Agility là gì ?

Agility (Sự linh hoạt) là một xu hướng khuyến khích các tổ chức nắm bắt những cách suy nghĩ ngay lập tức và tái cấu trúc hoạt động tiếp thị, cho phép thương hiệu tham gia các cuộc trò chuyện với khách hàng trong từng khoảnh khắc. 

Agility nằm trong 7 xu hướng theo báo cáo Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2022 của Deloitte.

Xu hướng cuối cùng trong 7 xu hướng là Agility (Ảnh chụp màn hình).
Xu hướng cuối cùng trong 7 xu hướng là Agility (Ảnh chụp màn hình).

Thông qua báo cáo của Tiến sĩ Mark Marone - giám đốc Nghiên cứu và Lãnh đạo Định hướng của Dale Carnegie toàn cầu:

Agility là việc các tổ chức thu thập thông tin để hành động, đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện những thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu của môi trường kinh doanh.

Năng lực thích ứng linh hoạt được thể hiện qua 2 yếu tố công nghệ và con người (Ảnh chụp màn hình).
Năng lực thích ứng linh hoạt được thể hiện qua 2 yếu tố công nghệ và con người (Ảnh chụp màn hình).

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Dale Carnegie Việt Nam từng chia sẻ:

“Yếu tố con người sẽ làm chủ và tối ưu công nghệ, bao gồm thông tin, hệ thống và quy trình. 

Trong khi đó, ba chân kiềng: Sự bền bỉ và sức bật của đội ngũ (Resilience), Trí tuệ xã hội (Social Intelligence), Công cụ và quy trình (Tools & processes), sẽ kết hợp cùng Năng lực hành động để thích ứng (Capacity to act) nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra nền tảng vững chắc cho Agility”.

Đọc thêm: Ba chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp tìm lối đi “hậu COVID-19".

Nhìn lại xu hướng qua báo cáo Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2020, 2021, 2022 (Global Marketing Trends)

Cùng nhìn lại 3 năm trôi qua cùng xu hướng Agility trong 3 báo cáo Xu hướng tiếp thị toàn cầu của Deloitte:

- Năm 2020: Khái niệm Agility bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu;
- Năm 2021: Thời điểm thích hợp để Agile Marketing thành hiện thực;
- Năm 2022: Agility gắn với việc đặt nhu cầu của con người làm trung tâm.

1. Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2020 - Khái niệm Agility bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu

Để tạo và duy trì lợi thế trong thị trường phức tạp, đòi hỏi khắt khe ngày nay, các công ty thường cần các mô hình thích ứng có thể theo kịp tốc độ văn hóa, hội thoại và số hóa. 

Nhiều doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng tách mình ra khỏi số đông để tập trung hơn bao giờ hết vào trải nghiệm con người, chủ động tham gia vào giải quyết các mong muốn và ý thích của khách hàng. 

Theo đó, các doanh nghiệp đã:

- Cơ cấu lại hoạt động tiếp thị;
- Tận dụng sức mạnh của dữ liệu thời gian thực được truy cập thông qua các nền tảng kỹ thuật số; 
- Nhanh chóng hiểu rõ hơn để thiết kế trải nghiệm cá nhân hoá hơn theo một cách cực kỳ “nhanh nhẹn”.

Khái niệm Agility bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu (Ảnh: Deloitte).
Khái niệm Agility bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu (Ảnh: Deloitte).

Nổi bật cho xu hướng Agility năm 2020 là dịch vụ cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua Twitter của JetBlue.

Công ty quyết định tận dụng Twitter để hỗ trợ khách hàng của mình gần với thời gian thực nhất có thể trên hành trình của họ. 

Theo chương trình này, JetBlue khuyến khích khách hàng tweet các nhu cầu và khiếu nại của họ lên tài khoản của mình và đảm bảo họ nhận được phản hồi ngay lập tức, giải thích điều gì gây ra sự chậm trễ hoặc các vấn đề khác. 

Ngoài ra, lấy tín hiệu từ các tweet, JetBlue đội hỗ trợ sân bay của mình để giúp hành khách trên mặt đất. 

