Kỹ năng có rất nhiều loại, đơn giản có thể phân thành 2 nhóm, hướng nội và hướng ngoại.

Trong khi hướng ngoại cần rất nhiều tố chất và thời gian rèn luyện thì các kỹ năng hướng nội yêu cầu cao về khả năng tự nhận thức.

Trên thực tế, một số kỹ năng hướng nội có vai trò rất quan trọng trong việc mang đến thành công bền vững của mỗi con người nhưng rất ít người nhận ra.

Chúng bao gồm: Khả năng thấu hiểu bản thân, năng lực thấu cảm người khác, tinh thần lắng nghe chủ động, kỹ năng quan sát và năng lực kiểm soát cảm xúc.

    1. Thấu hiểu bản thân - Mở lối thành công

Để đạt được mục tiêu và nhiều thành công trong cuộc sống và công việc, thấu hiểu bản thân là “cánh cửa” mở lối đến nhiều cơ hội tuyệt vời.

Cần biết bản thân muốn điều gì để từ đó vạch ra hướng đi đúng đắn cùng với sự quyết tâm vững vàng.

Việc thường xuyên đặt ra những câu hỏi tại sao cũng giúp chúng ta nâng cao tư duy nhận thức về các vấn đề.

Mọi thứ trong cuộc sống không nên chỉ nhìn nhận dựa trên yếu tố bên ngoài, nó còn thuộc cảm tính và bản chất bên trong.

Vì thế, học cách thấu hiểu bản thân đưa chúng ta đến những quyết định đúng đắn trước các sự lựa chọn hay một hướng đi nào đó.

null
Biết được bản thân muốn gì sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đam mê và dễ dàng đạt nhiều thành công.

Quá trình để thấu hiểu bản thân là quá trình tự vấn, tự đặt câu hỏi.

Mình là ai? Mình được sinh ra để làm gì? Niềm đam mê của mình là gì? Mình muốn cống hiến điều gì cho đời? Kỹ năng, kiến thức, điểm mạnh của mình ở đâu?...

Nếu không hiểu bản mình cần gì, chúng ta sẽ mãi loay hoay để đi tìm khát vọng và rất khó có được hạnh phúc.

Nhận thức được bản thân để hướng đến những điều tốt đẹp và gặt hái được nhiều thành công.

Bài học về sự thấu hiểu bản thân đòi hỏi một cái đầu thật sáng suốt, phân biệt đúng - sai và tốt-xấu để quyết định mọi việc một cách thông minh nhất.

Thấu hiểu bản thân là một trong 3 kỹ năng quan trọng để dẫn đến thành công bên cạnh việc lắng nghe và tăng khả năng quan sát.

     2. Thể hiện sự đồng cảm/thấu hiểu - Sợi dây gắn kết tình người

Mỗi người sẽ có câu chuyện của riêng mình, có người gặp nhiều thuận lợi trên còn đường mình chọn nhưng có một số người không được may mắn như thế.

Thể hiện sự đồng cảm như tiếp thêm nguồn năng lượng và sự an ủi dành cho người khác.

Đồng cảm hay thấu hiểu là sự liên kết cảm xúc của mình với người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những cảm xúc và quan điểm của họ.

Để có thể thấu hiểu được người khác, hãy loại bỏ cái tôi của mình, tính tự cao tự đại và tránh đưa ra các phán xét hướng đến người khác.

“Nếu là họ, mình sẽ cảm thấy như thế nào?”, “Trong hoàn cảnh đó, mình sẽ hành động như thế chứ?”.

Với cuộc sống ngày càng vội vã và bận rộn, mỗi cá nhân đều có những nỗi lo riêng, vì thế sự thấu hiểu và đồng cảm với nhau ngày càng ít đi.

Và đặc biệt hơn, thái độ phán xét xảy ra nhiều hơn, có rất nhiều người chưa tìm hiểu lý do hành động xuất phát từ đâu đã vội chỉ trích đối phương.

Chỉ trích người khác xảy ra phổ biến trên mạng xã hội, vì thế mới có sự ra đời của cụm từ “bạo lực mạng”.

null
Thay vì đồng cảm, thấu hiểu những người xung quanh thì ngày nay con người trở nên phán xét nhiều hơn.

