Cụ thể, các xu hướng này bao gồm:

- Hợp tác thương hiệu và tiếp thị mối quan hệ;
- Công ty liên doanh;
- Quan hệ đối tác phân phối;
- Quan hệ đối tác giới thiệu;
- Quan hệ đối tác cấp phép;
- Quan hệ đối tác phi lợi nhuận.

Đọc thêm: 

- Partnership Marketing là gì? - Định nghĩa, lợi ích, Case Study và cách thức vận dụng.

- 11 loại hình cơ bản của Partnership Marketing (phần 1): Nhóm liên quan trực tiếp tới khách hàng.

Partnership Marketing tận dụng nguồn lực của các doanh nghiệp hợp tác với nhau để thâm nhập thị trường mới (Ảnh: Unsplash).
Partnership Marketing tận dụng nguồn lực của các doanh nghiệp hợp tác với nhau để thâm nhập thị trường mới (Ảnh: Unsplash).

1. Hợp tác thương hiệu và tiếp thị mối quan hệ - Nắm bắt một thị trường ngách khách hàng cùng sở thích

Hai thương hiệu nổi tiếng hợp tác và đặt tên của họ trên một sản phẩm mới có thể tăng doanh số bán hàng. 

Hợp tác thương hiệu cho phép hai công ty đặt các nguồn lực hợp tác đằng sau một sản phẩm mới mà họ tiếp thị cùng nhau.

Dưới đây là một vài ví dụ:

- Nike và Apple đã hợp tác trên Apple Watch Nike+ để thu hút khách hàng từ nhóm người hâm mộ trung thành của cả hai thương hiệu.
- Crocs tạo ra những đôi giày phiên bản giới hạn với sự hợp tác của những người nổi tiếng và các công ty như Justin Bieber, 7-ElevenKentucky Fried Chicken.

Có thể nói, hai công ty hợp tác để nắm bắt một thị trường ngách có chung sở thích với cả hai thương hiệu.

Nếu thương hiệu có thể thu hẹp một nhóm đối tượng khách hàng trung thành và đối tác tiềm năng của mình, thì việc cùng nhau xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm mới có thể là một chiến thắng đôi bên cùng có lợi.

Crocs kết hợp với Justin Bieber tạo nên xu hướng và Sold Out sản phẩm nhanh chóng.
Crocs kết hợp với Justin Bieber tạo nên xu hướng và Sold Out sản phẩm nhanh chóng.

2. Công ty liên doanh - Phù hợp với các doanh nghiệp tác động đến khách hàng trong khu vực hoặc thị trường cụ thể

Liên doanh là cách các đối tác kinh doanh chia sẻ kỹ năng và nguồn lực của họ để tạo ra một dự án cùng có lợi và thâm nhập thị trường mới nhanh hơn. 

Ví dụ:

Amazon và công ty khởi nghiệp EV Rivian hợp tác để tạo ra xe điện cho đội giao hàng của Amazon.

Liên doanh cũng có thể mang lại lợi ích cho các công ty đang tìm cách tiếp cận khách hàng ở một thị trường mới. 

Các doanh nghiệp có mục tiêu tương tự và có lợi thế giữa các khách hàng trong một khu vực hoặc thị trường cụ thể sẽ là đối tác tốt nhất cho liên doanh.

Xe điện cho đội giao hàng của Amazon được tạo ra bởi sự liên doanh của Amazon và công ty khởi nghiệp EV Rivian (Ảnh: Xe 360).
Xe điện cho đội giao hàng của Amazon được tạo ra bởi sự liên doanh của Amazon và công ty khởi nghiệp EV Rivian (Ảnh: Xe 360).

3. Đối tác phân phối - Mở rộng các kênh phân phối 

Quan hệ đối tác phân phối giúp thương hiệu tiếp cận các kênh phân phối mà một công ty khác đã xây dựng, để đưa sản phẩm đến tay nhiều người hơn.

Một hình thức của sự hợp tác này là trả tiền cho một nhà phân phối lớn hơn như Amazon để có không gian trong các cửa hàng hoặc nhà kho của họ. 

Tuy nhiên, đối tác phân phối cũng có thể là nhà bán buôn, nhà môi giới, đại lý bán hàng hoặc doanh nghiệp có cùng đối tượng. 

Dưới đây là một số ví dụ:

- Bán lại. 

Một cửa hàng đồ nội thất giảm giá mua các mặt hàng không bán được từ các nhà bán lẻ với giá sỉ. 

Sau đó, họ bán lại đồ nội thất dưới giá bán lẻ ban đầu.

Hoặc, hai công ty phần mềm cung cấp một hợp đồng trọn gói cho những khách hàng quan tâm đến việc mua cả hai sản phẩm của họ.

- Quảng cáo chéo. 

Hai thương hiệu tổ chức một chương trình tặng quà chung trên phương tiện truyền thông xã hội nơi mọi người phải theo dõi và thích các bài đăng của cả hai thương hiệu để đủ điều kiện. 

Người chiến thắng nhận được một gói quà tặng với các sản phẩm từ cả hai công ty.

Các thương hiệu có thể liên kết với nền tảng Amazon để mở rộng kênh phân phối (Ảnh: Unsplash).
Các thương hiệu có thể liên kết với nền tảng Amazon để mở rộng kênh phân phối (Ảnh: Unsplash).

