Partnership Marketing là gì? - Hợp tác tiếp thị đôi bên cùng có lợi
Partnership Marketing, còn được gọi là Hợp tác tiếp thị, là sự hợp tác chiến lược giữa hai bên, thường là hai doanh nghiệp hoặc một doanh nghiệp và một nhân vật của công chúng.
Mục đích của Partnership Marketing là đạt được các mục tiêu tiếp thị đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như:
- Tăng lượng khán giả trên nền tảng mới;
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với một nhóm nhân khẩu học cụ thể;
- Thu hút khách hàng mới;
- Củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại.
Lợi ích của Partnership Marketing - Hiệu quả về lợi nhuận, chi phí và tăng độ nhận diện thương hiệu
Partnership Marketing là một chiến lược phổ biến trong các ngành.
Một cuộc khảo sát của RequestGen cho thấy 96% doanh nghiệp mong đợi doanh thu hàng năm tăng liên quan trực tiếp đến các sáng kiến tiếp thị trong mạng lưới đối tác của họ.
Mỗi quan hệ đối tác kinh doanh sẽ mang lại những lợi ích riêng cho các bên tham gia, nhưng cũng có một số lợi ích chung, như:
- Tiếp cận khách hàng mới.
Hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp khác.
Theo đó, khả năng hiển thị tăng dẫn đến xác suất chuyển đổi cao hơn.
- Tiếp thị hiệu quả về chi phí.
Hợp tác mở rộng ngân sách và khả năng tiếp thị, bởi vì một bên sẽ được hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn và nguồn lực của bên còn lại.
Giả sử thế mạnh của một doanh nghiệp là quảng cáo trên mạng xã hội và một doanh nghiệp khác là chiến dịch Email.
Cả hai có thể tập hợp các nguồn lực để tạo ra một chiến lược tiếp thị tiếp cận khán giả thông qua cả hai phương tiện.
- Giảm rủi ro.
Hợp tác với một thương hiệu đã được chứng minh là sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp doanh nghiệp tránh được những cạm bẫy liên quan đến các dự án kinh doanh mới.
- Niềm tin của khách hàng lớn hơn.
Hợp tác với một thương hiệu có danh tiếng sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng tiềm năng liên tưởng đến vị thế của thương hiệu với hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao.
Khách hàng đó có thể muốn tin tưởng thương hiệu hơn vì mối quan hệ của thương hiệu với đối tác của mình, người đã giành được lòng trung thành của khách hàng.
Vận dụng Partnership Marketing như thế nào? - Phù hợp, gắn kết và kỳ vọng rõ ràng
Một chiến dịch Partnership Marketing hiệu quả phụ thuộc vào ngành và mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhưng có một số quy tắc cơ bản để bắt đầu bất kỳ mối quan hệ đối tác mới nào mà các doanh nghiệp có thể lưu ý:
- Chọn đúng đối tác.
Tìm kiếm các công ty có mục tiêu và chiến lược tiếp thị tương tự có thể giúp thương hiệu thu hẹp loại hình hợp tác nào phù hợp nhất với tham vọng chung.
Đối tác phù hợp không nhất thiết phải làm việc trong cùng một ngành, nhưng mục tiêu và kiến thức chuyên môn phải liên quan và bổ sung cho thương hiệu.
Việc định vị các đối tác tiềm năng có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm nhanh trên Google hoặc các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Ngoài ra, các sự kiện kết nối trực tiếp, chẳng hạn như triển lãm thương mại và hội nghị, cũng có thể mang đến cơ hội.
Sau đó, cần liên hệ để tổ chức một cuộc gặp ban đầu để quyết định xem việc hợp lực có thể dẫn đến một mối quan hệ đối tác hiệu quả hay không.
- Thiết lập kỳ vọng rõ ràng ngay từ đầu.
Sau khi tìm được đối tác tiếp thị, việc xác định kỳ vọng của hai bên nên là việc đầu tiên trong danh sách việc cần làm.
Một cuộc trò chuyện về những gì cả hai muốn từ quan hệ đối tác này có thể giúp ngăn chặn sự thất vọng và khuyến khích giao tiếp rõ ràng, trung thực.