Trong kinh doanh, thấu hiểu và đồng cảm khách hàng là mục tiêu chính mà các chủ doanh nghiệp hướng đến và mang lại lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.

Có thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng của mới có thể đưa ra được những phương án giải quyết toàn diện.

Đây là yếu tố quan trọng đối với mỗi kế hoạch Marketing và phát triển thương hiệu.

Lợi ích nhận được từ việc thấu hiểu và đồng cảm không chỉ gia tăng về lợi nhuận, doanh số mà còn mở rộng hình ảnh thương hiệu và thiện cảm của khách hàng.

    3. Lắng nghe chủ động - Bí quyết của người giao tiếp giỏi

Buổi trò chuyện có hiệu quả cần kỹ năng giao tiếp tốt thôi chưa đủ, lắng nghe chủ động cũng góp phần tạo nên hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

Tình trạng phổ biến mà tất cả ai cũng có thể mắc phải chính là dễ bị mất tập trung trong quá trình giao tiếp hoặc trao đổi bởi các tác nhân xung quanh.

Khác với lắng nghe, lắng nghe chủ động là tập trung vào câu chuyện, hiểu rõ thông điệp mà đối phương đang cố gắng truyền tải đến người nghe.

Mọi người thường bị phân tâm bởi tiếng động phát ra, có người đi qua lại hoặc thông báo điện thoại hiện lên.

Để trở thành người lắng nghe chủ động cần nhiều sự kiên nhẫn và nỗ lực luyện tập để có thể hòa mình vào câu chuyện của người nói.

Khi chúng ta càng chú tâm lắng nghe, chúng ta có thể tiếp thu những kiến thức mới, những bài học kinh nghiệm từ người đi trước, học tập lối tư duy hay khả năng kinh doanh của người nói.

Hoặc lắng nghe chủ động để đưa ra những giải pháp thích hợp, hướng đi đúng đắn khi đối phương cần mình cho lời khuyên.

Khi lắng nghe chủ động, bạn phải thật kiên nhẫn và không cắt ngang những lời chia sẻ của mọi người.

null
Lắng nghe chủ động cần sự tập trung vào câu chuyện của người nói, từ đó hiểu rõ những điều họ đang đề cập đến.

Đọc thêm: Như thế nào là người lắng nghe chủ động (Active listener)?

    4. Kỹ năng quan sát - Kịp thời phản ứng

Trong một số tính huống, khả năng quan sát tốt sẽ cho chúng ta biết một điều gì đó thú vị mà chưa được tiết lộ.

Trong “Vụ tai tiếng ở Bohemia”, Sherlock Holmes đã nói,

“Bạn nhìn thấy, nhưng bạn không quan sát".

Có khá nhiều lầm tưởng giữa việc nhìn và quan sát.

Nhìn chỉ là bước đầu trong quan sát, nhìn có thể chỉ là cái nhìn lướt qua, không có chủ đích vì thế không có sự ghi nhớ, lưu trữ sự vật, hiện tượng.

Kỹ năng quan sát có sự tham gia của các giác quan, có sự phân tích, đưa ra đánh giá và có những quyết định, hành động phù hợp một cách có chủ đích.

Nhìn mang tính chất bị động, song quan sát lại là quá trình chú ý chủ động và có mục đích.

Quan sát cũng là một kỹ năng bởi nó không đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn luyện để phát triển hơn nữa.

Chẳng hạn, khi đi vào tòa nhà hoặc trung tâm thương mại, chúng ta nên quan sát các vị trí lối thoát hiểm để chẳng may xảy ra sự cố mình có thể dễ dàng xác định vị trí để thoát ra ngoài.

Hoặc khi đi trên đường, quan sát những cái cây to đang bị nghiêng, công trình xây dựng,... để tránh những sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

null
Kỹ năng quan sát cần thiết trong mọi tình huống trong cuộc sống.

Ngày nay, để luyện tập khả năng quan sát không dễ dàng bởi chúng ta thường “bận rộn” với chiếc điện thoại của mình và ít khi quan sát những sự việc diễn ra xung quanh.

    4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Giảm thiểu hậu quả

Cảm xúc vô cùng đa dạng và “linh hoạt”, có thể chuyển từ vui sang tức giận chỉ sau 1 giây.

