Tại sao cần sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? - Nhu cầu của thời đại 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. 

Về phía nhà trường, để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà trường không chỉ đặt ra sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải xây dựng chiến lược đào tạo đón đầu xu thế phát triển. 

Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết của cộng đồng doanh nghiệp và sự định hướng của các cơ quan chức năng.

Theo đó, gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và giải quyết việc làm là một trong những yêu cầu cốt lõi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết đầu ra sau đào tạo.

Nguồn nhân lực ngày càng đòi hỏi chất lượng hơn để bắt kịp nhu cầu của thời đại số hóa (Ảnh: Unsplash).
Nguồn nhân lực ngày càng đòi hỏi chất lượng hơn để bắt kịp nhu cầu của thời đại số hóa (Ảnh: Unsplash).

Với vai trò là đơn vị thụ hưởng, các doanh nghiệp vừa là khởi nguồn của nhu cầu, vừa là chủ thể thúc đẩy việc giải quyết nhu cầu. 

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng và cầu nối quan trọng trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, đồng thời là cách thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp.

Có thể thấy, hiệu quả của việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm nơi thực hành cho sinh viên hay xin học bổng.

Trên thực tế, đa số cơ sở giáo dục hiện nay đang hướng tới việc giúp sinh viên có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. 

Có việc làm đúng định hướng ngay sau khi tốt nghiệp luôn là mong muốn của mọi sinh viên (Ảnh: Unsplash).
Có việc làm đúng định hướng ngay sau khi tốt nghiệp luôn là mong muốn của mọi sinh viên (Ảnh: Unsplash).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình này vì có cơ hội theo dõi và tuyển chọn được những sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và không phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại.

Về phía sinh viên, nguồn nhân lực này cũng sẽ dễ dàng tiếp xúc được những mối quan hệ trong ngành, định hướng được bản thân và tăng tính va chạm với thực tế, đặc biệt là tiếp cận nhiều cơ hội hơn cho con đường sự nghiệp.

Liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường - Đa dạng các hình thức

Trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được các trường đại học coi trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. 

Sinh viên tại các trường thường được thực tập tại doanh nghiệp, rèn luyện tay nghề sát với thực tiễn sản xuất (Ảnh: Hà Nội Mới).
Sinh viên tại các trường thường được thực tập tại doanh nghiệp, rèn luyện tay nghề sát với thực tiễn sản xuất (Ảnh: Hà Nội Mới).

Theo đó, các trường và các doanh nghiệp đã liên kết với nhau thông qua nhiều hình thức, như:

- Chương trình thực tập (Internship Program); 
- Tour trải nghiệm nghề nghiệp (Career Tour); 
- Ứng viên tiềm năng (Fresher Program); 
- Lớp liên kết (Linkages Training Course); 
- Ngày hội việc làm (Career Expo); 
- Giảng viên thỉnh giảng (Visiting Lecturer); 
- Tập huấn giảng viên (Lecturer Training Workshop); 
- Hội nghị (Conference); 
- Các học bổng (Scholarships);
- Tổ chức các cuộc thi (Contest).

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường thông qua các cuộc thi - Giá trị và phổ biến

Như đã đề cập ở trên, tổ chức các cuộc thi là một trong những hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường trong thời gian gần đây.

Mô hình này ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng nhờ vào những giá trị “thực":

- Tạo ra hoạt động mới mẻ, sôi nổi tại môi trường giáo dục;
- Các sinh viên có thể tham gia tổ chức và được tiếp cận với những “người trong nghề”;
- Các sinh viên tham gia cuộc thi có cơ hội trau dồi những kỹ năng chuyên môn với nhau và học hỏi từ các anh chị lớn trong nghề cũng như các Case Study thực tế từ các doanh nghiệp;
- Hình thức tranh tài và kết quả cụ thể sẽ là động lực để tìm ra những nhân tài cũng như nâng cao các kỹ năng mềm của các sinh viên;
- Các doanh nghiệp sẽ có thể tìm được các ứng viên tiềm năng cũng như quảng bá hình ảnh của mình đến lực lượng lao động và đi xa hơn là những hình ảnh của sự kiện.

Mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp mang lại giá trị cho cả doanh nghiệp và các sinh viên tham gia (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp mang lại giá trị cho cả doanh nghiệp và các sinh viên tham gia (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Theo mô hình này, vừa qua, đã có 2 cuộc thi lớn có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường, về 2 lĩnh vực nổi bật hiện nay là: Truyền thông và Khởi nghiệp, cụ thể là:

- Cuộc Thi Về Truyền Thông Marketing Through The Rules 2022;
- Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022.