Chú ý rằng một tài liệu bằng văn bản là một hướng dẫn hữu ích khi quan hệ đối tác phát triển và giúp phân chia công việc một cách đồng đều.
Văn bản này có thể bao gồm:
Trách nhiệm của từng đối tác, khung thời gian để đạt được mục tiêu, phải làm gì nếu một trong hai bên gặp rào cản, đặt mục tiêu đo lường được…
Các mục tiêu được chia sẻ cũng phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh nội bộ và kỳ vọng về doanh thu của đôi bên.
- Hỗ trợ và khen thưởng đối tác.
Bắt tay vào một sự hợp tác mới có thể gây khó chịu vì cả hai doanh nghiệp đều thiết lập các quy trình và thói quen mới.
Vậy nên, cần giữ liên lạc cởi mở với theo dõi nhau thường xuyên.
Kỷ niệm những thành công bằng cách tổ chức các chuyến đi chơi chung hoặc gửi quà cho những nhân viên xuất sắc để tạo ra doanh thu thông qua quan hệ đối tác.
Đặc biệt là, nên tôn trọng cam kết của mình, từ đó, thương hiệu sẽ duy trì được lòng tin với cả họ và khách hàng.
Case Study về Partnership Marketing thành công - Partnership Marketing ở khắp mọi nơi
Các công ty lớn và nhỏ đều được hưởng lợi từ Partnership Marketing như một cách để tiếp cận đối tượng mới, xây dựng mối quan hệ công ty và tăng doanh thu.
Dưới đây là ba ví dụ nổi bật từ các công ty hàng đầu.
- Walmart và ThreadUp: Mở rộng kho hàng và tiếp cận các đối tượng khách hàng mới.
Ứng dụng mua bán hàng hàng hóa cũ ThreadUp có quan hệ đối tác kênh với Walmart để bán các mặt hàng cũ trên trang Web của nhà bán lẻ này.
ThreadUp có quyền tiếp cận với cơ sở khách hàng khổng lồ, trong khi Walmart thu lợi từ việc tiếp cận với kho hàng phong phú hơn và nhóm khách hàng trẻ tuổi đã quen thuộc với ThreadUp và thị trường bán lại đồ cũ thời thượng.
- Google và Fiat Chrysler: Google thâm nhập thị trường, Fiat Chrysler tiết kiệm chi phí.
Khi hai ông lớn liên doanh, Google và tập đoàn sản xuất ô tô Fiat Chrysler (FCA) đã hợp tác để phát triển ô tô tự lái.
Họ cùng nhau tung ra chiếc Minivan Chrysler Pacifica Hybrid được trang bị thiết bị tự động hóa của Google.
Nhờ sự hợp tác này, FCA đã chi tương đối ít cho công nghệ xe tự lái và Google đã thâm nhập vào ngành công nghiệp ô tô.
- Netflix và Sony: Tăng doanh thu và người theo dõi của cả hai thương hiệu.
Netflix có thỏa thuận cấp phép độc quyền với Sony về bản quyền phim của họ sau khi chúng ra rạp.
Các mối quan hệ đối tác này rất phổ biến giữa các nền tảng phát trực tuyến, vì việc đảm bảo các quyền độc quyền thường là chìa khóa để thu hút người đăng ký mới.
Đối với các công ty sản xuất, những giao dịch béo bở này thường mang lại doanh thu lớn.
Lời kết
Sự phổ biến của quan hệ đối tác tiếp thị (Partnership Marketing) giữa các ngành là minh chứng cho giá trị của chúng.
Đây là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mới và tối ưu hóa ROI.
Nhiều loại quan hệ đối tác có thể phù hợp, tùy thuộc vào mục tiêu của thương hiệu và đối tác.
Vậy nên, nếu thương hiệu muốn bắt đầu với hoạt động Partnership Marketing, thì việc biết mục tiêu của mình, sắp xếp kế hoạch hợp lý và theo dõi tiến trình đều là những nền tảng cơ bản nhất.
Bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại Partnership Marketing để các thương hiệu có thể tìm hiểu và vận dụng phù hợp.
Đón đọc bài viết tiếp theo tại Trends Việt Nam.
Lược dịch từ bài viết của Adobe.