Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, các nền tảng mạng xã hội đã liên tục tiến hóa để phát triển theo xu hướng người tiêu dùng, từ những nội dung bằng văn bản cho đến những loại hình nội dung mới trực quan và “ăn liền” hơn, và cùng lúc đó mô hình Social Commerce cũng dần manh nha xuất hiện.

Gần đây, sau những động thái tương tự của Facebook và Instagram, ByteDance - công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới vừa công bố ra mắt ứng dụng bán hàng ngay chính nền tảng TikTok - mạng xã hội tỷ người dùng của mình.

Trước đó, công ty đã hợp tác với Shopify để thử nghiệm tính năng TikTok Shopping ở Mỹ, Vương Quốc Anh và Canada.

Thỏa thuận cho phép người bán thêm tab mua sắm vào hồ sơ TikTok của họ và đồng bộ hóa danh mục sản phẩm để tạo cửa hàng nhỏ trên nền tảng video ngắn.

Sau khoảng thời gian xây dựng cộng đồng, đây được xem thời điểm “chín muồi” khi Tiktok cho phép các nhà bán hàng tiếp cận đến nhóm khách hàng trẻ khổng lồ dựa trên các video sáng tạo và độc đáo.

Sự thay đổi về hình thức nội dung của các mạng xã hội qua từng năm. Sự thay đổi về hình thức nội dung của các mạng xã hội qua từng năm.

Có thể thấy, trên cả những nhu cầu liên lạc và kết thối thông thường, mạng xã hội giờ đây cho phép các thương hiệu phân phối nội dung, tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiếp cận người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất.

Social Commerce là gì?

Theo Big Commerce, Social Commerce là phương thức bán hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội, đây được xem là phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm /dịch vụ một cách trực tiếp.

Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử). Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử).

Điều này khác với hình thức trả tiền quảng cáo trên MXH để cố gắng kéo khách hàng đến với website, cửa hàng hay các kênh bán khác.

Với Social Commerce phương thức này sẽ giúp thương hiệu tạo ra một trải nghiệm TMĐT liền mạch, trực tiếp ngay trong các nền tảng MXH, vốn là một trong những điểm chạm phổ biến nhất trong Internet.

Các bài đăng (qua quảng cáo, bài viết, livestream, KOLs,..) sẽ được “vô tình” tiếp cận đến những người dùng.

Nếu người dùng có hứng thú với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ chủ động nhắn tin để được tư vấn, sau đó đến bước đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.

Tiềm năng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Facebook, Youtube, Instagram và gần đây là TikTok là bốn chiến trường khốc liệt trong kỷ nguyên Social Commerce.

Theo báo cáo từ We Are Social, tính đến đầu năm 2021, có tổng cộng 72 triệu tài khoản MXH hoạt động (tăng thêm 7 triệu tài khoản so với cùng kỳ năm 2020), trong đó 71,14 triệu người dùng di động để truy cập MXH.

Mức độ thâm nhập của mạng xã hội trên tổng dân số tương đương 73.7%. Mức độ thâm nhập của mạng xã hội trên tổng dân số tương đương 73.7%.

Mỗi ngày, người Việt dành trung bình 6 tiếng 47 phút trên Internet nhưng một phần ba trong số đó là dùng mạng xã hội để nhắn tin, tương tác, làm việc,...

Thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội độ tuổi từ 16 đến 24 tại Việt Nam là 6.4 giờ/ngày, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội độ tuổi từ 16 đến 24 tại Việt Nam là 6.4 giờ/ngày, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

So với năm 2020, mạng xã hội Facebook đã phải nhường vị trí đầu bảng cho Youtube với tỉ lệ người dùng chiếm 92%, cao hơn Facebook (91,7%).

Theo sau hai ông lớn trên là Zalo, Messenger, Instagram và TikTok.

Danh sách các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Danh sách các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê tính tới tháng 6-2021 từ NapoleonCat, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam gần 76 triệu người dùng, chiến hơn 70% dân số.

Nói cách khác, bất kể hàng hóa là gì đi nữa đều có thể tìm được những khách hàng có nhu cầu trên Facebook.

