửa hàng trên thế giới yêu cầu nhân viên phải kiểm tra nhiệt độ, đeo khẩu trang, găng tay trước khi vào làm việc và đảm bảo giữ khoảng cách an toàn.

Với khách hàng, trước khi vào cửa hàng phải rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu và trong cửa hàng tại một thời điểm nhất định phải giới hạn số lượng người vào.

Sau gần 2 năm “sống chung” với đại dịch, cửa hàng 7-Eleven ở một số quốc gia đã hạn chế việc mở khu vực ăn uống bên trong cửa hàng, thời gian mở cửa cũng rút ngắn, chỉ mở từ 7 giờ sáng đến 23 giờ (thay vì mở suốt 24 giờ).

Đại diện một số cửa hàng cho biết đa phần khách hàng của họ cũng đã chấp nhận được vấn đề này và luôn hợp tác. 7-Eleven luôn sẵn sàng mở thêm cửa hàng tại các nước và vận hành các hoạt động kinh doanh bình thường.

Từ tháng 4/2020, 7-Eleven tại Malaysia đã có kế hoạch mở thêm 10 - 15 cửa hàng/tháng. Tình hình dịch có thể làm chậm tiến độ nhưng kế hoạch vẫn đảm bảo thực hiện.

Tại Thái Lan, chuỗi cửa hàng Tookdee được tờ Bangkok Post nhận định là đang phát triển theo cấp số nhân, bất chấp dịch bệnh. Công ty đang chi 67 tỷ bath (khoảng hơn 2,05 tỷ USD) để mở rộng số lượng cửa hàng trên toàn Thái Lan lên 50.000, so với 10.000 cửa hàng trong hiện tại.

Trong đó, 45 tỷ bath dự kiến xây dựng 15 nhà kho mới trên khắp đất nước để hỗ trợ cho sự mở rộng của công ty trong tương lai. 22 tỷ baht còn lại sẽ được sử dụng vào công nghệ, quản lý hàng tồn kho và các chiến dịch xúc tiến bán hàng cho các cửa hàng Tookdee sẽ mở trong tương lai.

Khác với chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, CEO của Tookdee quyết định mở rộng quy mô bán hàng bất chấp đại dịch vì tin tưởng vào mô hình kinh doanh và tiềm năng phát triển trong tương lai. Khác với chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, CEO của Tookdee quyết định mở rộng quy mô bán hàng bất chấp đại dịch vì tin tưởng vào mô hình kinh doanh và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 2019, công ty đã tận dụng các giải pháp kinh doanh hiệu quả, áp dụng triệt để công nghệ để khai thác tiềm năng tại địa phương. Tookdee đang đặt ra sứ mệnh trở thành mạng lưới bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á.

Ông Sathien nói: “Dù ngành bán lẻ vẫn gặp nhiều thử thách trong đại dịch Covid-19 nhưng chúng tôi tin Tookdee sẽ thành công và phát triển mạnh trong thế giới số hóa đang xây dựng”.

doanhnhansaigon.vn.