Thập kỷ bùng nổ của các “kỳ lân” trên khắp thế giới

Theo công bố mới nhất của CB Insight (Mỹ), tính đến tháng 1/2019, có hơn 326 kỳ lân trên khắp thế giới trên nhiều khu vực.

Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các siêu kỳ lân (decacorn) - với định giá hơn 10 tỷ USD, trước khi có khả năng trở thành “haocorn” với định giá trên 100 tỷ USD.

Con số này đã lên đến hơn 800 kỳ lân mới vào năm 2021. Con số này đã lên đến hơn 800 kỳ lân mới vào năm 2021.

Trong số đó, kỳ lân về công nghệ, internet chiếm số lượng lớn nhất với 82 kỳ lân, tiếp theo đó là sàn thương mại điện tử.

Hơn 300 công ty này có tổng giá trị gần 1.100 tỷ USD và số vốn huy động lên đến hơn 271 tỷ USD. 

Các startup “kỳ lân” được CB Insights chia thành 13 lĩnh vực, trong đó nhiều nhất là Phần mềm & Dịch vụ Internet (chiếm 25%), Thương mại điện tử (13%), Fintech (10%)…

Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 "kỳ lân", chiếm 46% tương đương với 7/10 kỳ lân lớn nhất theo định giá. 

Riêng trong năm 2021, nước này có thêm 254 "kỳ lân". 

Các công ty Mỹ thống trị danh sách kỳ lân. Các công ty Mỹ thống trị danh sách kỳ lân.

Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. 

Năm 2021, nước này có thêm được 74 "kỳ lân" mới. 

Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.

Tiếp theo đến là Trung Quốc, Anh, Nhật Bản. 

Ngoài các nước trên, chỉ có 32 kỳ lân đến từ các quốc gia khác trên thế giới.

Trong số đó, có 7 unicorn được định giá trên 20 tỷ đô - bao gồm Uber, WeWork, Airbnb và ByteDance, chiếm gần 30% tổng giá trị của toàn bộ unicorn trên thế giới.

Đúng theo mô hình kim tự tháp, có tổng 280 kỳ lân được định giá 1-5 tỷ đô la, chiếm khoảng 42,5% tổng giá trị. Đúng theo mô hình kim tự tháp, có tổng 280 kỳ lân được định giá 1-5 tỷ đô la, chiếm khoảng 42,5% tổng giá trị.

Ở một số liệu khác, khi nói tới 12 startups có giá trị nhất năm 2021 thì chúng ta có thể thấy trên 70% là các công ty công nghệ.

Đặc biệt với ByteDance, chỉ riêng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã đứng đầu bảng với trị giá cao nhất lên tới 350 tỷ USD, trở thành kỳ lân công nghệ giá trị nhất thế giới.

ByteDance được định giá 350 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 150 tỷ USD của Ant Group. ByteDance được định giá 350 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 150 tỷ USD của Ant Group.

ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, sở hữu ứng dụng video ngắn TikTok với 1 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng trên toàn cầu và được coi là thách thức lớn đối với Facebook. 

Sự lên ngôi của các kỳ lân “kinh tế số”

Kinh tế số gắn với sự phát triển của Internet được ví như “nền kinh tế không ngủ”, là cái nôi của nhiều startup kỳ lân, siêu kỳ lân trên thế giới. Kinh tế số gắn với sự phát triển của Internet được ví như “nền kinh tế không ngủ”, là cái nôi của nhiều startup kỳ lân, siêu kỳ lân trên thế giới.

Trong báo cáo của Google và Temasek, Việt Nam và Indonesia được nhắc đến với các điểm nổi bật thú vị. 

Cụ thể, với nền kinh tế Internet ước đạt khoảng 9 tỷ USD năm 2018 (tăng 35% trong giai đoạn 2015 - 2018) Việt Nam được so sánh với hình ảnh “con rồng chưa được tháo khỏi xiềng xích”. 

