Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nhóm làm việc trực tiếp với khách hàng.
Theo đó, có 11 loại hình Partnership Marketing cơ bản, được chia thành 2 nhóm:
Nhóm liên quan trực tiếp tới khách hàng
- Chương trình khách hàng thân thiết;
- Vị trí sản phẩm;
- Đối tác tài trợ;
- Chương trình tiếp thị liên kết và đại sứ;
- Kênh đối tác và đại lý.
Nhóm không liên quan trực tiếp tới khách hàng
- Hợp tác thương hiệu và tiếp thị mối quan hệ;
- Công ty liên doanh;
- Quan hệ đối tác phi lợi nhuận;
- Quan hệ đối tác giới thiệu;
- Quan hệ đối tác phân phối;
- Quan hệ đối tác cấp phép.
Đọc thêm: Partnership Marketing là gì? - Định nghĩa, lợi ích, Case Study và cách thức vận dụng.
1. Chương trình khách hàng thân thiết - Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Chương trình khách hàng thân thiết là quan hệ đối tác được thiết lập trực tiếp với khách hàng giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và khuyến khích họ tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Đây là hình thức được sử dụng thường xuyên trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử để tăng mức độ tương tác với thương hiệu và chiếm được cảm tình của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể tặng điểm, phiếu giảm giá hoặc cho phép quyền truy cập độc quyền cho khách hàng thân thiết như một phần thưởng cho việc mua sắm.
Ví như:
- Chương trình khách hàng thân thiết của ALDO Crew cung cấp phiếu giảm giá, quà tặng sinh nhật, ưu đãi độc quyền và quyền truy cập sớm vào các bộ sưu tập quần áo đặc biệt theo mùa.
- Chương trình lợi ích theo cấp bậc của Marriott Bonvoy nâng các khách hàng đủ điều kiện lên nhiều cấp độ từ trạng thái thành viên bình thường cho đến Đại sứ Elite, kết nối với nhiều khách sạn của 30 thương hiệu hàng đầu giúp khách hàng đa dạng hóa trải nghiệm.
2. Vị trí sản phẩm - Phổ biến sản phẩm hay độ nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông
Có lẽ ví dụ dễ nhận biết nhất về vị trí sản phẩm là sự hiện diện của thương hiệu trong các chương trình truyền hình và phim ảnh.
Dễ dàng nhận thấy các công ty nước giải khát, thương hiệu ô tô và nhà bán lẻ thời trang lồng ghép Logo của họ vào các bộ phim hay chương trình thực tế.
Vị trí sản phẩm là một hình thức quảng cáo tinh tế, trong đó, một đối tác trả tiền cho một đối tác khác để nhúng sản phẩm của họ vào phương tiện trực quan.
Phương pháp này giúp xây dựng sự công nhận và phổ biến thương hiệu một cách tự nhiên.
Ở quy mô nhỏ hơn, các công ty có thể trả tiền cho người tạo nội dung trên YouTube hoặc Instagram để sử dụng sản phẩm của họ trong Video, ngay cả khi sản phẩm không phải là chủ đề của nội dung đó.
3. Đối tác tài trợ - Phổ biến đội nhận diện từ sự kiện thực tế
Tương tự với vị trí sản phẩm ở mạng xã hội, các sự kiện thực tế cũng sẽ cung cấp một cơ hội tiếp thị rộng rãi cho công chúng.
Đó là lý do tại sao Logo của công ty ở khắp mọi nơi trong các sân thể thao.
Mối quan hệ với nhà tài trợ cho phép doanh nghiệp trả tiền cho ban tổ chức sự kiện để quảng cáo thương hiệu của mình ở nơi công cộng.
Một số khoản tài trợ rất lớn và kéo dài qua một loạt sự kiện, như Coca-Cola tại Thế vận hội.
Hãy xem xét các ví dụ sau:
- Một công ty kem tài trợ cho một hội chợ quận nơi họ tặng kem.
- Một ngân hàng địa phương tài trợ cho cuộc đua trong thị trấn và có Logo của họ hiển thị trên mặt sau áo thun của các vận động viên.
- Một bệnh viện tài trợ cho một buổi biểu diễn của nhà hát và đặt Logo ở Background của chương trình biểu diễn.
Tài trợ là một trong những cách trực tiếp nhất để thu hút khách hàng.