Mạng xã hội vẫn là một kênh được các doanh nghiệp đánh giá mang lại hiệu quả kinh doanh nhất trong nhiều năm. Mạng xã hội vẫn là một kênh được các doanh nghiệp đánh giá mang lại hiệu quả kinh doanh nhất trong nhiều năm.

Dựa theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021 của Bộ Công Thương, trong năm 2020 có 37% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả kinh doanh thông qua MXH.

Tiếp theo đó là website của doanh nghiệp và ứng dụng di động là hai nền tảng được doanh nghiệp đánh giá đem lại hiệu quả cao ở mức ngang nhau (23%).

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng sàn giao dịch TMĐT đang tăng dần lên, nhưng để đem lại hiệu quả kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư thêm vào các giải pháp kinh doanh trên sàn, mới có 19% doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh trên nền tảng này.

“Chốt Sale” nhanh với Social Commerce

Có thể nói, Social Commerce có cả những thế mạnh của mô hình bán lẻ truyền thống tại cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xóa nhòa ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.

Ở những mô hình cửa hàng truyền thống, nhà bán hàng dễ dàng thuyết phục người mua khi họ được trực tiếp cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm, nhận tư vấn và chốt “sale” ngay tại cửa hàng.

Nhược điểm là nhà bán hàng chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, ở thời gian cao điểm, nhân viên tại cửa hàng sẽ khó có thể chăm sóc và tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng.

Đôi khi còn mất đi cơ hội chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đôi khi còn mất đi cơ hội chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ngược lại, thương mại điện tử lại có khả năng tiếp cận tệp khách hàng khổng lồ, đa dạng danh mục sản phẩm, bán hàng 24/7, đa dạng các hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,...

Tuy nhiên, khách hàng vẫn thường e dè khi mua hàng vì không được trải nghiệm sản phẩm thực tế, dẫn đến những lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ quá lớn khiến doanh nghiệp khó có thể cá nhân hoá thông điệp và hoạt động tiếp thị nhằm thuyết phục khách hàng hiệu quả.

Vì vậy, lượng khách hàng tiềm năng tuy nhiều nhưng lại không khai thác được hết và để mất họ cho các đối thủ.

Mô hình Social Commerce chính là sự kết hợp mới mẻ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm, đo lường bằng mức độ tương tác và tăng doanh thu hiệu quả.

Hiệu quả của hình thức Social Commerce được cho là sẽ vượt trên thương mại điện tử. Hiệu quả của hình thức Social Commerce được cho là sẽ vượt trên thương mại điện tử.

Điểm danh 4 xu hướng Social Commerce trong năm 2022

Dưới đây là 4 xu hướng thương mại trên MXH mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng để thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn, tăng doanh thu, mở rộng nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.

1. Tập trung vào nội dung

“Tập trung vào nội dung” chính là chìa khóa để thành công trong kỷ nguyên Social Commerce.

Khai thác những điều khách hàng muốn và cần vẫn là những ưu tiên hàng đầu.

Sau sự thành công của nhiều hội nhóm như hội Ghét bếp - Không nghiện nhà, nhiều nhà bán hàng và tiếp thị đã đặt ra câu hỏi liệu cộng đồng MXH bất đầu mong muốn những nội dung “thông nhưng thật” hay chưa? Sau sự thành công của nhiều hội nhóm như "Hội Ghét bếp - Không nghiện nhà", nhiều nhà bán hàng và tiếp thị đã đặt ra câu hỏi liệu cộng đồng MXH bất đầu mong muốn những nội dung “thông nhưng thật” hay chưa?

Song, việc đăng tải hình ảnh sản phẩm chất lượng cao hoặc dưới dạng video trực tiếp, video đánh giá sản phẩm và nội dung hình ảnh do người dùng sáng tạo sẽ đặc biệt thu hút sự chú ý của khách hàng.

Từ đó trở thành người tiêu dùng luôn yêu thích và ủng hộ thương hiệu.