Vì thế, cân bằng cảm xúc tuy khó nhưng để có thể nắm bắt cơ hội ai cũng cần kiểm soát cảm xúc bản thân để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.

Trong thực tế, không dễ để làm chủ được cảm xúc của mình, vì cảm xúc thuộc về bản năng.

Một người có thể cân bằng cảm xúc, điều chỉnh tâm trạng trong mọi tình huống chắc hẳn người đó đã trải qua một khoảng thời gian luyện tập kiên trì.

Thông thường, nguyên nhân lớn nhất khiến chúng ra khó kiểm soát cảm xúc chính là sự nóng giận.

Người Nhật có câu: “Đừng hành động khi đang giận dữ”.

Bởi khi giận dữ chúng ta thường vô thức nói ra những lời lẽ khó nghe, làm tổn thương đến những người mà mình yêu quý và có thể sẽ nhận lấy rất nhiều hậu quả không thể sửa chữa.

Điều chỉnh cảm xúc là cơ hội để chúng ta nhìn nhận nhiều góc nhìn tích cực hơn, điều mà tức giận không thể làm được.

Ngoài tức giận, còn có những loại cảm xúc khác như lo lắng, bất an, bồn chồn, sợ hãi,...

Vì vậy, khi biết cách điều chỉnh cảm xúc để loại bỏ những yếu tố tiêu cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ tươi đẹp hơn.

null
Cảm xúc tích cực giúp nhận thấy nhiều cơ hội tuyệt vời phía trước.

Cảm xúc có sức mạnh phi thường, đó là lý do tại sao học cách kiểm soát chúng cũng quan trọng không kém.

Thời sự, báo chí thường xuyên đưa các tin tức về các vụ ẩu đả xảy ra hàng ngày, đều xuất phát từ việc không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân dù sự việc không có gì to tát.

    6. Nghệ thuật nói “không” - Để bản thân được “thở”

Những lời đề nghị, yêu cầu từ mọi người có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ hình thức nào.

Nếu cứ mãi “ôm đồm” đồng ý tất cả các yêu cầu từ người khác, dần dần sẽ rút cạn năng lượng và sức lực của bản thân để giải quyết các nhiệm vụ đó.

Thật ra, từ chối vốn không khó, mọi người ngại nói “không” vì một số lý do:

Cảm giác tội lỗi khi từ chối giúp đỡ người khác, e ngại để nói “không”, sợ làm người khác thấy vọng, sợ bỏ lỡ cơ hội,...

Khi chúng ta biết cách từ chối sẽ khẳng định giá trị của bản thân và nhận được sự tôn trọng từ mọi người.

Bạn có thêm nhiều thời gian và công sức để để tập trung cho công việc, cuộc sống của mình và phát triển, theo đuổi những dự định riêng.

Đa phần việc phải chấp nhận những công việc không thích đều khiến bạn cảm thấy áp lực, chán nản.

Vì thế, nếu từ chối, bạn sẽ bớt đi gánh nặng và tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ nếu nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của bạn.

Nghệ thuật nói “không” sẽ giúp mỗi chúng ta tiến đến thành công nhanh và bền lâu hơn.

null
Học cách nói “không” với những việc nằm ngoài khả năng cho phép của bản thân.

E ngại nói “không” xảy ra phổ biến tại công sở.

Bạn vừa làm báo cáo giúp đồng nghiệp, vừa nhận thêm một dự án sếp vừa mang về nhưng trong nhóm chẳng có ai đủ thời gian để tham gia,…

Thực tế bạn chỉ muốn giữ mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn muốn thể hiện năng lực với cấp trên, sợ rằng nếu để lỡ cơ hội này để thể hiện khả năng của bản thân, mất cơ hội thăng tiến.

Hậu quả khi nhận quá nhiều việc nằm ngoài tầm với, bạn sẽ không thể tập trung sâu sát vào bất cứ việc gì.

Đó là lúc bạn thật sự đánh mất cơ hội cải thiện chuyên môn lẫn kỹ năng cần thiết.

Kết luận

Những kỹ năng trên không hẳn quá khó để chúng ta có thể sử dụng thành thạo, nếu có môi trường được thực hành, có nhiều nguồn kiến thức để tìm hiểu cùng với nỗ lực của bản thân thì ai cũng có thể phát triển kỹ năng trên.