1. Through The Rules 2022 - Cuộc Thi Về Truyền Thông Marketing

Theo nhịp phát triển của thời đại, ngành truyền thông đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đòi hỏi một nguồn nhân lực tài năng và sáng tạo.

Cuộc Thi Về Truyền Thông Marketing Through The Rules là chương trình do Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM tổ chức dành cho sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một cuộc thi học thuật về Truyền thông Marketing, đã trải qua 3 mùa thi (3 năm tổ chức).

Năm nay, cuộc thi thu hút số lượng lớn thí sinh tham dự và khẳng định vị thế là một môi trường học thuật chuyên sâu, chất lượng giúp sinh viên có thể phát huy sự sáng tạo và tài năng của bản thân. 

 Cuộc Thi Về Truyền Thông Marketing Through The Rules 2022 là tâm điểm đối với các sinh viên truyền thông trong 3 tháng qua (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Cuộc Thi Về Truyền Thông Marketing Through The Rules 2022 là tâm điểm đối với các sinh viên truyền thông trong 3 tháng qua (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Đồng thời, đây cũng là dịp để các bạn trẻ được kết nối với các sinh viên có chung đam mê và các thầy, cô, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing.

Ví như cuộc thi năm nay có sự góp mặt của các vị Ban giám khảo là những chuyên gia xuất sắc với bề dày kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Truyền thông - Marketing như:

- Bà Tracy Vũ: Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thương hiệu, PR, Marketing, Truyền thông; Founder & CEO của Genius Việt Nam, Trends Việt Nam.
- Ông Ngô Hồng Thi: Brand Manager tại Uniben nhãn hàng Mì 3 miền cùng nhiều kinh nghiệm trong ngành Marketing tại các công ty lớn.
- Dược sĩ Trần Đức Đôi: Giám đốc nhãn hàng Eledy khu vực phía Nam, Brand Manager ngành hàng Medical Health, VPĐD Reckitt Benckiser tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Nguyễn Thanh Tòng: Giám đốc Sáng tạo của Ideaguru, có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các chiến lược Marketing của nhiều thương hiệu lớn.
- Anh Huỳnh Quang Minh - Founder của nhiều Fanpage lớn và các thương hiệu nổi bật như: Tizi Đích Lép, Loli & The wolf, Tizi n Lep, Yêu Là Đủ Shop; CMO của Mad Monkey Guild; Influencer nổi tiếng trong lĩnh vực tình yêu và giới tính.
- Thầy Kiều Anh Tài: Tiến sĩ Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Western Sydney, Australia, hiện đang là Trưởng bộ môn Marketing khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Dàn Ban giám khảo và khách mời từ các doanh nghiệp trong cuộc thi Marketing Through The Rules 2022 (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Dàn Ban giám khảo và khách mời từ các doanh nghiệp trong cuộc thi Marketing Through The Rules 2022 (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Không chỉ mang lại những hoạt động hữu ích cho các sinh viên và nhà trường, cuộc thi còn tạo cơ hội cho các sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp.

Cụ thể, các sinh viên có cơ hội được học hỏi, dẫn dắt từ các chuyên gia Marketing có tiếng với nhiều năm kinh nghiệm qua các buổi Training giữa các vòng thi.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và làm việc tại các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia này sẽ có thể chia sẻ những giá trị hữu ích trong nghề khi đồng hành cùng các sinh viên trong cuộc thi.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm những ứng viên xuất sắc cho doanh nghiệp và tăng độ nhận diện của thương hiệu.

Hai thương hiệu doanh nghiệp đồng hành với các thí sinh xuyên suốt các phần thi (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Hai thương hiệu doanh nghiệp đồng hành với các thí sinh xuyên suốt các phần thi (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Khi thí sinh đăng ký đông, lượng tương tác tốt thì hiệu quả mang lại cho các thương hiệu về mặt truyền thông cũng rất tốt.

Ví như, hai thương hiệu Mì 3 Miền và dược mỹ phẩm Eledy đã tăng lượng tương tác và độ nhận diện của mình một cách hiệu quả và thân thiện sau cuộc thi này, thay vì “đổ tiền” vào chạy quảng cáo nhưng kết quả lại không như mong đợi.

Cuộc thi cũng đã được kết thúc thành công tốt đẹp trong những ngày tháng 10 vừa qua với các vòng thi gây cấn và ấn tượng:

- Vòng 1: Viral Clip;
- Vòng 2: Marketing Proposal;
- Vòng 3: IMC Plan (1 - 8/10/2022).

