Mô hình này đang được đẩy mạnh trong nhiều mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là nền kinh tế số.
Thay vì vay vốn ngân hàng, khi áp dụng mô hình vốn hoá, doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình gọi vốn từ cộng đồng cá nhân hay một tổ chức khác.
Từ đó, con đường chạm được “vinh quang IPO” sẽ rộng mở hơn đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư thiên thần, mà không phải mang nỗi lo về “vay trả góp” hay “vay vốn ngân hàng”.
Không chỉ “có thêm” được nhiều nguồn vốn từ mô hình vốn hoá, đây là động lực để thúc đẩy nhiều cơ hội mà doanh nghiệp có thể nhận được thông qua mô hình này.
Thứ nhất là cơ hội vô cùng quý giá để khảo sát thị trường.
Ngoài việc khảo sát được mức độ đón nhận của thị trường, độ hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp còn thu về những dữ liệu nghiên cứu thị trường cho bài toán của mình.
Thứ hai, chiến dịch gọi vốn cộng đồng là cơ hội làm PR và marketing hiếm có.
Mặc dù sản phẩm chưa có mặt trên thị trường nhưng báo chí, người tiêu dùng và thị trường đã bàn tán về sản phẩm và háo hức mong chờ những tính năng mới.
Một lợi thế không nhỏ khác là sản phẩm khi ra đời đã có sẵn một lượng người hâm mộ (fan) đáng kể, là những người đã đóng tiền mua sản phẩm từ trước khi sản phẩm được thành hình.
Những khách hàng này thấy được năng lực của người sáng lập và tiềm năng của dự án thông qua sản phẩm mẫu hay các mô hình thử nghiệm của sản phẩm, và đánh giá được tiềm năng hấp dẫn của thị trường.
Vì thế, họ sẽ hết lòng ủng hộ sản phẩm và khuyến khích những người dùng khác nếu như những sản phẩm đó thật sự có giá trị và phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.
Giá trị của mô hình vốn hoá với các bên liên quan
Đối với startup (phát triển từ đầu) - con đường chắp cánh ước mơ
Mô hình vốn hoá là một cách để biến ý tưởng thành hiện thực và chứng minh tính khả dụng của dự án.
Việc huy động vốn chính là có thêm nguồn tiền để thực thi ý tưởng của mình.
Càng nhiều người tham gia góp vốn càng chứng minh ý tưởng và dự án đó khả thi, có tiềm năng phát triển.
Nếu càng có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư với mức đầu tư cao thì đó cũng là cơ hội định giá ý tưởng và định giá doanh nghiệp.
Ngược lại nếu không có nhà đầu tư nào quan tâm thì đó cũng là bài thử nghiệm thị trường và tệp khách hàng hướng đến.
Điển hình như rất nhiều màn gọi vốn trên Shark Tank bị các Shark cho biết là quá viển vông, “phí tuổi thanh xuân” hay thậm chí là “ngáo giá” khi đã sớm đặt quá nhiều niềm tin vào startup của mình.
Đối với nhà sáng lập - động lực lớn giúp doanh nghiệp “khởi sắc”
Việc vốn hoá thành công là “bước đệm” đầu tiên để chủ doanh nghiệp chạm gần hơn đến với ước mơ của mình.
Thậm chí, các nhà sáng lập sẵn sàng hi sinh cổ phần cho nhiều người khác để gia tăng lợi nhuận trong tương lai, và có nhiều giá trị lớn hơn cho cộng đồng, xã hội.
Đối với nhà đầu tư - cơ hội tham gia các dự án “tỷ đô”
Không chỉ là cơ hội để tiếp cận được các ý tưởng và dự án chất lượng trong tương lai, nhà đầu tư khi góp vốn còn có thể thu được lợi nhuận lớn từ các dự án tiềm năng được “sinh ra” từ dòng tiền mình bỏ ra.
Các doanh nghiệp vốn hoá thành công trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Apple
Bắt đầu vốn hoá: 12/12/1980
Vốn hoá ban đầu: $1.2 tỷ USD
Tổng vốn hoá năm 2021: $6.2 tỷ USD
Bất chấp những vấn đề với chuỗi cung ứng làm gián đoạn việc sản xuất và mới chỉ vượt ngưỡng vốn hóa 2.000 tỷ USD vào tháng 8/2020, Apple đã dành năm 2021 để tiến dần tới mốc 3.000 tỷ USD.