Theo số liệu của SEA (tập đoàn đến từ Singapore, sở hữu Shopee), đến năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam có quy mô khá lớn với 33 tỷ USD, đứng thứ 3 khu vực (sau Indonesia và Thái Lan); tốc độ tăng trưởng 25%, thấp hơn 3% so với Indonesia - quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực.

null

Trong khi đó, Indonesia đang dẫn đầu về thương mại điện tử ở Đông Nam Á, với quy mô đạt khoảng 12 tỷ USD vào năm 2018. 

Đất nước có hơn 260 triệu dân này cũng là quốc gia thứ 2 tại Đông Nam Á (cùng với Singapore) xuất hiện siêu kỳ lân Go-Jek, với định giá hơn 10 tỷ USD.

Phần mềm và dịch vụ Fintech và Internet là những nhà sản xuất kỳ lân hàng đầu

Phần mềm và dịch vụ Fintech, Internet đã tạo ra nhiều kỳ lân nhất.

Phần mềm dịch vụ và Fintech là những nhà sản xuất kỳ lân hàng đầu. Phần mềm dịch vụ và Fintech là những nhà sản xuất kỳ lân hàng đầu.

Trong số 801 kỳ lân trên toàn thế giới, 19,1% trong số đó là lĩnh vực Fintech, 16,5%dịch vụ internet, 10,7% thương mại điện tử và trực tiếp đến người tiêu dùng, 8,4% trí tuệ nhân tạo và 7,1% trong chăm sóc sức khỏe. 

Trong khi đó, Fintech chiếm 27,5% trong số 316 kỳ lân mới được thêm vào danh sách trong 8 tháng đầu năm 2021, tiếp theo là phần mềm và dịch vụ internet (21,5%).

Fintech có nhiều kỳ lân khởi nghiệp lớn nhất thế giới

Trong số 35 công ty khởi nghiệp lớn nhất thế giới được định giá trên 10 tỷ USD thì lĩnh vực Fintech Trong số 35 công ty khởi nghiệp lớn nhất thế giới được định giá trên 10 tỷ USD thì lĩnh vực Fintech 'thống lĩnh' danh sách với sự góp mặt của 9 đơn vị.

Kể từ khi làn sóng các công ty startup tập trung vào lĩnh vực công nghệ-tài chính nổi lên sau đợt khủng hoảng năm 2008, Fintech trở thành đại diện tiêu biểu cho cuộc các mạng kỹ thuật số, được đồn đoán là có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng.

Điều đó cho thấy những tiềm năng vô hạn của loại hình này, nhưng cũng đi kèm với nhiều vấn đề phát sinh khác. Điều đó cho thấy những tiềm năng vô hạn của loại hình này, nhưng cũng đi kèm với nhiều vấn đề phát sinh khác.

Tính đến tháng 9/2021, đầu tư vào Fintech ở khu vực Mỹ Latin đã lên đến 9,8 tỷ USD, tăng 211% so với năm 2020. 

Trong số các nguyên nhân khiến Fintech phát triển mạnh có yếu tố nhân khẩu học và việc thiếu các dịch vụ tài chính tiên tiến. 

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Mỹ Latin có thị trường dịch vụ tài chính trị giá 1.000 tỷ USD mỗi năm và lượng người dùng rất lớn. 

Đồng thời, khu vực này cũng có lượng người sử dụng internet lớn, với thời gian sử dụng ứng dụng di động trung bình cao, tạo ra môi trường hoàn hảo cho việc áp dụng Fintech. 

Công nghệ vẫn là “vua" trong giới đầu tư

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer Science). 

Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

null

Nhận định về tương lai công nghệ nói chung và AI nói riêng, các chuyên gia cho rằng trong 5-10 năm tới là câu chuyện bình dân hóa AI trong nhiều ngành, nhiều mặt của cuộc sống. 

null

Một xu hướng nữa là hội tụ công nghệ, khi AI kết hợp IoT hay blockchain để tạo ra sự tiện lợi và bảo mật cho người dùng. 

