Xu hướng rót vốn mới của các quỹ đầu tư mạo hiểm sau đại dịch

Theo chia sẻ của bà Trần Hoài Phương, Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners, những tác động tiêu cực của đại dịch với nền kinh tế đã buộc các quỹ đầu tư phải khắt khe hơn trong việc lựa chọn doanh nghiệp để rót vốn.

null
Bà Trần Hoài Phương là Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners.

Và dù là một trong những thị trường hấp dẫn đầu tư mạo hiểm nhất trong khu vực, chỉ xếp sau Singapore và Indonesia, chỉ những công ty Việt Nam có thể tạo ra dòng tiền dương hoặc gọi được vốn mới có thể đáp ứng đực “khẩu vị” mới này của các quỹ đầu tư.

Theo đó, xu hướng rót vốn mới của các quỹ đầu tư mạo hiểm là chuyển hướng đầu tư cho các công ty mảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và SaaS (phần mềm dịch vụ).

null
Thời cơ để các doanh nghiệp B2B and SaaS chuyển mình.

Ngoài ra, cũng có sự quan tâm hơn cho các ngành trước đây không được chú ý tới nhưng lại rất quan trọng tại Việt Nam, tiêu biểu là Agritech (công nghệ trong nông nghiệp).

Thời cơ vàng cho các công ty mảng B2B và SaaS hút vốn đầu tư mạo hiểm

Tại thời điểm trước và trong đại dịch, đa phần các quỹ rót vốn vào các công ty công nghệ cho người tiêu dùng (B2C) vì câu chuyện thành công của các unicorn đi trước trong khu vực. (Grab, SEA, Tokopedia, v.v).

Đơn cử, theo dữ liệu của Crunchbase, Grab đã thực hiện 31 vòng gọi vốn trong giai đoạn 2019-2020, và huy động 10,1 tỉ đô la Mỹ.

null
Cơ cấu gọi vốn của Grab trong giai đoạn 2019-2020.

Có 50 nhà đầu tư đã bỏ tiền vào Grab, một số công ty có tên tuổi đã bỏ vốn vào doanh nghiệp này, bao gồm:

Mitsubishi UFJ Financial Group, Experian Ventures, Invesco, và Vision Fund của SoftBank.

Trào lưu đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp B2C tiếp nối khi nhiều startup Việt huy động được hàng chục đến hàng trăm triệu USD năm 2021.

Đó là Ví MoMo (300 triệu USD), Tiki (258 triệu USD), VNLife (250 triệu USD), Sky Mavis (159,5 triệu USD), EQuest (100 triệu USD), KiotViet (45 triệu USD), Homebase (30 triệu USD), v.v.

null
Doanh nghiệp B2C nối gót kỳ lân đi trước nhận được vốn khủng.

Thế nhưng, khác với trước đây, “khẩu vị” đầu tư mạo hiểm sau dịch đã được thanh lọc và dành nhiều ưu ái cho các startup và doanh nghiệp mảng B2B và SaaS.

Vòng gọi vốn series D với trị giá 121 triệu USD của kỳ lân công nghệ B2B SaaS Insider CDxP mới đây (24/03/2022) là một minh chứng tiêu biểu cho “làn sóng” đầu tư mới tại Việt Nam.

null
Kỳ lân công nghệ B2B SaaS Insider CDxP nhận vốn đầu tư 121 triệu USD.

Lĩnh vực Agritech cũng chứng kiến nhiều biến động đầu tư đáng kể.

Trong những ngày đầu năm mới 2022, FoodMap đã gọi vốn thành công gần 3 triệu USD từ Beenext, Vulpes, Ascend Vietnam Ventures và Wavemaker để tiếp tục bước nhanh trong hành trình nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

null
Foodmap gọi vốn thành công 3 triệu USD ngay đầu năm nay.

Và gần nhất (10/052022) công ty Entobel thành công gọi vốn 30 triệu USD từ Mekong Capital và Dragon Capital để chế biến thức ăn gia súc từ côn trùng cũng là một ví dụ thú vị. 

null
Entobel thành công gọi vốn 30 triệu USD từ Mekong Capital và Dragon Capital.

Ngoài những cái tên kể trên, nhiều doanh nghiệp và startup khác cũng nhận được vốn đầu tư khủng trong năm 2022 như:

Timo (20 triệu USD), Jio Health (20 triệu USD), Mio (8 triệu USD), OpenCommerce Group (7 triệu USD), Infina (6 triệu USD), Ancient8 (4 triệu USD), Rino (3 triệu USD), Selly (2,6 triệu USD), SoBanHang (2,5 triệu USD), v.v.

Sự chuyển hướng đầu tư mạo hiểm đã tạo ra những tín hiệu tích cực cho không chỉ cho các doanh nghiệp kỳ lân mà còn cả các startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Song, các chuỗi cung ứng B2B trong nước cũng cần thêm những giải pháp công nghệ để đạt tính hiệu quả đồng thời giảm chi phí và sự lãng phí.