Vốn hóa của Apple đã tăng thêm 659,8 tỷ USD, tương đương 30% trong năm nay và tiếp tục là công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới.
Alphabet - Google
Bắt đầu vốn hoá: 19/08/2004
Vốn hoá ban đầu: $23.1 tỷ USD
Tổng vốn hoá năm 2021: $36.1 tỷ USD
Alphabet, công ty mẹ Google, cán mốc vốn hóa 2.000 tỷ USD vào đầu tháng 11/2021, chưa đầy hai năm sau khi vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào tháng 1/2020.
Giá cổ phiếu này đã tăng 65% với báo cáo lợi nhuận vượt dự báo của các nhà phân tích.
Mã này được hưởng lợi lớn nhờ đại dịch COVID-19, khi người dân phải ở nhà nhiều hơn và phụ thuộc vào các sản phẩm cũng như dịch vụ của Alphabet.
Tại Việt Nam
VNG
Tập đoàn VNG - đơn vị sở hữu ứng dụng nhắn tin Zalo đang cân nhắc kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).
Trước đó, VNG xem xét tiềm năng niêm yết trên sàn Nasdaq từ năm 2017.
Những áp lực cạnh tranh tăng mạnh gần đây ở Đông Nam Á được coi là động lực để VNG và nhiều tập đoàn công nghệ trong khu vực liên tục công khai ý định niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ để có thêm vốn cho hoạt động đầu tư.
Trong quý gần nhất, doanh thu thuần của VNG đạt 2.018 tỷ đồng và lãi sau thuế 247 tỷ đồng, tăng lần lượt 30,5% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức lãi theo quý cao nhất của VNG từ quý 1/2017. Năm 2021, VNG đặt mục tiêu doanh thu 7.609 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ âm 619 tỷ đồng.
Vincom Retail
Vincom Retail là thành viên của Tập đoàn Vingroup được thành lập vào ngày 11/4/2012 dưới hình thức công ty TNHH.
Đến năm 2013, Vincom Retail được định hướng là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống TTTM mang thương hiệu Vincom, đồng thời cũng được chuyển thành CTCP kể từ ngày 14/5/2013.
Trải qua 5 năm thành lập và gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển, vận hành TTTM và phát triển bất động sản, ngày 6/11/2017, Vincom Retail chính thức niêm yết cổ phiếu trên HOSE trở thành doanh nghiệp vận hành trung tâm thương mại đầu tiên đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết đạt 1.901.078.733 đơn vị, tương ứng vốn điều lệ hơn 19.010 tỷ đồng.
Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến RWC Partners vừa thông báo đã hoàn tất mua gần 1,1 triệu cổ phiếu CTCP Vincom Retail (mã VRE) qua đó nâng sở hữu lên trên 5% và chính thức trở thành cổ đông lớn từ ngày 29/12.
Sau giao dịch, nhóm 15 tổ chức này hiện nắm giữ tổng cộng hơn 114 triệu cổ phiếu VRE trong đó RWC Emerging Equities sở hữu nhiều nhất với 47,2 triệu đơn vị.
Giao dịch khối ngoại cũng sôi động hơn bình thường theo cả 2 chiều mua và bán với hàng triệu đơn vị được trao tay mỗi phiên.
Grab - Thương vụ đình đám khi áp dụng vốn hoá doanh nghiệp
Chính thức IPO
Grab sẽ IPO vào ngày 2/12 tại Mỹ, sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4.
Việc niêm yết trên sàn Nasdaq bằng “cửa sau” đánh dấu bước phát triển mới của công ty 9 năm tuổi đến từ Singapore, xuất thân từ ứng dụng gọi xe và hiện có mặt trên khắp 465 thành phố ở 8 quốc gia, cung cấp cả dịch vụ vận chuyển thực phẩm, thanh toán, bảo hiểm và các sản phẩm đầu tư.
Vụ IPO của Grab được kỳ vọng là vụ IPO lớn nhất tại Phố Wall của một công ty Đông Nam Á và sẽ tăng vốn hóa Grab lên 40 tỷ USD.
