Chiến lược là gì? 

Chiến lược kinh doanh chính là một bản kế hoạch dài hạn phối hợp điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu, kỳ vọng mà bạn đã đề ra trước đó. 

Đây cũng được xem là bản kế hoạch có quy mô tổng thể được sắp xếp theo một trình tự và phân bổ rõ ràng, chi tiết (Ảnh: Internet).
Đây cũng được xem là bản kế hoạch có quy mô tổng thể được sắp xếp theo một trình tự và phân bổ rõ ràng, chi tiết (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên, Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink cho rằng:

“Chiến lược không phải là một sản phẩm cố định, một tập hợp các mục tiêu hay một kế hoạch dài hạn mà vẫn ổn định theo thời gian. 

Đó cũng không phải là một tầm nhìn hay tuyên bố sứ mệnh hay một khẩu hiệu hay chỉ giới hạn trong những gì được viết ra trong các tài liệu chính thức. 

Định nghĩa trên chỉ giúp chúng ta hiểu được bản chất của chiến lược và mục tiêu của nó là gì. 

Cùng xem làm thế nào một tổ chức có thể đưa ra một phương pháp độc đáo để tạo ra giá trị bền vững, chúng ta cần xem xét sâu hơn về bản chất theo góc nhìn đa chiều về chiến lược.”

Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink chia sẻ về các mô hình chiến lược (Ảnh chụp màn hình).
Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink chia sẻ về các mô hình chiến lược (Ảnh chụp màn hình).

10 yếu tố đa chiều về chiến lược - Giá trị của chiến lược

Theo Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink, giá trị của một chiến lược có thể được thể hiện bằng 10 yếu tố chính và có thể chia theo 3 nhóm nhất định: 

Nội bộ và bên ngoài cùng mục tiêu dài hạn.

1. Nhóm yếu tố nội bộ

Nhóm yếu tố nội bộ bao gồm: Môi trường tổ chức, mô hình doanh thu, nguồn lực và năng lực.

- Môi trường tổ chức

Văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp trông như thế nào và có gì đặc biệt. 

- Mô hình doanh thu

Những gì chúng ta nhận được để đổi lại lời đề nghị của mình, từ ai, như thế nào và khi nào. 

- Nguồn lực và năng lực

Những gì chúng ta có, những gì chúng ta giỏi và những gì khiến chúng ta trở nên độc nhất. 

Mô hình chiến lược kinh doanh của Jeroen Kraaijenbrink (Ảnh: LinkedIn Jeroen Kraaijenbrink).
Mô hình chiến lược kinh doanh của Jeroen Kraaijenbrink (Ảnh: LinkedIn Jeroen Kraaijenbrink).

2. Nhóm yếu tố bên ngoài

Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: Khách hàng và nhu cầu, Đối tác, Đối thủ cạnh tranh, Xu hướng và sự không chắc chắn, Rủi ro và chi phí.

- Khách hàng và nhu cầu

Các tổ chức và những người chúng ta phục vụ và cần đáp ứng nhu cầu nào của họ. 

- Đối thủ cạnh tranh

Những người khác mà khách hàng sẽ so sánh để quyết định có mua sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta hay không. 

- Đối tác

Chúng ta làm việc với ai và ai làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị hơn. 

- Xu hướng và sự không chắc chắn

Những thứ xung quanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chúng ta phải đối mặt với những bất ổn nào. 

- Rủi ro và chi phí

Chúng ta phải chịu những rủi ro và chi phí nào về tài chính, xã hội và các rủi ro và chi phí khác và cách chúng ta quản lý những rủi ro này. 

Các yếu tố nội bộ và bên ngoài cần được phân tích rõ để đề ra chiến lược dài hạn (Ảnh: Unsplash).
Các yếu tố nội bộ và bên ngoài cần được phân tích rõ để đề ra chiến lược dài hạn (Ảnh: Unsplash).

3. Nhóm mục tiêu dài hạn

Nhóm mục tiêu dài hạn bao gồm: Giá trị và mục tiêu, Đề xuất giá trị.

- Giá trị và mục tiêu

Chúng ta muốn gì, muốn đi đâu, và những gì chúng ta thấy quan trọng. 

- Đề xuất giá trị

Những sản phẩm và dịch vụ chúng ta cung cấp, cách chúng ta cung cấp và giá trị gia tăng mà chúng mang lại cho khách hàng. 

Chiến lược phải hướng tới mục tiêu dài hạn của tổ chức (Ảnh: Internet).
Chiến lược phải hướng tới mục tiêu dài hạn của tổ chức (Ảnh: Internet).

Yếu tố nào là quan trọng nhất của một chiến lược kinh doanh? - Bản phác thảo chiến lược

10 yếu tố trên là một danh sách dài với số lượng lớn.

Tuy nhiên, đây là cách đưa ra những ý tưởng cụ thể và thiết thực hơn về ý nghĩa của thuật ngữ chiến lược thay vì chỉ định nghĩa. 

Các yếu tố đều quan trọng như nhau và không thể thiếu bất cứ yếu tố nào vì có thể gây ra rủi ro hoặc đánh mất cơ hội cho doanh nghiệp.

Đặt chúng lại với nhau và chúng ta sẽ có được Bản phác thảo chiến lược.

Bản phác thảo này là một công cụ trực quan có thể giúp chúng ta xác định, hiểu được tình hình hiện tại và giúp chúng ta xác định các bước đi tiếp theo một cách hiệu quả. 

Bản phác thảo chiến lược rất quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp (Ảnh: Internet).
Bản phác thảo chiến lược rất quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp (Ảnh: Internet).

Theo Danielle Weiss, Giám đốc Toàn cầu Trải nghiệm Kỹ thuật số tại thương hiệu đình đám Nike:

"Bản phác thảo chiến lược là một khuôn khổ chính mà tôi làm việc để tích hợp vào từng chiến lược mà tôi phát triển trong vai trò của mình. 

Đó là cách tiếp cận lý tưởng để trả lời một cách khéo léo từng khía cạnh làm cho một chiến lược đi vào cuộc sống thành công, bắt nguồn từ đề xuất giá trị cho người tiêu dùng và công ty."

Lời kết

Tạo ra một chiến lược bền vững, tuyệt vời là một thách thức phức tạp và trừu tượng. 

Theo đó, Bản phác thảo chiến lược là một công cụ tạo chiến lược hỗ trợ xác định bước tốt nhất tiếp theo cho tổ chức của bạn.

Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink đã cung cấp một mẫu Bản phác thảo chiến lược đơn giản hóa quá trình tạo chiến lược của các doanh nghiệp.

Đây có thể là bước đầu cho các doanh nghiệp phác thảo chiến lược kinh doanh của công ty và hỗ trợ hiệu quả cho việc định hướng hướng đi của doanh nghiệp.

Lược dịch từ bài viết của Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink.

Chúng tôi sẽ phát triển tiếp các chuỗi bài viết xung quanh nội dung này. Hãy theo dõi và đón đọc trên Trends Việt Nam.