Thương hiệu Mì 3 Miền đồng hành cùng các bạn sinh viên trong từng phần thi (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Thương hiệu Mì 3 Miền đồng hành cùng các bạn sinh viên trong từng phần thi (Ảnh: Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Thương hiệu Eledy cũng là một thương hiệu được tăng độ nhận diện trong cuộc thi lần này (Ảnh Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Thương hiệu Eledy cũng là một thương hiệu được tăng độ nhận diện trong cuộc thi lần này (Ảnh Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

Tại đêm chung kết, các đội đã thể hiện được sự bứt phá trong sáng tạo và sự khéo léo trong việc xử lý tình huống để từng bước vượt qua những thử thách bất ngờ đến từ Ban Giám Khảo. 

Xem thêm: Livestream đêm chung kết cuộc thi Marketing Through The Rules 2022.

Cuối cùng, Quán Quân của cuộc thi đã thuộc về Đội FRANXI:

- Trương Đỗ Quốc Huy - Đại học Ngoại thương Cơ Sở II TP.HCM.
- Bùi Công Danh - Đại học Ngoại thương Cơ Sở II TP.HCM.
- Nguyễn Lê Quỳnh Như - Đại học Ngoại thương Cơ Sở II TP.HCM.

Quán quân của cuộc thi Marketing Through The Rules 2022 (Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).
Quán quân của cuộc thi Marketing Through The Rules 2022 (Câu lạc bộ Truyền Thông Trẻ - YOUM).

2. Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022 - Mang tính thực tiễn cao

Ngày 26/8 vừa qua, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Vòng sơ khảo Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022. 

Đây là cuộc thi được nhà trường tổ chức hàng năm nhằm tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên có được môi trường để sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.

Chương trình với sự tham gia tranh tài của 20 đội đến từ 11 đơn vị tổ chức đào tạo trong Nhà trường mang đến những ý tưởng hay và những phần trình bày thuyết phục, ở các lĩnh vực: 

Khoa học, công nghệ; Công nghệ, chế tạo thực phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng…
Hình ảnh tại vòng sơ khảo của Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022 (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).
Hình ảnh tại vòng sơ khảo của Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022 (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).

Cuộc thi có sự tham gia và quan tâm của cả nhà trường và các doanh nghiệp:

Về phía Trường Đại học Mở Hà Nội có: 
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương: Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi; 
- Thạc sĩ Lương Tuấn Long: Trưởng phòng Công tác chính trị và sinh viên, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi, Trưởng ban giám khảo.
Về phía Hội đồng Ban giám khảo và khách mời có sự tham gia của nhiều đại diện doanh nghiệp và các khách mời, những cái tên nổi bật có thể kể đến như: 
- Ông Bùi Quang Cường: Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp phát triển doanh nghiệp Iviet; 
- Ông Nguyễn Quang Thái: Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Đầu tư Thành Thái Gia; 
- Ông Trần Tuấn Linh: Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển thương hiệu ADD Việt Nam; 
- Bà Nguyễn Thu Hương: CEO Công ty Cổ phần AZ Max; 
- Ông Nguyễn Văn Bền: CEO Công ty Cổ phần Tập đoàn Mota Việt Nam; 
- Ông Nguyễn Thăng Long: CEO Công ty Cổ phần IEX Group; 

Ban giám khảo có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).
Ban giám khảo có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).

Ban giám khảo đã lựa chọn được 08 ý tưởng xuất sắc nhất vào Vòng chung kết Cuộc thi “HOU.SV.STARTUP-2022” gồm: 

- Phần mềm học dịch Trung-Việt, Việt-Trung Focstu; 
- Bộ sách hướng dẫn thực hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ; 
- Funguslife-01; Smart wheel chair; 
- Thánh gióng – Bé lớn khỏe & thông minh; 
- App trò chơi Scavenger hunt in Việt Nam; 
- Bộ sản phẩm thực phẩm Pro-Good chứa lợi khuẩn đường ruột Probiotic; 
- Ứng dụng “Coshine” tự tin để toả sáng. 

Những ý tưởng khởi nghiệp sẽ được thuyết trình trước cả nhà trường và doanh nghiệp (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).
Những ý tưởng khởi nghiệp sẽ được thuyết trình trước cả nhà trường và doanh nghiệp (Ảnh: Trường Đại học Mở Hà Nội).

Có thể thấy, các ý tưởng khởi nghiệp này khi đem đến cuộc thi sẽ có khả năng được các doanh nghiệp xem xét, tạo cơ hội phát triển và mang lại cho các sinh viên những va chạm thực tế.

Lời kết

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường thông qua các cuộc thi mang lại nhiều giá trị thực tế cho cả nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Vậy nên, đây là một xu hướng các doanh nghiệp, nhà trường nên tạo điều kiện phát triển, nhằm cùng nhau phát triển và đi xa hơn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.