Theo tiến sĩ Bùi Hải Hưng, thuộc Viện nghiên cứu VinAI Research, AI chưa đạt được ở quy mô đại trà, nhưng trong quá trình 5-10 năm phát triển đã giúp toàn bộ hệ thống công nghệ hiện nay hoạt động trơn tru hơn.

Dung lượng thị trường ở các lĩnh vực từ bán lẻ, thương mại điện tử, Fintech, AI, VR, AR, Blockchain vẫn tiếp tục tăng trưởng

Các xu hướng công nghệ sẽ được ứng dụng và tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam trong năm 2022 là:

Công nghệ 5G, IoT, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). 

Công nghệ và công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Công nghệ và công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại.

Đây là những công nghệ có xu thế dẫn dắt, tương hỗ lẫn nhau trong tổng thể hệ sinh thái công nghệ số giai đoạn hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Thế giới đã bước sang năm COVID-19 thứ ba, các biến chủng mới có thể xuất hiện, tạo nguy cơ về những làn sóng dịch mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. 

Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp tăng tốc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số.

Trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain) và dữ liệu lớn (Big Data) sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong năm 2022. 

Trong đó, đặc biệt AI đang trở thành một phần cốt lõi của ngành công nghệ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động.

Năm 2021 cũng chứng kiến sự nở rộ của Blockchain trong lĩnh vực game, tài sản số (NFT). 

Năm 2022, Blockchain sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp, tổ chức thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực mới như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… vì đảm bảo tính minh bạch, an toàn, tin cậy trong các giao dịch giữa các bên khác nhau.

null

COVID-19 trong 2 năm qua đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người làm việc, sinh hoạt.

Hành vi người tiêu dùng đối với việc mua sắm trực tuyến bắt đầu có những thay đổi, họ tập trung vào các sản phẩm có giá trị nhỏ, hoặc sản phẩm đã từng dùng trước đó. 

Đây cũng là lý do, mô hình bán hàng đa kênh sẽ ngày càng phát triển trong và sau dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, hoạt động bán lẻ trực tuyến và mô hình bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam có những chuyển biến tích cực: 

Các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển dịch qua kinh doanh trên nền tảng TMĐT; logistics phát triển nhanh và mạnh hơn.

Thương mại điện tử giúp thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển. Thương mại điện tử giúp thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển.

Theo thống kê, doanh thu từ hoạt động bán lẻ trực tuyến tăng vọt khi có 80% khách hàng chuyển đổi qua mua sắm thương mại điện tử. 

Số lượng siêu thị giảm nhưng số lượng hoạt động kinh doanh trên Internet lại nở rộ. 

Có thể thấy rằng, mô hình bán hàng trực tuyến truyền thống vẫn đang trên đà phát triển, cùng với đó, mô hình thương mại đa kênh cũng được chú trọng.

Một ví dụ cho thấy thương mại điện tử thời kỳ dịch bệnh đang lên ngôi: Bytedance trở thành kỳ lân công nghệ giá trị nhất thế giới

South China Morning Post dẫn kết quả Chỉ số Unicorn toàn cầu mới nhất do viện nghiên cứu Hurun Research Institute hôm 20/12 công bố cho biết, ByteDance đã vượt qua Ant Group để trở thành kỳ lân công nghệ lớn nhất thế giới.

Sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu, dung lượng thị trường trong tất cả các lĩnh vực từ bán lẻ, thương mại điện tử, Fintech, AI, VR, AR, blockchain vẫn còn rộng mở cho tất cả mọi người. 

Doanh nghiệp cần có những điều kiện đủ cơ bản để cơ hội trở thành hiện thực.

Như là phải có những ý tưởng đột phá, hệ sinh thái khép kín và mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiến hóa của người dùng.

Đặc biệt để có thể phát triển trường tồn doanh nghiệp phải đảm bảo phải tạo dựng và ứng dụng sức mạnh của các đòn bẩy quan trọng như đòn bẩy tài chính, đòn bẩy thương hiệu, đòn bẩy công nghệ.

Phương Trang, Trends Việt Nam