4. Quan hệ đối tác giới thiệu - Mối quan hệ mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên xây dựng

Mọi nhân viên bán hàng giỏi đều biết giá trị của một lượt giới thiệu. 

Theo Invespcro, những khách hàng tìm hiểu về thương hiệu thông qua các khách hàng khác có tỷ lệ duy trì cao hơn 37% và có khả năng giới thiệu thương hiệu cho người khác cao gấp 4 lần.

Trong quan hệ đối tác giới thiệu, một doanh nghiệp luôn giới thiệu một doanh nghiệp khác cho khách hàng của mình. 

Nỗ lực của nhóm này tạo ra một kênh giới thiệu, nơi các khách hàng trung thành của một công ty ghé thăm, và cuối cùng, trở thành khách hàng quen của doanh nghiệp kia.

Chẳng hạn, một phòng khám vật lý trị liệu có thể hợp tác với ứng dụng sức khỏe của một công ty khác bằng cách giới thiệu ứng dụng này cho bệnh nhân. 
Công ty ứng dụng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn và có khả năng chuyển đổi nhiều người dùng mới hơn thành khách hàng trả tiền. 
Đổi lại, phòng khám sẽ nhận được một phần lợi nhuận.

Không giống như các chương trình liên kết, mối quan hệ phát triển với các đối tác giới thiệu của mình không hoàn toàn mang tính chất giao dịch và cần được nuôi dưỡng nhiều hơn. 

Đây có thể là những mối quan hệ đối tác vô giá, vì vậy, hãy sẵn sàng đầu tư lâu dài vào chúng.

Nuôi dưỡng các mối quan hệ đối tác giới thiệu sẽ tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách hiệu quả (Ảnh: Unsplash).
Nuôi dưỡng các mối quan hệ đối tác giới thiệu sẽ tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách hiệu quả (Ảnh: Unsplash).

5. Đối tác cấp phép - Tiếp cận đối tượng mới với khoản đầu tư nhỏ

Quan hệ đối tác cấp phép là một khoản đầu tư tuyệt vời khác để mở rộng hoạt động tiếp thị với khoản đầu tư nhỏ hơn. 

Quan hệ đối tác cấp phép cho phép một thương hiệu sử dụng tài sản trí tuệ của người khác, như nội dung, nhãn hiệu, bằng sáng chế hoặc hàng hóa đã đăng ký nhãn hiệu, để đổi lấy một khoản phí cố định hoặc tiền bản quyền. 

Cấp phép có thể cung cấp quyền truy cập vào nhiều sản phẩm hơn và sự công nhận thương hiệu có thể tạo ra một cách tự nhiên.

Các Ki-ốt Starbucks bên trong Target là một phần của thỏa thuận cấp phép dài hạn giữa hai tập đoàn. 
Target cấp phép cho Logo, thực đơn và các mặt hàng bán lẻ của Starbucks để thu hút những khách hàng quen thuộc với chuỗi cà phê.
Hay, cấp phép truyện tranh hoặc nhân vật hoạt hình là một chiến lược nhiều doanh nghiệp sử dụng. 
Ví như, LEGO cấp phép cho các nhân vật trong “Chiến tranh giữa các vì sao” cho nhiều bộ đồ chơi của mình.

Vậy nên, cân nhắc kết nối với các công ty có quy mô tương tự hoạt động trong các lĩnh vực lân cận. 

Cấp phép cho nội dung của họ có thể giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng mới hoặc kích thích khách hàng hiện tại bằng các dịch vụ mới.

Các Ki-ốt Starbucks bên trong trang Target.
Các Ki-ốt Starbucks bên trong trang Target.

6. Quan hệ đối tác phi lợi nhuận - Dành cho doanh nghiệp mong muốn lan tỏa giá trị và tăng lòng tin của khách hàng

Quan hệ đối tác giữa các tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận thường là đôi bên cùng có lợi. 

Các mục tiêu và giá trị chung của họ có thể là chất keo để gắn kết mối quan hệ lâu dài trong một cộng đồng.

Ví dụ, một công ty quảng cáo có thể hợp tác với một bệnh viện địa phương và giúp gây quỹ cho nghiên cứu y tế. 
Đối tác của công ty có thể tổ chức các sự kiện và đợt gây quỹ cũng như khuyến khích công việc tình nguyện để thu hút nhân viên tham gia.

Đó là một lợi ích to lớn cho các tổ chức phi lợi nhuận để có sự hỗ trợ của công ty. 

Và hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận có thể giúp các doanh nghiệp tăng cường độ nhận diện và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu.

Công ty Coca-Cola và Tổ chức phi lợi nhuận The Ocean Cleanup hợp tác để ngăn rác thải nhựa đổ ra đại dương.
Công ty Coca-Cola và Tổ chức phi lợi nhuận The Ocean Cleanup hợp tác để ngăn rác thải nhựa đổ ra đại dương.

Lời kết

Có thể thấy, các doanh nghiệp tùy mục tiêu có thể sử dụng chiến dịch hợp tác phù hợp để tận dụng các nguồn lực của nhau.

Lược dịch từ bài viết của Adobe.