Tăng trưởng xanh - tiền đề cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã, đang trở thành mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia hướng tới sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Trong đó, tăng trưởng xanh được coi là nội dung quan trọng nhất của phát triển bền vững, đòi hỏi phải giải quyết đồng thời, hài hòa các vấn đề về môi trường và phát triển.

Tăng trưởng xanh là chìa khóa phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh là chìa khóa phát triển bền vững.

Chiến lược phát triển bền vững đồng hành với chính sách tăng trưởng xanh

Tại Việt Nam, sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu tài nguyên dạng thô - đây là 1 trong 4 động lực cơ bản quan trọng nhất nhưng đã bị khai thác quá mức gây đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều thải khí nhà kính - nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường nên việc giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính được coi là vấn đề mấu chốt.

Chính sách tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” khẳng định rõ tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đồng thời đặt ra những mục tiêu để giải quyết.

Tăng trưởng xanh đặt ra những mục tiêu cần giải quyết. Tăng trưởng xanh đặt ra những mục tiêu cần giải quyết.

Tăng trưởng xanh có là bài toán khó với các doanh nghiệp nhỏ?

Việc áp dụng tư duy về tăng trưởng xanh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng mang những lợi ích về xã hội, môi trường và kinh tế cho Việt Nam, nhưng trên thực tế lại có rất ít doanh nghiệp làm được điều này.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 90%, việc nắm bắt xu thế và triển khai đầu tư gặp không ít khó khăn.

Phần lớn các doanh nghiệp có số vốn hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn hỗ trợ còn nhiều trở ngại.

Cụ thể, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không dễ tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cho các dự án đổi mới, thay thế công nghệ và thiết bị có hiệu năng sử dụng năng lượng cao.

Sự thay thế nguồn lực bằng năng lượng tái tạo và việc tích hợp tự nhiên vào mô hình kinh doanh là quá trình không thể nhanh chóng đạt được và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chưa kể đến nguồn lợi nhuận cũng cần thời gian dài hơn.

Vậy nên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có khả năng theo được những chiến dịch dài hạn với chi phí đầu tư phát triển cao và cần thời gian dài để mang lại lợi nhuận.

Cơ cấu các doanh nghiệp tại Việt Nam Cơ cấu các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một thách thức khác đến từ chính nội tại doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được phát triển bền vững theo cách tạo ra giá trị lâu dài.

Ngay cả những doanh nghiệp có quy mô lớn và đã triển khai phát triển bền vững đến nay vẫn tập trung chủ yếu vào việc quản lý rủi ro thay vì tạo dựng thêm giá trị cho sản phẩm, dịch vụ.

Mặc dù nước ta có những chính sách, chương trình hỗ trợ, khuyến khích áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ còn ít, chưa tạo ra được hệ sinh thái cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

"Đồng minh" trong chiến dịch phát triển bền vững

Trước các thách thức của Việt Nam để tiến hành tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài công bố sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu.

Tăng trưởng xanh là mục tiêu chung của mọi quốc gia. Tăng trưởng xanh là mục tiêu chung của mọi quốc gia.

Schneider Electric mới đây cho biết sẽ tạo điều kiện cho DN, tổ chức tại Việt Nam cùng đạt đến mục tiêu chung: giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5ºC.

Huawei cũng mong muốn thức đẩy ngành năng lượng trong lĩnh vực phát điện như điện mặt trời, điện gió, hỗ trợ hạ tầng giao thông thông minh, giao thông xanh, viễn thông và công nghệ thông tin.

Các ngân hàng nước ngoài cũng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng xanh.

Mới nhất có thể kể đến, Ngân hàng HSBC Việt Nam cung cấp tín dụng xanh ngắn hạn cho các DN Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tổ chức tài chính Phát triển Proparco (Pháp) cũng đã cấp khoản vay 50 triệu USD cho một ngân hàng để phục vụ các dự án xanh (giảm năng lượng tiêu thụ, giảm khí thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường).

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cung cấp khoản cho vay dài hạn lên đến 100 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam.

Không chỉ cấp vốn, các tổ chức nước ngoài còn tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững và cung ứng các tiêu chí môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Tổng hợp, nguồn: Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí tài chính, CDC, Con số sự kiện.