Tiến sĩ Emma Seppälä, Giám đốc chương trình Phụ nữ Lãnh đạo của Trường Quản lý Yale và Tiến sĩ Kim Cameron, Chuyên gia ngành Quản lý và Tổ chức tại Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, đã cùng thực hiện các nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn hàng nghìn lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên.

Kết quả, họ nhận thấy một số mối quan hệ nhất định trong công việc có tác dụng cải thiện và nâng cao đời sống một cách khác thường. Hai chuyên gia gọi là "người truyền năng lượng tích cực".

null
Theo đó, thường có một người ở vị trí trung tâm thúc đấy được những người còn lại tiến lên.

Vì sao những lãnh đạo nên có năng lượng tích cực?

Vì lãnh đạo sẽ là người nâng cao tinh thần người khác thông qua phong cách lãnh đạo dựa trên giá trị, khích lệ cho cả bản thân và công ty.

Họ thế hiện và trau dồi hành động nhân ái, bao gồm lòng vị tha, lòng trắc ấn, sự khiêm tốn, lòng tốt, đáng tin, chính trực, trung thực, hào phóng, lòng biết ơn và sự công nhận trong công ty.

Kết quả của việc đó là mọi người đều thăng tiến.

null
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ năng lượng tích cực không phải là thế hiện bề ngoài, như cố gắng nghĩ ra điều vui vẻ hoặc làm ngơ trước những căng thắng và áp lực thực sự mà nhân viên đang phải trải qua.

Điểm qua những đặc điểm để nhận biết nhà lãnh đạo tích cực:

1. Năng lực cao hơn những người khác

Thực tế, nhà lãnh đạo tích cực là người năng suất cao nhất.

Họ luôn có thành tích cao hơn nhiều so với những người khác.

Bên cạnh đó, họ cũng có sự hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp, về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội song song với kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực.

2. Sự tự tin

Sự tự tin của một nhà lãnh đạo có thể đem đến cho người khác, cụ thể là cấp dưới một sự an tâm, tin tưởng vào khả năng của cấp trên.

Văn hóa tự tin và hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự hợp tác, sáng tạo và kết quả là thu hút được các thành viên làm việc chăm chỉ và tài năng.

Không những vậy, nó còn giúp cho người lãnh đạo được tôn trọng, tín nhiệm và trọng dụng trong mắt cả cấp dưới lẫn ban quản lý cấp cao.

3. Tác động đến hiệu suất làm việc

Nhân viên có xu hướng phát triển mạnh, tăng cao hiệu quả công việc khi có sự hiện diện của họ.

null
Nhà lãnh đạo tích cực sẽ có sự tác động đến hiệu suất của nhân viên.

4. Tạo ra bầu không khí thoải mái

Bên cạnh sự nghiêm túc, tự tin thì một người lãnh đạo đôi khi phải biết cách làm cho không khí làm việc trở nên vui vẻ, thoải mái, tạo tinh thần làm việc tích cực cho mọi người.

Điều này sẽ giúp tinh thần làm việc của cả tập thể được nâng cao dẫn đến cải thiện hiệu quả và chất lượng công việc.

5. Tạo ra môi trường hỗ trợ

Họ thường làm việc với nhân viên bằng một thái độ tích cực trong môi trường hỗ trợ thay vì giảng dạy.

Sự tinh tế này chắc chắn sẽ khiến nhân viên nhiệt tình và có nhiều khả năng đạt được hiệu quả hơn những gì mong đợi.

6. Tuân thủ mọi cam kết với nhân viên

Muốn nhân viên, cấp dưới của mình thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng nội quy thì chính bản thân họ phải làm được điều đó trước mà không tỏ ra khó chịu.

7. Khả năng giải quyết vấn đề

Thay vì chỉ đưa ra một loạt lời khiển trách, họ sẽ cho phép bạn nhìn vấn đề theo nhiều hướng khác nhau và nhận ra các giải pháp tiềm năng

8. Quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần

Đây là một điều kiện vô cùng quan trọng để có thể chắc chắn họ có phải là nhà lãnh đạo tích cực hay không.

Khi nhà lãnh đạo quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần, họ sẽ có lòng trắc ẩn và thấu cảm với nhân viên của mình một cách tốt nhất.

Lý do nhà lãnh đạo có năng lượng tích cực dễ thành công

Không có nhà quản lý nào thành công một mình cả. Thành tích của họ phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với nhân viên.

Họ có thể giỏi tất cả các kỹ năng nhưng nếu đòi hỏi khắt khe và cư xử thiếu tinh tế với cấp dưới thì họ sẽ phải mất nhiều năng lượng hơn để thuyết phục nhân viên, hiệu suất làm việc cũng sẽ giảm sút.

 Trong khi đó, người tích cực giống như một thỏi nam châm.

Các nhà lãnh đạo tử tế, tự tin không gặp nhiều khó khăn để thu hút người khác làm theo họ.

Nhân viên cấp dưới cảm thấy hạnh phúc khi được vào đội nhóm vì họ tạo được sự tín nhiệm và tin cậy.

null
Người lãnh đạo thường được ví như một “thuyền trưởng” hay “người lái tàu” luôn biết cách điều khiển con tàu hoạt động hết công suất nhằm đi đến đích một cách nhanh nhất.

Tổng kết

Để trở thành một nhà lãnh đạo cần đi kèm với rất nhiều trách nhiệm.

Trong công ty, năng lượng của các nhà lãnh đạo có tác động rất lớn đến nhân viên, nhiều hơn hầu hết bất kỳ mối quan hệ nào ở công ty.

Thực hiện các bước để trở nên tích cực hơn không chỉ giúp cá nhân trở nên hiệu quả trong công việc, mà nó còn giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên vững mạnh.

Tổng hợp nhiều nguồn