Thế nào là thời trang kỹ thuật số (Digital Fashion)?

Thời trang kỹ thuật số là những bộ quần áo hoặc những phụ kiện mà bạn có thể sẽ mua, nhưng chưa chắc bạn đã được cầm nắm ở ngoài đời thật.

Nói một cách đơn giản, thời trang kỹ thuật số là quần áo được tạo ra bằng công nghệ máy tính và phần mềm 3D.

Hãy hình dung bạn đang lướt Web như thường lệ và bỗng một chiếc áo khoác đột nhiên xuất hiện và chiếm trọn sự chú ý của bạn.

Bạn bị thu hút bởi chiếc áo lộng lẫy với những đường nét vô cùng sắc sảo, sau một hồi suy nghĩ đắn đo bạn đã quyết định đặt mua chiếc áo này.

Điều thú vị ở đây là bạn sẽ không thể tận tay chạm vào chiếc áo này vì chúng không tồn tại trên thực tế, thay vào đó chiếc áo sẽ được ghép vào những tấm hình mà bạn gửi đi.

Bạn sẽ không thể nào chạm vào chiếc áo khoác đó hoặc mặc thử chúng lên người được, nhưng bạn có thể tuỳ thích “mặc” và “cởi” chúng ra nhờ vào kỹ thuật công nghệ.

Sau khi thanh toán một bộ trang phục với giá khoảng £9 - 30 trong bộ sưu tập, nhóm các nhà thiết kế 3D sẽ điều chỉnh giao diện trang phục vừa vặn với hình ảnh của người mua,

Và thế là tấm hình của bạn đã sẵn sàng để được đăng lên mạng xã hội.

null
Thời trang kỹ thuật số mang đến những trải nghiệm “thực” trong Thế Giới ảo.

Không cần phải mang đi, không cần giặt giũ, không cần phải lo xử lý sau khi chỉ sử dụng 1, 2 lần.

“Bộ quần áo thời thượng” này khi chụp ảnh, sẽ tạo một bức ảnh đẹp với những chuyển động, hình dáng sắc nét và chân thật đến khó tin.

null
Thời trang kỹ thuật số mang lại nhiều ích lợi so với thời trang truyền thống.

Nhu cầu cho thời trang nhanh luôn không ngừng gia tăng, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, sức ép bắt kịp với xu hướng càng lớn hơn bao giờ hết.

Khảo sát của Hubbub tại Anh chỉ ra rằng cứ 6 người trong độ tuổi 18 - 25 thì có 1 người không muốn mặc lại bộ quần áo họ từng thấy trên mạng xã hội nữa.

41% thừa nhận họ phải mặc quần áo mới mỗi khi đi ra ngoài.

Thời trang kỹ thuật số hoàn toàn có thể giải được bài toán này khi người mua không cần tốn chỗ trong tủ đồ mà vẫn có thể có những bộ cánh đẹp mắt, mới lạ để chia sẻ trên mạng.

Digital Fashion còn có lợi thế mang đến những chất liệu và màu sắc vô thực vốn không thể có được trong Thế Giới thật.

Điều này giúp những nhà thiết kế vượt khỏi những ranh giới sáng tạo trong thời trang truyền thống, giúp khách hàng bộc lộ được cá tính của mình dù ý tưởng có điên rồ đến thế nào đi nữa.

Dù chỉ mới xuất hiện và phát triển trong khoảng hai năm trở lại đây, thị trường thời trang kỹ thuật số vẫn được kỳ vọng sẽ đạt giá trị hơn 50 tỷ USD vào năm 2022.

Thời trang ảo trên sàn runway

Dịch bệnh bùng phát, các hoạt động bị tạm ngưng đã làm cho ngành thời trang điêu đứng khi không thể trình diễn các mẫu thiết kế của mình.

Với nền công nghệ tiên tiến hiện nay đã giúp cho ngành thời trang không chỉ giải quyết được bài toán khó mà còn nâng tầm nền công nghiệp thời trang lên một tầm cao mới.

null
Với thời trang kỹ thuật số, nhà thiết kế có thể thử nghiệm với bất kỳ ý tưởng, cấu trúc và mọi chất liệu.

null

Không có sản phẩm vật lý và chỉ tồn tại trong các tệp kỹ thuật số "trực tuyến".