Thông qua những nỗ lực này, hãng hàng không đã tái định vị mình trong tâm trí khách hàng (Ảnh: JetBlue).
Thông qua những nỗ lực này, hãng hàng không đã tái định vị mình trong tâm trí khách hàng (Ảnh: JetBlue).

Theo đó, JetBlue được nhận diện là một hãng hàng không giá rẻ nhờ việc nhanh chóng nhận ra việc nâng cao nhận diện thương hiệu của mình thông qua dịch vụ khách hàng.

2. Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2021 - Thời điểm thích hợp để Agile Marketing thành hiện thực

COVID-19 đã nâng cao sự đánh giá cao của khách hàng và việc áp dụng các kênh kỹ thuật số.

- 66% đồng ý rằng đại dịch đã làm tăng sự đánh giá của họ đối với các công nghệ được thiết kế tốt; 
- 63% đồng ý rằng sẽ tiếp tục sử dụng các công nghệ kỹ thuật số thường xuyên hơn sau khi đại dịch lắng xuống.

Từ đó, 2021 được xem như là thời điểm thích hợp để Agile Marketing (Tiếp thị nhanh) thành hiện thực.

Người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với công nghệ số hậu COVID-19 (Ảnh chụp màn hình).
Người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với công nghệ số hậu COVID-19 (Ảnh chụp màn hình).

Nền tảng cho Agile Marketing thường yêu cầu một quan điểm tổ chức thống nhất, duy nhất về khách hàng.

Điều này đòi hỏi phải thiết kế một hệ thống dữ liệu tích hợp các bộ dữ liệu tổ chức chéo, khác nhau một lần vào một nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP).

Về cơ bản, các tổ chức nên phát triển hoặc áp dụng:

- Một nền tảng kết nối dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau như thương mại điện tử và truyền thông xã hội; 
- Các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động và máy tính bảng; 
- Các nền tảng như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để vạch ra hành trình của khách hàng. 

Có thể thấy, để tiếp thị nhanh thành công, tốc độ là điều tối quan trọng. 

Các doanh nghiệp thường tận dụng phản hồi của khách hàng để tạo mẫu nhanh chóng cho các đề nghị mới (Ảnh chụp màn hình).
Các doanh nghiệp thường tận dụng phản hồi của khách hàng để tạo mẫu nhanh chóng cho các đề nghị mới (Ảnh chụp màn hình).

Từ việc xem xét tầm quan trọng của phản hồi có liên quan cùng với sự hiểu biết rõ ràng về hành trình của khách hàng, đây là thời điểm tốt để dựa vào công nghệ và CRM xã hội để nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh chóng.

Ví dụ: 

Công ty mỹ phẩm Perfect Diary có trụ sở tại Trung Quốc đã phát triển một KOL ảo, Xiao Wanzi, để cung cấp cho những người theo dõi cô ấy lời khuyên về các sản phẩm và chia sẻ hướng dẫn sử dụng chúng theo cách tốt nhất. 

Perfect Diary đã phát triển nhân cách ảo của Xiao Wanzi để tương tác với người tiêu dùng và giúp thiết lập xu hướng trên thị trường (Ảnh: Jing Daily).
Perfect Diary đã phát triển nhân cách ảo của Xiao Wanzi để tương tác với người tiêu dùng và giúp thiết lập xu hướng trên thị trường (Ảnh: Jing Daily).

Đây là một trong những công ty đi tiên phong trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị kỹ thuật số cho doanh nghiệp lớn và thương mại hậu COVID-19.

3. Xu hướng tiếp thị toàn cầu năm 2022 - Agility gắn với việc đặt nhu cầu của con người làm trung tâm

Bằng cách đặt nhu cầu của con người vào trung tâm, liên quan đến các cá nhân được chọn làm người đồng tạo ra trải nghiệm và sau đó đổi mới nhanh chóng, các thương hiệu có thể làm cho trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt như người tiêu dùng mong đợi.

Việc điều chỉnh các kênh cho phù hợp với khách hàng cũng cho phép thương hiệu mang đến những trải nghiệm toàn diện hơn. 