Tại các sự kiện, mọi người sẽ chú ý đến độ nhận diện thương hiệu với tư cách là nhà tài trợ.
Việc công khai này khiến mọi người nói chuyện và tạo ra khách hàng tiềm năng dựa trên quảng cáo truyền miệng.
4. Chương trình tiếp thị liên kết và đại sứ - Tác động lớn đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội
Thiết lập một chương trình tiếp thị liên kết hoặc một chương trình đại sứ có thể tạo ra nhiều tiếng vang xung quanh thương hiệu mà không cần chi phí quá lớn như một chiến dịch tiếp thị truyền thống.
Các chương trình này tận dụng thế mạnh tiếp thị của người có ảnh hưởng để tác động đến khách hàng trên mạng xã hội.
Tiếp thị liên kết là khi một công ty hợp tác với người sáng tạo nội dung, như người viết Blog hoặc YouTuber, quảng cáo sản phẩm để đổi lấy hoa hồng.
Chẳng hạn, một Blogger có thể đánh giá loa Bluetooth giá cả phải chăng và bao gồm một liên kết của Amazon.
Khi độc giả nhấp và mua, Blogger kiếm được một tỷ lệ phần trăm nhỏ từ việc bán hàng.
Mặt khác, các chương trình đại sứ liên quan đến các mối quan hệ độc quyền hơn với những cá nhân chia sẻ sản phẩm của thương hiệu với khán giả của họ trực tuyến và ngoại tuyến.
Các công ty thời trang như Aerie dẫn đầu các chương trình đại sứ thành công, hợp tác với vài trăm người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, tạo bài đăng trên Instagram và TikTok để giới thiệu quần áo và phụ kiện của thương hiệu.
Các chương trình tiếp thị liên kết và đại sứ được cung cấp miễn phí cho người tạo nội dung, nhưng các chi nhánh không được trả tiền cho đến khi họ bán được hàng.
Sự sắp xếp này cung cấp một cách hiệu quả về chi phí cho một công ty để phân nhánh trên phương tiện truyền thông mạng xã hội.
5. Kênh đối tác và đại lý - Dành cho các doanh nghiệp chỉ tập trung tạo ra sản phẩm
Xây dựng thương hiệu B2C có nhiều trở ngại, nhưng có thể tránh được một số trở ngại đó thông qua quan hệ đối tác kênh hoặc đại lý bán lẻ.
Những quan hệ đối tác này cho phép các thương hiệu nhỏ hơn bán hàng thông qua các công ty lớn hơn với tên tuổi được công nhận nhiều hơn và cơ sở khách hàng ổn định.
Quan hệ đối tác kênh và đại lý là thỏa thuận để một thương hiệu phân phối, bán lại, quản lý hoặc phân phối sản phẩm từ một công ty khác thông qua các kênh của họ.
Ví như, một cửa hàng tạp hóa mua các sản phẩm sữa bán buôn từ một trang trại.
Cửa hàng sẽ tiếp thị các sản phẩm dưới một thương hiệu chung quen thuộc với khách hàng.
Người nông dân không phải xây dựng thương hiệu B2C và cửa hàng không phải sản xuất sữa.
Các đại lý sẽ mua một sản phẩm từ một đối tác kinh doanh, thực hiện những thay đổi nhỏ, và sau đó, sử dụng các kênh hiện có của mình để tiếp thị sản phẩm dưới tên thương hiệu duy nhất của họ.
Vậy nên, cân nhắc hợp tác với kênh hoặc người bán lại nếu doanh nghiệp muốn tập trung vào việc tạo sản phẩm hơn là tiếp thị B2C.
Đó là một lối tắt để bán sản phẩm cho đại chúng một cách dễ dàng và ở một mức độ ẩn danh nhất định.
Lời kết
Đây là những xu hướng Partnership Marketing tác động trực tiếp đến khách hàng, xây dựng mối quan hệ, mức độ nhận diện thương hiệu và đưa các sản phẩm tiếp cận gần hơn đến khách hàng.
Các doanh nghiệp có những vấn đề liên quan có thể xem xét vận dụng các loại hình cho phù hợp.
Bài viết sau sẽ đề cập đến 6 xu hướng không liên quan trực tiếp đến khách hàng, nhưng sẽ tận dụng hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp đối tác để thâm nhập vào các thị trường mới, mở rộng lượng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Đón đọc bài viết tại Trends Việt Nam.
Lược dịch từ bài viết của Adobe.