Đón làn sóng đầu tư vốn nước ngoài

Những ngày cuối cùng của năm 2020, Hợp tác xã Sunfood Dalat và Công ty Veron Asset (Hàn Quốc) đã được trao giấy chấp nhận chủ trương hợp tác - đầu tư sản xuất nhân sâm mầm theo giải pháp smart farm (nông nghiệp thông minh) trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, dự án sẽ triển khai mô hình thí điểm trên diện tích 3,7 ha trồng nhân sâm mầm Hàn Quốc theo phương pháp thủy canh tại xã Đạ Đờn.

null Dự đoán Việt Nam sẽ sớm đón các nhà đầu tư nước ngoài thuộc ngành dược liệu.


Nhân sâm mầm được trồng theo kỹ thuật nông nghiệp thông minh trong từng container với diện tích 28 m2/ container, đạt năng suất khoảng 25 kg/tháng. Sản xuất và thu hoạch liên tục 12 tháng/năm.

Veron Asset đầu tư nguồn giống, kỹ thuật công nghệ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch.

Dự kiến mô hình trồng nhân sâm mầm Hàn Quốc sau đó sẽ nhân rộng trên tổng diện tích 33 ha trên xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà gắn sản xuất với chế biến, du lịch canh nông, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho nông dân trên địa bàn.

Càng chất lượng, càng có tiềm năng

Chị Nguyễn Thị Huyền, CEO của Công ty Vinasamex, chuyên sản xuất và xuất khẩu quế, hồi Việt Nam cho biết:

“Một công ty ở Ðức sẵn sàng trả giá cho Vinasamex cao hơn so với giá ban đầu khi họ hiểu được cách thức và những giá trị chúng tôi mang lại cho người nông dân.

Ngày trước xuất sang Ấn Độ loại quế cấp thấp giá chỉ 2.000 USD/tấn, nhưng khi xuất sang thị trường cao cấp, giá có thể đạt 5.000 USD, có những khi lên đến 7.000 USD.

Chúng tôi xác định không tập trung vào sản lượng mà phải đầu tư cho giá trị sản phẩm. Bán ít nhưng giá trị phải cao”

null Giá trị của dược liệu dần được nhận thức đúng.


Vinasamex đã đưa sản phẩm đến hàng loạt thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Bắc Á... sau gần 10 năm thành lập.

Hiện Vinasamex hợp tác với đối tác Nhật để phát triển những sản phẩm mới. Công ty kỳ vọng có thể học tập được công nghệ từ Nhật để giảm lệ thuộc trong thời gian tới.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư