Tiếp thị cảm xúc là gì?

Tiếp thị cảm xúc (Emotional Marketing) là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc sử dụng cảm xúc của khách hàng, nhằm thu hút sự chú ý, ghi nhớ, chia sẻ và cuối cùng là thúc đẩy quyết định mua hàng. 

Từ đó, tiếp thị cảm xúc tập trung vào kích thích các loại cảm xúc nhất định như niềm vui, buồn bã, sợ hãi, tự ti, ngạc nhiên và xấu hổ, nhằm định hình hành vi của người dùng theo hướng mong muốn của doanh nghiệp.

Ví như, nếu liên kết một sản phẩm hoặc thương hiệu với những cảm xúc tích cực như niềm vui hay hạnh phúc, người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng phát triển thái độ tích cực đối với nó. 

Vì vậy, tiếp thị cảm xúc là một cách mạnh mẽ để doanh nghiệp kết nối với khách hàng ở mức độ sâu sắc hơn. 

Khi một công ty sử dụng tiếp thị cảm xúc, nó sẽ tạo ra mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu, tồn tại lâu dài hơn là chỉ sử dụng một cách tiếp cận lý trí. 

Nó cho phép doanh nghiệp tạo ra thông điệp nói lên giá trị và niềm tin của khách hàng, điều này làm tăng cơ hội họ nhớ đến thương hiệu khi sẵn sàng mua hàng.


Chiến dịch "LikeAGirl” của Always - Chiến dịch tiếp thị cảm xúc huyền thoại

Chiến dịch có một Video yêu cầu các cá nhân ở mọi lứa tuổi thực hiện một số nhiệm vụ nhất định "như một cô gái" ("LikeAGirl”), chẳng hạn như chạy hoặc ném bóng. 

Đoạn Video sau đó hỏi: "Có khi nào làm điều gì đó 'như con gái' lại trở thành một sự xúc phạm?" và kêu gọi người xem hành động cũng như chia sẻ câu chuyện của họ bằng cách sử dụng Hashtag #LikeAGirl.

Tác động cảm xúc của chiến dịch đã gây được ấn tượng với người xem vì nó đề cập đến một vấn đề nhạy cảm và truyền cảm hứng cũng như niềm tự hào. 

Thành công của chiến dịch "LikeAGirl" nêu bật sức mạnh của tiếp thị cảm xúc trong việc thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng và tạo ra bản sắc thương hiệu mạnh mẽ, gây được tiếng vang với khách hàng ở mức độ sâu hơn.


Cẩm nang ứng dụng Xu hướng Tiếp thị cảm xúc

Dưới đây là các  chiến lược cần cân nhắc khi thiết kế một chiến dịch tiếp thị cảm xúc:

- Nghiên cứu khán giả 

Hãy cân nhắc thực hiện nghiên cứu thị trường về điều gì có thể gây ra phản ứng cảm xúc trong quảng cáo. 

Đồng thời, nghiên cứu xem có đối thủ cạnh tranh nào đã thành công trong tiếp thị cảm xúc hay không, từ đó, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp.

- Nuôi dưỡng cảm hứng

Các thương hiệu có thể nuôi dưỡng cảm hứng bằng quảng cáo nêu bật thành tích của nhân vật, đồng thời, thuyết phục người tiêu dùng rằng họ cũng có thể đạt được thành tích tương tự.

Tương tự, các công ty cũng có thể đưa ra cam kết vì một lý do chính đáng như làm sạch môi trường hoặc đấu tranh cho công bằng xã hội để truyền cảm hứng cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hoặc tự mình trải nghiệm.

- Tạo khát vọng

Thương hiệu có thể gợi ý rằng nếu khách hàng sử dụng sản phẩm của họ, họ có thể đạt được một kết quả cụ thể hoặc có thể giúp người tiêu dùng khao khát tự đặt ra những mục tiêu cao hơn như thế nào.

null

- Tạo sự kết nối thông qua vị trí địa lý

Một công ty có thể tài trợ cho các sự kiện địa phương, cung cấp dịch vụ cho người dân hoặc doanh nghiệp địa phương hoặc đơn giản là giới thiệu các địa điểm trong quảng cáo của họ. 

Mỗi hành động này có thể khiến mọi người cảm thấy được kết nối với thương hiệu nếu họ đã có kết nối cảm xúc với địa điểm đó.

- Tận dụng các cột mốc quan trọng

Các cột mốc quan trọng trong quảng cáo có thể khiến mọi người cảm thấy hoài niệm hoặc liên tưởng đến một số công ty nhất định. 

Điều này có thể nhắm mục tiêu vào các ngày lễ, sự kiện như ngày kỷ niệm hoặc những thời điểm nhất định trong năm.

- Thể hiện ý tưởng về tình yêu

Tình yêu là một trải nghiệm mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm trong cuộc sống hàng ngày của họ. 

Bằng cách nhân rộng điều này, công ty có thể liên hệ với người tiêu dùng một cách gần gũi hơn. 

- Áp dụng màu sắc

Màu sắc có thể tạo ra phản ứng cảm xúc ở con người. 

Việc tận dụng các màu sắc khác nhau cho các mục đích riêng biệt có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của mọi người đối với một số sản phẩm hoặc công ty nhất định. 

Lược dịch từ bài viết trên LinkedInbài viết của Indeed.