Công nghệ ngày nay cần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng (Ảnh: Internet).
Công nghệ ngày nay cần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng (Ảnh: Internet).

Ví dụ:

Guy Flament, Giám đốc điều hành toàn cầu Yves Rocher, gợi ý rằng những khoảnh khắc của sự thật là những nơi quan trọng để triển khai cơ chế phản hồi.

Chẳng hạn như triển khai đo lường Chỉ số hài lòng của khách hàng – NPS (Net Promoter Score) trên mỗi kênh sau khi một khách hàng mới đặt hàng đầu tiên của họ.

Yves Rocher triển khai đánh giá các sản phẩm (Ảnh: Yves Rocher).
Yves Rocher triển khai đánh giá các sản phẩm (Ảnh: Yves Rocher).

Không những thế, việc phát triển và kết hợp AI, các trung tâm liên lạc hỗ trợ cho hệ thống nhân viên, để mang lại trải nghiệm tốt nhất, nhanh chóng nhất cho khách hàng cũng là một minh chứng cho xu hướng Agility hiện tại.

Bill Beck, CMO của công ty bảo hiểm sức khỏe Anthem, giải thích: 

"Chúng tôi đang sử dụng AI để hiểu lý do tại sao một thành viên có khả năng gọi cho chúng tôi — và làm thế nào chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ cho họ khi họ gọi. 

Ví dụ: nếu đó là một câu hỏi về quyền lợi, chúng tôi có thể trả lời trước khi họ gọi, để chúng tôi có thể nhanh chóng giải quyết. "

Nhiều công ty bảo hiểm đang tích cực ứng dụng AI để phục vụ khách hàng tốt nhất (Ảnh: Emerj).
Nhiều công ty bảo hiểm đang tích cực ứng dụng AI để phục vụ khách hàng tốt nhất (Ảnh: Emerj).

Nhìn các thương hiệu hoạt động tại Việt Nam qua góc nhìn Agility 

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả xu hướng Agility này, đại diện là:

Sakuko, 1Office và FPT.

1. Sakuko - “Hành động sớm, thích ứng nhanh” hướng tới khách hàng

“Hành động sớm, thích ứng nhanh” đã giúp Sakuko vượt qua đại dịch.

Nắm bắt tâm lý hiện tại của khách hàng, doanh nghiệp đã bắt sóng nhu cầu tìm kiếm những giá trị thiết yếu nguyên bản, từ đó định hướng kinh doanh các mặt hàng thực sự “healthy”, đảm bảo chất lượng và ở mức giá hợp lý.

Ngoài ra, sau thời điểm bệnh dịch, Sakuko đã nhanh chóng thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

Sakuko nhanh chóng thích ứng với tình hình (Ảnh: Sakuko).
Sakuko nhanh chóng thích ứng với tình hình (Ảnh: Sakuko).

Doanh nghiệp đẩy mạnh việc xây dựng App bán hàng Sakuko nhằm gia tăng trải nghiệm mua hàng online của khách hàng.

Có thể thấy, doanh nghiệp đã vận dụng hiệu quả Agility khi sử dụng công nghệ hậu đại dịch và thay đổi nhưng dựa vào nhu cầu của khách hàng.

Đọc thêm: 

- Ba chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp tìm lối đi “hậu COVID”.

- Hành trình "lột xác" của Sakuko.

2. 1Office - giải pháp chuyển đổi số và "Customer Centric"

Trước nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực chuyển đổi số, 1Office ra đời và ứng dụng tối đa sức mạnh trí tuệ nhân tạo giúp quản trị doanh nghiệp tự động hóa.

Không chỉ cung cấp một giải pháp phần mềm quản lý, 1Office còn cung cấp cả một môi trường làm việc trực tuyến trên Internet thông qua:

Việc số hóa toàn bộ doanh nghiệp và biến nó thành một khối thống nhất từ nhân sự, khách hàng, kinh doanh, truyền thông... 

1Office giúp AhaMove tối ưu hóa quy trình trong mùa dịch (Ảnh: 1Office).
1Office giúp AhaMove tối ưu hóa quy trình trong mùa dịch (Ảnh: 1Office).

