Báo cáo toàn cảnh ngành Thương mại điện tử do Lazada Việt Nam phát hành mới đây đã chỉ ra, trong 5 năm qua, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định.
Trong năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam chỉ đạt 5 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 doanh thu này đã tăng gấp 2 lần, đạt trên 10 tỷ USD.
Đà tăng trưởng này vẫn được duy trì vào năm 2020, khi đạt 11,8 tỷ USD, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm qua, các chuyên gia vẫn đánh giá cao tốc độ phát triển ngành thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đưa ra báo ngành này sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025.
Báo cáo cũng cho thấy, tổng giá trị giao dịch hàng hóa qua sàn (GMV) của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc từ 8 tỷ USD năm 2020 lên 13 tỷ USD năm 2021.
Điều này góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế số Việt Nam cán mốc tăng trưởng ấn tượng khi tăng vọt 31% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt tổng giá trị GMV là 21 tỷ USD.
Bất chấp những thách thức từ đại dịch COVID-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính.
Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy ngành thương mại điện tử Việt Nam đã thành công trong việc vượt qua những khó khăn do COVID-19 gây ra và đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh “bình thường mới”.
Cùng đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng đầy hứa hẹn về số lượng người dùng mới trong năm vừa qua.
Tính tới nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị.
Sự gia tăng số lượng người dùng mới từ các khu vực này là một tín hiệu tích cực về tiềm năng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Việt Nam đang chứng kiến mức tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử và thanh toán điện tử nhanh hơn so với bất kỳ thị trường nào khác trên thế giới.
Những sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội, đã thúc đẩy sự phát triển ấn tượng của ngành thương mại điện tử trong nước.
Theo khảo sát mà Báo cáo này ghi nhận được, tỷ lệ người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam có xu hướng tăng cao với 97%.
Người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.
Ngoài ra, theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek, Bain & Company.
Người tiêu dùng Đông Nam Á đang sử dụng nhiều hơn dịch vụ số so với mức sử dụng của họ trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Nói cách khác, tiêu dùng kỹ thuật số đang trở thành lối sống của người tiêu dùng Đông Nam Á và Việt Nam.
Trước những bằng chứng cho thấy thanh toán trực tuyến qua ví điện tử ngày càng phát triển.
Doanh nghiệp cũng đã có thêm các bước triển khai và đẩy mạnh hình thức này trên chính nền tảng của mình.
Hiện nay, hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng chủ yếu vẫn là thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD).
Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm từ 86% trong năm 2019 xuống 78% trong năm 2020.
Mặt khác, mặc dù mức độ còn thấp nhưng tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn hình thức thanh toán kỹ thuật số qua ví điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ cào đều tăng nhẹ trong giai đoạn từ năm 2019 - 2020.
Các dịch vụ thanh toán điện tử đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử và dự kiến sẽ sớm đạt được mức tăng trưởng đáng kể.
Từ đó, Báo cáo cũng đưa ra nhận định, đây cũng sẽ là một xu hướng giàu tiềm năng cho các nền tảng thương mại điện tử trong những năm tới.
Trong năm 2021, có 81% nhà bán hàng trực tuyến mong muốn tăng mức sử dụng hình thức thanh toán điện tử trong hai năm tới.
Tổng hợp, nguồn: Cafebiz, Báo mới, Doanh nghiệp Việt Nam