Hiện tại, thời trang ảo chủ yếu sử dụng xử lý hình ảnh và thực tế tăng cường (AR).

Và cùng các công nghệ khác để đạt được hiệu ứng thị giác khi “mặc” của người mặc.

Vào năm 2019, thương hiệu thời trang kỹ thuật số The Fabricant có trụ sở tại Amsterdam đã thiết kế và bán một chiếc váy có tên "Iridescence" với giá lên đến 9.500 đô la Mỹ.

Trở thành chiếc váy đầu tiên trên thế giới được giao dịch trên Blockchain của chiếc váy kỹ thuật số, đồng thời chứng kiến một cột mốc quan trọng trong thời trang kỹ thuật số thuần túy.

null
The Fabricant sử dụng công nghệ kỹ thuật số để "khoác lên mình" chiếc váy ánh kim cho người mẫu kiêm nghệ sĩ kỹ thuật số Johanna Jaskowska.

Roblox công bố bảng “Báo cáo xu hướng thời trang kỹ thuật số”

Roblox đã bán được hơn một tỷ mặt hàng thời trang kỹ thuật số (Digital Fashion) vào năm 2022 và ngành hàng “hot” này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Vào tháng 9 năm nay, công ty đã hợp tác với Trường Thiết kế Parsons (Parsons School of Design) thực hiện một cuộc khảo sát với 1.000 người là Gen Zers để thực hiện “Báo cáo Xu hướng Metaverse”.

Mục tiêu của bản báo cáo này là tìm hiểu về sở thích về xu hướng thời trang kỹ thuật số từ độ tuổi 14 đến 24 sống ở Hoa Kỳ.

Cùng với việc phát hành báo cáo, Parsons đã đồng thời tung ra một khóa học dạy thiết kế thời trang kỹ thuật số trên Roblox, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thời trang kỹ thuật số .

Christina Wootton, Giám đốc Quan hệ Đối tác Toàn cầu tại Roblox cho biết, các xu hướng từ nền tảng trò chơi và Metaverse rộng hơn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các xu hướng trong thế giới vật lý.

Thị trường thời trang kỹ thuật số DressX đã ra mắt hai bộ sưu tập thời trang kỹ thuật số trên Roblox và bán được 50.000 mặt hàng trên nền tảng này.

null
Bộ sưu tập thời trang kỹ thuật số của thương hiệu DressX.
null
DRESSX và nhà thiết kế Jason Wu hợp tác ra mắt phiên bản NFT từ chiếc váy mà bà Michelle Obama từng mặc vào năm 2009.

Thế hệ tiếp theo của các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang sẽ đắm chìm sâu vào thời trang kỹ thuật số,

Mặc đồ ảnh đại diện, thiết kế các phiên bản kỹ thuật số 3D cho bộ sưu tập của họ và tạo ra các mặt hàng độc quyền.

Với việc người tiêu dùng Gen-Z dành nhiều thời gian hơn trong không gian đắm chìm và ngày càng gia tăng sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của họ đối với thời trang,

Báo cáo cho thấy thời trang kỹ thuật số là một cách ngày càng phổ biến để Gen Zers thể hiện bản thân.

Một nửa số người trả lời khảo sát cho biết họ thay quần áo cho hình đại diện ít nhất mỗi tuần và 40% cho biết việc thể hiện bản thân qua quần áo và phụ kiện trong thế giới kỹ thuật số đã quan trọng hơn việc thể hiện bản thân trong thế giới thực.

Gần ba trong số bốn người trả lời khảo sát cho biết họ sẽ chi tiền cho thời trang kỹ thuật số, với hơn 1/4 chi tiêu từ 20 đến 100 đô la cho một món đồ ảo duy nhất.

Họ thay đổi trang phục dựa trên tâm trạng của họ (53%), cũng như khi họ mua những món đồ mới.

Những người trả lời từ báo cáo Roblox cho biết tính toàn diện trong Metaverse là rất quan trọng.

