Thương mại điện tử (TMĐT) là ngành kinh doanh lớn và ngành này đang có sự tăng trưởng rất nhanh chóng.

Doanh số bán lẻ trực tuyến đã tăng gấp đôi từ 10% vào năm 2017 lên 20,4% vào năm 2022.

Trong số liệu thực tế, năm 2021 chứng kiến gần 5 nghìn tỷ đô la Mỹ được chi tiêu trực tuyến, con số này dự kiến sẽ vượt quá 8,1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.

Một báo cáo mới từ FedEx cho thấy Úc là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 11 trên toàn cầu, với doanh thu 31,3 tỷ USD vào năm 2021.

Có một điều chắc chắn là khi người tiêu dùng tiếp tục tham gia cuộc cách mạng thương mại điện tử, việc duy trì chất lượng dịch vụ khách hàng là rất quan trọng.

Nghiên cứu cho thấy có một khoảng cách đáng kể giữa cách khách hàng và doanh nghiệp đánh giá một loạt các dịch vụ thương mại điện tử.

Peter Langley, Phó chủ tịch FedEx Express, chia sẻ một số lĩnh vực cần dẫn đầu trong cuộc đua dành cho khách hàng trực tuyến.

Cải thiện thời gian giao hàng: Giữ lời hứa hoàn thành đơn hàng

Tại Úc, phần lớn (85%) đơn đặt hàng trực tuyến thường mất 3 ngày hoặc lâu hơn để đến nơi, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng cho người tiêu dùng.

Người bán hàng trực tuyến luôn tìm cách rút ngắn thời gian đóng gói đơn hàng và rời kho.

Và do có sự cạnh tranh hết sức gay gắt với một số sellers cung cấp dịch vụ giao hàng vào ngày hôm sau – thậm chí giao hàng ngay trong ngày.

Đây thậm chí còn là một vấn đề nhức nhối hơn đối với những ai đang bán hàng cho khách hàng trên toàn thế giới.

null
Giao hàng đúng hẹn hiện là ưu tiên tuyệt đối của những người bán hàng TMĐT.

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi UPS, tốc độ giao hàng đứng ở vị trí thứ tư trong top các yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với người tiêu dùng trực tuyến.

Gần 40% người mua hàng lựa chọn thị trường buôn bán trực tuyến ưa thích của họ dựa trên yếu tố giao hàng nhanh của nó.

Một điều thú vị nữa, những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người tiêu dùng thậm chí sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có thể nhận được hàng nhanh hơn.

Việc rút ngắn thời gian giao hàng có thể giúp doanh nghiệp giành được một lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh.

Các tùy chọn thanh toán là công cụ mang tính quyết định đối với thương mại điện tử

Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến việc từ bỏ mua hàng của người dùng là quá trình thanh toán hoặc kiểm tra khó khăn.

Nếu việc hoàn tất giao dịch mua hàng trên các sàn TMĐT quá khó khăn, người dùng không ngại để lại các mặt hàng trong giỏ và tìm một người bán trực tuyến để mua hàng dễ dàng hơn.

Theo Statista, ví điện tử và ví di động chiếm khoảng một nửa số giao dịch thanh toán TMĐT trên toàn thế giới.

null
Ví điện tử tiếp tục cách mạng hóa thanh toán tại điểm bán hàng.

Vào năm 2020, hơn một tỷ người mua sắm đã thực hiện thanh toán bằng ví điện tử hoặc di động.

Con số này khiến ví kỹ thuật số trở thành phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất tính đến nay.

Cá nhân hóa trở thành yếu tố quyết định sự trung thành với thương hiệu

Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát một thương hiệu hiểu họ đủ rõ để cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Đến mức đa số mọi người sẽ trả nhiều tiền hơn cho các doanh nghiệp cung cấp những nét riêng thu hút họ.

60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tiếp tục quay lại mua hàng sau khi trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.
null
Doanh nghiệp cần thu hút khách hàng trên các kênh họ thích và hỗ trợ họ trong suốt hành trình mua sắm.

Khi người bán TMĐT tận dụng dữ liệu mà khách hàng chia sẻ để có trải nghiệm được cá nhân hóa thì mức độ tương tác của khách hàng, lòng trung thành và lợi nhuận cuối cùng sẽ tăng theo cấp số nhân.

Nếu không cá nhân hóa nội dung cho khách hàng của mình trên tất cả các kênh, doanh nghiệp sẽ đánh mất họ vào tay những thương hiệu đầu tư vào việc tìm hiểu khách hàng.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần thu hút khách hàng trên các kênh họ thích và hỗ trợ họ trong suốt hành trình mua sắm bằng các ưu đãi được cá nhân hóa.

Lời kết

Có thể thấy, khi xây dựng chiến lược TMĐT của thương hiệu vào năm 2023, việc lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm là một xu hướng không bao giờ lỗi thời.