Thị trường tiếp thị bằng Influencer (người có sức ảnh hưởng) hiện nay đang tăng trưởng theo từng năm ước tính có giá trị khoảng 14 tỷ đô la, đây là một mảnh đất ”màu mỡ” mà nhiều thương hiệu đang tìm cách khai thác.

Mỗi Influencer đều có những nội dung mang tính “độc nhất” và họ luôn có một cộng đồng theo dõi, ủng hộ riêng biệt.

Vì vậy các chiến dịch Influencer Marketing đều tập trung vào mức độ tương tác với nội dung của những người nổi tiếng mang lại.

Vậy tại sao chúng ta không tận dụng Influencer Marketing để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp?

Nếu một chiến dịch Influencer Marketing được thực thi đúng cách có thể mang lại thành công và tăng thêm uy tín thương hiệu.

Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, hay chiến dịch nào thực hiện nào cũng thành công. Một trong những lý do thất bại của một chiến dịch Influencer Marketing đó là thương hiệu chưa biết cách làm việc với Influencers.

Dưới đây là một số sai lầm mà thương hiệu dễ mắc phải:

Chưa vạch ra mục tiêu rõ ràng

Mọi chiến dịch tiếp thị cần phải đề ra một mục tiêu rõ ràng.

Các doanh nghiệp đang giành rất nhiều thời gian và tiền bạc để làm việc với Influencer. Cho nên, doanh nghiệp phải thật sự hiểu những gì mình cần đạt được thông qua những kinh nghiệm trước đó.

Doanh nghiệp của bạn mong muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi? Thu thập dữ liệu và insight từ người dùng? Hay chỉ đơn giản là tăng thêm độ nhận dạng thương hiệu của mình?

Nếu bạn là người quản lý hay chủ một doanh nghiệp thì cần phải thực sự hiểu rõ được câu trả lời, đừng chờ đợi một “điều kỳ diệu” sẽ đến với mình.

Tóm lại, bước đầu tiên các doanh nghiệp cần phải làm trước khi thực hiện một chiến dịch là lên kế hoạch và đề ra những mục tiêu rõ ràng. Tóm lại, bước đầu tiên các doanh nghiệp cần phải làm trước khi thực hiện một chiến dịch là lên kế hoạch và đề ra những mục tiêu rõ ràng.

Một chỉ số ngày nay cũng đang được các nhà tiếp thị quan tâm đó là Tỷ lệ lợi nhuận thu về dựa trên chi tiêu quảng cáo (ROAS - Return on Advertising Spend) thay vì chỉ tập trung vào chỉ số thu hút khách hàng (Impression) như trước đây.

Một số nền tảng đã thành công trong môn hình Influencer có thể kể đến như Anchor.fm chạy quảng cáo podcast hay nền tảng video thì có Curastory.

Với mỗi bài đăng quảng cáo trên Anchor.fm hay Curastory thì những người Influencer đều được trả tiền. Với mỗi bài đăng quảng cáo trên Anchor.fm hay Curastory thì những người Influencer đều được trả tiền.

Lựa chọn sai Influencer

Doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ lưỡng người Influencer sẽ đồng hành cùng với thương hiệu mình.

Trong một chiến dịch người Influencer chính là nhân vật quyết định đến sự thành bại của cả chiến dịch, đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá đắt.

Vậy Influencer nào là tốt nhất với doanh nghiệp của bạn? Làm thế nào để tìm được những Influencer phù hợp? Vậy Influencer nào là tốt nhất với doanh nghiệp của bạn? Làm thế nào để tìm được những Influencer phù hợp?

Đầu tiên, doanh nghiệp hãy xem xét trước của các Influencers qua các trang mạng xã hội. Tìm hiểu xem họ được biết đến qua những nội dung như thế nào? Cách diễn đạt có chân thật không? Họ có đủ tốt để hợp tác làm việc không?.

Doanh nghiệp cũng có thể nhìn vào kỹ năng giao tiếp của họ. Xem thử họ có tương tác tốt với khán giả và phản hồi các bình luận nhanh chóng không? Liệu rằng họ có tuân theo các quy định về nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải hay không?.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xem khán giả trung thành của Influencer đó có thuộc đối tượng mà thương hiệu muốn hướng đến hay không?

Nếu có thì thông qua Influencer sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả đến khách hàng của mình hơn.

Đôi khi, khán giả cũng luôn chờ đợi những màn kết hợp bất ngờ của thương hiệu với những Influencer có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Điều này càng làm nhiều người sẽ kết nối với thương hiệu của bạn.

Nàng mẫu kiêm diễn viên Jung Ho Yeon chính thức trở thành Đại sứ toàn cầu của nhà mốt Pháp. Nàng mẫu kiêm diễn viên Jung Ho Yeon chính thức trở thành Đại sứ toàn cầu của nhà mốt Pháp.

Nếu các doanh nghiệp cố gắng kết hợp và đưa sản phẩm của mình đến những Influencer không phù hợp, người dùng sẽ không cảm thấy tin tưởng và không lựa chọn mua hàng.

Đối xử với Influencers như nhân viên của mình

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và những Influencer được xem là mối quan hệ hợp tác bình đẳng.

Các doanh nghiệp đừng xem họ là nhân viên của mình mà hãy xem họ là những đối tượng mà mình được cấp phép làm việc trong một khoảng thời gian vì vậy cần đưa ra các điều khoản thỏa thuận đáp ứng nhu cầu mong đợi cả hơn bên.

Influencers có thương hiệu của riêng họ và doanh nghiệp cũng có thương hiệu riêng của mình. Hai bên đang làm việc cùng nhau vì lợi ích chung.

Doanh nghiệp thậm chí có thể bồi đắp mối quan hệ này bằng cách đưa ra định hướng rõ ràng cho một chiến dịch thành công. Doanh nghiệp thậm chí có thể bồi đắp mối quan hệ này bằng cách đưa ra định hướng rõ ràng cho một chiến dịch thành công.

Chất lượng quan trọng hơn số lượng

Hầu hết những influencers và người sáng tạo đều tập trung vào một kênh mạng xã hội duy nhất ngay cả khi các doanh nghiệp yêu cầu đăng bài trên nhiều trang web. Bởi vì việc quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội rất tốn thời gian.

Rất khó để các Influencer duy trì thường xuyên các tài khoản mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể chủ động cung cấp công cụ mới cho họ có thể tạo những nội dung chất lượng trên nhiều nền tảng.

Một chiến dịch tiếp thị cho influencers đòi hỏi rất nhiều sự hợp tác từ cả hai bên. Nếu doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận từ số tiền đầu tư ban đầu mình bỏ ra thì điều quan trọng nhất là phải vạch ra mục tiêu, chọn những người Influencers thật phù hợp với chiến dịch, đối xử tối với họ để đạt được những thành công tốt nhất.

Ban biên tập Trends Việt Nam biên dịch từ MarTech Series