Theo NHNN, có khoảng 72% các công ty Fintech đã liên kết với các ngân hàng tại Việt Nam, chỉ có 14% phát triển dịch vụ mới và 14% sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng. 

Theo Báo cáo của Vietnam Fintech Report năm 2020, số lượng các công ty Fintech đã tăng nhanh từ 40 công ty vào năm 2017 lên 123 công ty vào cuối năm 2020.

Trong đó, lĩnh vực thanh toán vẫn là phân khúc chiếm ưu thế với khoảng 30% các công ty Fintech tham gia.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự xuất hiện của Fintech cũng phần nào thúc đẩy dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chẳng hạn nếu không có sự xuất hiện và hợp tác của Fintech thì Mobile Banking của các nhà băng rất khó để có thể phát triển vượt trội như hiện nay, qua Fintech ngân hàng cũng có cả một hệ sinh thái số.

Ông Võ Tấn Long - Giám đốc chuyển đổi số tại PwC. Ông Võ Tấn Long - Giám đốc chuyển đổi số tại PwC.

Ông Võ Tấn Long - Giám đốc chuyển đổi số tại PwC cho rằng, yếu tố thành công của ngân hàng số là sự kết hợp thế mạnh của các đối tác khác nhau để thành một giải pháp tích hợp có thể hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày của khách hàng.

Giải quyết các nhu cầu chưa được biết đến trong hành trình của khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ tài chính là cách để tăng mức độ tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Theo ông Long, việc kết hợp giữa các dịch vụ hiện có trong các hoạt động hàng ngày của khách hàng với các ngân hàng hoặc các công ty công nghệ cung cấp các sản phẩm tài chính là một mô hình đang được theo đuổi ở Hồng Kông và Đài Loan.

Trước đây, sự xuất hiện của Fintech có thể khiến ai đó có suy nghĩ đây là đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng, khi nắm giữ lợi thế về công nghệ và sự sáng tạo, thích ứng nhanh.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính - ngân hàng đều chung quan điểm là “tâm lý” đó đã dần thay bằng tâm thế sẵn sàng hợp tác giữa Fintech - ngân hàng để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bởi đơn giản đây là thời đại của kinh tế chia sẻ, nếu cát cứ và cục bộ thì sẽ đi ngược với xu thế.

Bản thân việc ngân hàng cởi mở hơn trong hợp tác với các công ty Fintech sẽ được tận dụng những giải pháp công nghệ vượt trội, mang lại nhiều lợi ích. Ngược lại, Fintech sẽ có thể tiếp cận tệp khách hàng tích luỹ của ngân hàng.

null

Theo thống kê của NHNN, hiện có khoảng 72% các công ty Fintech đã liên kết với các ngân hàng tại Việt Nam, chỉ có 14% phát triển dịch vụ mới và 14% sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng.

Bên cạnh đó, số lượng thương vụ hợp tác giữa ngân hàng và Fintech tăng vượt về số lượng và quy mô hợp tác.

Đơn cử như VietinBank hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) cung cấp nền tảng số cho việc kết nối doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng này với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON; CIMB Bank Việt Nam và Toss (Hàn Quốc); VPBank và BE Group (Thụy Điển), TPBank với Backbase (Hà Lan). Một số nhà băng khác hợp tác với các công ty Fintech trong nước…

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phạm Quang Minh - Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam cho hay, thách thức lớn nhất của các hệ thống công nghệ thông tin trước đây đó là việc tích hợp các ứng dụng lại với nhau.

Thông thường, các ngân hàng phải bỏ ra khá nhiều chi phí để mua phần mềm lớp giữa, bởi giao thức nói chuyện với các phần mềm không giống nhau, mỗi một phần mềm lại viết bằng một ngôn ngữ, tiêu chuẩn khác nhau, được xây dựng theo từng thời kỳ khác nhau dẫn đến công nghệ thay đổi.

“Để đảm bảo việc tích hợp giữa các ứng dụng với nhau phải tạo ra một người phiên dịch ở giữa gọi là phần mềm lớp giữa. Sự ra đời của Fintech cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành dịch vụ tài chính, các Fintech sẽ chuyên làm một nghiệp vụ đặc thù nào đó."

"Các Fintech với những công nghệ mới họ phát triển các giao thức để nói chuyện với nhau theo một chuẩn mở (Open API). Qua API, các phần mềm có thể “nói chuyện” với nhau dễ dàng, giúp cho ngân hàng có thể biên soạn một hành trình khách hàng đầy đủ, xuyên suốt từ đầu tới cuối thuận tiện hơn”, ông Minh cho hay.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech. Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Thừa nhận ở giai đoạn đầu, sự hợp tác giữa hai bên ngân hàng và Fintech có những vướng mắc khi đa phần Fintech là các start-up, rất khó để có thể thuyết phục để nhận được cái gật đầu từ phía các nhà băng, song ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech cho rằng, thực tế đã chứng minh “ngân hàng nào có sự mạnh dạn, cởi mở trong việc hợp tác với các Fintech thông thường sẽ được hưởng lợi nhiều nhất”.

Đơn cử như năm 2009, khi NextTech hợp tác với Vietcombank trong việc đưa tài khoản internet banking của khách hàng có thể thanh toán được trên mạng, số liệu giai đoạn đó cho thấy khoảng 60% các giao dịch trực tuyến đều thông qua tài khoản của Vietcombank.

Hay phối hợp với Sacombank đưa ra một số sản phẩm mPOS, ví điện tử… thì hầu hết giao dịch thanh toán của mPOS sau này đều phát sinh qua hệ thống của Sacombank…

Trong mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với Fintech, về phía ngân hàng cần phát huy hai yếu tố: sự cởi mở và tính tiên phong.

Tiên phong trong việc đưa ra sản mới, phối hợp với Fintech để biến Fintech thành cánh tay nối dài của mình.

Theo ông Bình, mỗi ngân hàng, chi nhánh đều có rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên Fintech chỉ có một chỉ tiêu, đó là phát triển khách hàng, phát triển giao dịch, chính vì vậy họ làm rất tập trung và đem lại chất lượng thậm chí còn tốt hơn so với việc ngân hàng phát triển các dịch vụ kiểu cánh tay nối dài tới với cộng đồng.

Dưới góc độ Fintech, cần có sự sáng tạo liên tục trong các sản phẩm, dịch vụ để thu hút sự hợp tác cùng tham gia từ phía các ngân hàng.

Fintech phải biết mình có thế mạnh gì (năng lực bán hàng, năng lực đổi mới sáng tạo…), tìm ra được thì mới khẳng định được mình, không bị lép vế trước đối tác.

Theo Nhà đầu tư

Mở thẻ Sacombank Vietnam Airlines tích điểm trên mọi dặm bay TẠI ĐÂY.