Doanh nghiệp sẽ được hưởng trái ngọt trong cuộc cạnh tranh của các nhà bán hàng trên MXH khi phải liên tục sáng tạo nội dung chất lượng nhằm giữ chân người theo dõi.

2. Khuyến khích nội dung do người dùng sáng tạo (User Generated Content)

Social Commerce hoạt động dựa trên một nguyên tắc cơ bản của Marketing đó là Word-of-Mouth (Marketing Truyền Miệng).

Marketing Truyền Miệng là nguyên tắc cơ bản của Marketing mà Social Commerce sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc này. Marketing Truyền Miệng là nguyên tắc cơ bản của Marketing và Social Commerce sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc này.

Khi hài lòng với thương hiệu, khách hàng sẽ chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thông qua các bài đăng trên trang cá nhân, bài đánh giá trong các hội nhóm hay ngay cả người thân lẫn bạn bè thông qua các trang mạng xã hội.

Theo Stackla.com, chiến dịch Social Marketing bằng UGC (User Generated Content) nhận được sự tương tác nhiều hơn 50%, đặc biệt là Brand Marketing với nội dung do chính người dùng sáng tạo (hình ảnh sản phẩm, videos, trải nghiệm và các bài reviews) nhận được sự yêu thích và tương tác tăng hơn 7 lần so với những chiến dịch thông thường.

UGC đem lại niềm tin, tính xác thực nội dung, hình ảnh thương hiệu tích cực giúp các doanh nghiệp chạm đến trái tim người tiêu dùng.

3. Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên môi trường trực tuyến

Người tiêu dùng thích thú với mua sắm khi họ chỉ cần dành ra ít thời gian và công sức cho việc đó.

Mỗi một bước được thêm vào trong quá trình mua hàng sẽ làm gia tăng khả năng thay đổi quyết định của khách hàng.

Tối ưu trải nghiệm mua sắm người tiêu dùng cũng là một trong 4 xu hướng Social COmmerce 2022. Tối ưu trải nghiệm mua sắm người tiêu dùng cũng là một trong 4 xu hướng Social COmmerce 2022.

Bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm thông qua Social Commerce giúp làm giảm việc lưu trữ vào giỏ hàng, giảm tỉ lệ thoát khỏi trang web, các doanh nghiệp có thể đảm bảo người tiêu dùng hoàn thành quá trình mua hàng một cách nhanh chóng, gia tăng chuyển đổi và doanh số bán hàng.

4. Tăng cường tương tác thông qua Chatbot

Các doanh nghiệp tích hợp chatbot để sử dụng có thể hỗ trợ tiếp cận khách hàng 24/7 mà không cần phải thuê nhân viên trực cả ngày lẫn đêm.

Điều này đã phần nào giúp được các doanh nghiệp tăng hiệu suất kinh doanh, cắt giảm chi phí, góp phần nâng cao trải nghiệm và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Chatbot được tích hợp sử dụng trên khá nhiều ứng dụng như Facebook, Instagram, Zalo, Website,... Nhưng Facebook Messenger vẫn là nền tảng được các doanh nghiệp tích hợp và sử dụng chatbot nhiều nhất.

Chatbot giúp tư vấn khách hàng và giải đáp các thắc mắc tự động theo kịch bản sẵn có. Chatbot giúp tư vấn khách hàng và giải đáp các thắc mắc tự động theo kịch bản sẵn có.

Mặc dù chatbot sẽ có những hạn chế tùy vào mức độ chi tiết thuật toán, nhưng chúng vẫn có thể cung cấp những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản cho một số thắc mắc cơ bản của khách hàng.

Năm 2021 sắp kết thúc và chuẩn bị bước qua 2022, các xu hướng mới liên quan đến mạng xã hội và thương mại điện tử như Social Commerce sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhưng để thành công, các nhà tiếp thị phải có chiến lược rõ ràng và sử dụng các kênh mạng MXH phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Đối với những bước đi kế tiếp, nên thử nghiệm và tối ưu những cải tiến mới như chatbot nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và xây dựng được lòng tin với người tiêu dùng.

Văn Phát - Trends Việt Nam