Nhờ đó, xu hướng làm việc từ xa (Work From Home) sẽ trở nên dễ dàng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.

Đồng thời, công ty xem "Customer Centric" vẫn luôn là chiến lược được đặt lên hàng đầu.

Có thể thấy, 1Office đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ COVID-19, vận dụng công nghệ và tạo ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đọc thêm: Thị trường biến đổi nhanh, DN làm gì để tự nâng cấp năng lực thích ứng từ Flexibility lên Agility.

3. Màn hình Led tương tác FPT Camera IQ - Trải nghiệm tương tác Real Time đầu tiên tại Việt Nam

Sự kiện tương tác màn LED Real Time do FPT Camera IQ thực hiện đã mang tới trải nghiệm có một-không-hai gây bất ngờ và hào hứng đến tất cả mọi người có mặt tại Vincom Bà Triệu và gây xôn xao cộng đồng mạng suốt những tháng đầu năm 2022.

Đây là sự kiện nhấn mạnh quảng cáo tương tác Real Time trên màn hình LED tiên phong tại Việt Nam.

Xem thêm: Xu hướng quảng cáo: Trải nghiệm màn hình LED tương tác real-time đầu tiên tại Việt Nam khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Real Time là một trong những xu hướng nổi bật của Agility (Ảnh: Internet).
Real Time là một trong những xu hướng nổi bật của Agility (Ảnh: Internet).

Làm thế nào để vận dụng Agility hiệu quả hơn nữa?

Có 2 cách chính là: tạo ra chiến dịch if/then và hành động theo thời gian thực.

Một là, tạo ra các chiến dịch if/then.

Với các cách tiếp cận nhanh, các nhà tiếp thị tạo ra các nội dung tiếp thị sẽ được triển khai trong khoảng 48- 72 giờ. 

Cách tiếp cận này yêu cầu các công ty sản xuất các nội dung trước dựa trên điều kiện if/then và đẩy nó ra tùy thuộc vào kết quả của sự kiện hoặc xu hướng.

Hai là, hành động trong thời gian thực.

Các thương hiệu đi đầu trong việc gắn kết thời gian thực với khách hàng đang làm nhiều hơn là chỉ đơn giản là tăng tốc độ thời gian phản ứng của họ. 

Về cơ bản, các doanh nghiệp đang thay đổi văn hóa và cấu trúc tổ chức, bao gồm cả việc thu hút các bộ phận tiếp thị, để hỗ trợ sự tham gia của khách hàng trong thời gian thực. 

Đọc thêm: Real Time trong Marketing.

Ứng dụng Real Time là những App cho phép người dùng nhận thông tin khi có một sự kiện xảy ra (Ảnh: Grab).
Ứng dụng Real Time là những App cho phép người dùng nhận thông tin khi có một sự kiện xảy ra (Ảnh: Grab).

Nhìn chung, như Deloitte đã chia sẻ, các doanh nghiệp cần lưu ý để vận dụng xu hướng Agility để đạt được hiệu quả như các doanh nghiệp trên như sau:

- Sử dụng cách tiếp cận nhanh để xây dựng chức năng tiếp thị của bạn, truyền đạt thành công rõ ràng và đưa các thành viên trong nhóm đi cùng bằng cách kết hợp phản hồi của họ trong suốt quá trình.
- Sử dụng dữ liệu lớn, Realtime và phản hồi nhanh chóng;
- Xem các cuộc trò chuyện và sự kiện trong thời gian thực như một cơ hội để tham gia với khách hàng cùng mục đích thương hiệu, quan điểm và tính cách;
- Tận dụng các nền tảng với sự hỗ trợ của AI để cung cấp nội dung phù hợp với người dung.
- Sử dụng phân tích dữ liệu như bằng chứng cho thấy ROI trong các cách tiếp cận nhanh.

Lời kết

Có thể thấy, Agility ngày càng phát triển trong 3 năm qua và Việt Nam cũng đã có những bước tiến trong việc vận dụng cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần lưu ý những Case Study cùng những lời khuyên tích cực để ứng dụng cho phù hợp.