Nền kinh tế Internet tại Đông Nam Á được ước tính sẽ tăng gấp đôi quy mô, đạt giá trị 360 tỷ USD vào năm 2025, là điều kiện để các công ty, kể cả đối thủ của Grab, như Sea và GoTo, nâng cao sức mạnh.
Nguồn tin của Reuters cho biết GoTo có kế hoạch IPO tại Indonesia sau khi hoàn tất vòng gọi vốn 2 tỷ USD vào năm 2022, trước khi niêm yết tại Mỹ.
“Lộc lá” cho các nhà đầu tư
Việc Grab niêm yết thành công sẽ đem lại “quả ngọt” cho những nhà đầu tư đời đầu như Softbank (Nhật) và gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing (Trung Quốc) khi cả hai đã bỏ vốn vào công ty từ 2014.
Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư khác như Toyota Motor, Microsoft, ngân hàng MUFG.
Uber cũng trở thành cổ đông của Grab từ 2018 sau khi bán mảng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á cho đối thủ, kết thúc cuộc chiến kéo dài 5 năm.
Tham gia thương vụ niêm yết lần này, có sự xuất hiện của JPMorgan và Morgan Stanley với vai trò đầu mối trung gian gọi vốn, ngoài ra còn có Evercore và UBS đồng trung gian môi giới.
Mô hình vốn hoá - hay nhưng chưa được “nhân rộng” tại Việt Nam
Yếu tố văn hoá: Một hệ sinh thái có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, sẵn sàng chịu rủi ro, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy hoạt động phát triển.
Tại Việt Nam, phong trào khởi nghiệp mới bắt đầu được xây dựng trong vài năm trở lại đây, niềm tin vào khởi nghiệp và thái độ sẵn sàng chịu rủi ro còn chưa rõ nét.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rào cản trong văn hóa về thái độ tin cậy với những ý tưởng mới lạ.
Điều kiện công nghệ: Việt Nam có tỷ lệ tiếp cận internet cao, với hơn 64 triệu người dùng internet, chiếm gần 66% quy mô dân số (ITU, 2019b).
Mức độ phủ sóng và sử dụng di động cao, với 143,3 triệu thuê bao di động, chiếm 148% quy mô dân số (ITU, 2019b).
Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam cũng rất lớn, tập trung vào các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram...
Đây là điều kiện thuận lợi giúp nhóm dân số trẻ dễ dàng tiếp cận với các ý tưởng, mô hình kinh doanh, mô hình huy động vốn mới.
Hơn nữa, tiềm năng nhân lực về công nghệ thông tin tại Việt Nam là rất lớn, với lợi thế nhân lực chất lượng cao và chi phí nhân công thấp.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Việt Nam là nguy cơ về an ninh mạng và bảo mật thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán điện tử cũng chưa trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý: Hiện nay, Việt Nam chưa xây dựng khuôn khổ pháp lý chuyên biệt cho hoạt động gọi vốn.
Vì vậy, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy mô hình này cũng chưa có, cản trở quá trình xây dựng hệ sinh thái gọi vốn cộng đồng.
Mô hình vốn hóa - “trái ngọt” trong nền kinh tế mới
Mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu gia tăng nguồn vốn nhất là ở thời điểm khởi nghiệp và đây được coi là công việc được ưu tiên hàng đầu.
Nhờ có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn, giúp đa dạng nguồn thu và rút ngắn quá trình hồi vốn hiệu quả hơn.
Mặt khác, nhờ vào mô hình vốn hoá, doanh nghiệp sẽ không còn “gánh nặng” với những khoản vay vốn ngân hàng, từ đó tạo ra sức mạnh từ “đòn bẩy kinh tế” trên con đường hướng đến kỳ lân.
Với các công ty, nguồn vốn thực sự là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Nhất là với các công ty đang có nhu cầu muốn mở rộng thị trường, gia tăng phạm vi hoạt động, tăng thêm nguồn vốn sẽ giúp tăng thêm nguồn lực để thực hiện điều đó để đẩy nhanh lợi nhuận.
Việc triển khai IPO sẽ giúp cho lượng tiền mặt của công ty được gia tăng đáng kể giúp mở rộng những cơ hội về tài chính cho các doanh nghiệp.
Anh Thư - Trends Việt Nam