  • 70% cho biết điều quan trọng đối với ảnh đại diện là phải có đủ các tông màu da.
  • 64% cho biết bắt buộc phải có đủ kích cỡ cơ thể.
  • 70% cho biết các thương hiệu nên cung cấp đủ loại màu tóc, họa tiết và kiểu tóc.
null
Nhân vật ảo mặc đồ Gucci trên nền tảng trực tuyến Roblox trong Metaverse.

Lợi ích của thời trang kỹ thuật số

Thời trang kỹ thuật số thân thiện với môi trường.

Hiện nay ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang đóng góp khoảng 10% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Một ví dụ điển hình đó là để sản xuất được một chiếc áo sơ mi cotton và một chiếc quần jean, nhà sản xuất cần phải sử dụng khoảng 2650 lít và 7.570 lít nước.

Vì lẽ đó, ngành công nghiệp thời trang là ngành sản xuất gây lãng phí nước lớn thứ hai trên thế giới.

Nhưng với thời trang kỹ thuật số, ô nhiễm không khí và lãng phí nước có thể được giảm đáng kể vì một bộ quần áo kỹ thuật số chỉ tạo ra lượng khí thải carbon bằng 5% so với quần áo thực tế.

null
Digital Fashion giảm đáng kể lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Hãng thời trang PUMA đã cắt giảm được 17% lượng nước tiêu thụ và 30% chi phí khi tham gia vào lĩnh vực thời trang kỹ thuật số.

null
Thương hiệu PUMA đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật số nhằm tránh gây hại cho môi trường.

Ngoài ra, với thời trang kỹ thuật số, nhà thiết kế có thể thử nghiệm với bất kỳ ý tưởng, cấu trúc và mọi chất liệu nào mà họ muốn.

Các “thợ may công nghệ” sẽ điều chỉnh các mẫu thiết kế theo kích cỡ mong muốn mà không phải quá phụ thuộc vào người mẫu như thời trang truyền thống.

Dimitri Werner de Paiva, nhà thiết kế sáng tạo của hãng Virtue Nordic cho biết:

"Thiết kế kỹ thuật số không khác gì so với thiết kế may đo vật lý. Nhà thiết kế vẫn sẽ chọn chất liệu, vẽ mẫu, nối các đường may, hoàn thiện tỷ lệ. Trong thế giới kỹ thuật số, giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của bạn. Tính thẩm mỹ thuần túy được giải phóng khỏi những trói buộc thông thường".

Sẽ không còn cảnh một người mua trang phục được sản xuất công phu và tốn kém chỉ để mặc một lần, chụp một bức ảnh duy nhất để làm đẹp profile mạng xã hội và không bao giờ sử dụng lại bộ đồ đó nữa.

Người tiêu dùng ngày nay đã có khả năng giảm sự lãng phí này bằng cách sử dụng thời trang kỹ thuật số, để phục vụ cho cùng một mục đích thể hiện bản thân.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Angel Zhong, một giảng viên lâu năm về lĩnh vực tài chính tại Đại học RMIT, Melbourne.

“Sự đầu tư vào công nghệ số của các thương hiệu sẽ giúp họ thu hút không chỉ những khách hàng hiện có, mà còn mở rộng thêm tệp khách hàng là những người không quan tâm đến xa xỉ nhưng lại yêu thích ứng dụng của công nghệ”.

Hãy quên đi chuỗi cung ứng, quên đi chuỗi bán lẻ, quên đi quá trình sale, tư vấn, kiểm kho hay chuyển vận tốn kém.

Thời trang kỹ thuật số dự đoán sẽ vô cùng bùng nổ, khi mọi dữ liệu đều được mã hóa và lưu thông trong Metaverse một cách thuận tiện.

Yếu tố tiếp tục được kế thừa và thăng hoa từ mô hình kinh doanh thời trang thông thường là chuỗi giá trị của nó, cụ thể hơn là yếu tố sáng tạo.


null
BOO - Một trong những thương hiệu Việt sẽ tham gia vào Digital Fashion trong tương lai.

Kết luận

Digital Fashion được dự đoán là một ngành công nghiệp có giá trị cao trong tương lai.