Xu hướng tài sản ảo trong thời trang và tầm nhìn tương lai

Từ năm 2019 cho đến hiện nay, khi đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, con người phải sống cũng như làm việc tại nhà.

Để thoả mãn nhu cầu giải trí, họ tìm đến các trò chơi và chấp nhận việc sống trong thế giới ảo.

Vô tình, đây lại trở thành miếng bánh béo bở cho các công ty công nghệ, thương hiệu thời trang và nhà mốt.

null

Điều đó mở ra một thị trường thời trang hoàn toàn mới, họ gọi chúng với cái tên đầy mỹ miều là “Xu hướng cho tương lai” hay “Thời trang trong tương lai”.

Thay vì phải mở tủ quần áo và mất thời gian chọn ra một outfit cho sáng nay, giờ đây bạn có thể click vào tủ quần áo ảo của mình để chọn một bộ trang phục ở định dạng 3D để "mặc".

Đó chính là một phần của Metaverse - vũ trụ ảo.

Metaverse được hiểu là siêu vũ trụ thế giới ảo được xây dựng qua hai công nghệ chính là VR (Thực tế ảo) và AR (Thực tế tăng cường).

null

Đây được gọi là thế giới của tương lai, khi tại thế giới này chúng ta được làm mọi thứ tương tự như thế giới thật.

Và ở vũ trụ này hoàn toàn có thể thay đổi các chuẩn mực về xã hội được đặt ra trước đây trong thế giới thật.

null

Trong vòng hai đến năm năm tiếp theo, các thương hiệu thời trang sẽ dành sự tập trung vào Metaverse Innovation và đẩy nhanh thương mại hóa.

Điều này có thể tạo ra mức tăng trưởng 5% doanh thu hàng năm nhờ đầu tư vào các hoạt động nhằm thúc đẩy tương tác của người dùng với tài sản thời trang công nghệ.

Báo cáo về Hiện trạng Thời trang của McKinsey & Company và The Business of Fashion cho biết, chi tiêu toàn cầu cho tài sản ảo dự kiện đạt khoảng 110 tỷ đô vào năm 2021 thậm chí cao hơn vào năm 2024.

Giờ đây, khi những tiến bộ công nghệ ngày càng tăng, doanh nghiệp thời trang có cơ hội mở rộng về cả chiều rộng và chiều sâu của công nghệ sử dụng.

null

Các thương hiệu và nhà bán lẻ đang dựa vào công nghệ không chỉ để trở nên linh hoạt hơn trong bối cảnh hoạt động đầy biến động ngày nay.

Mà còn để trở nên có trách nhiệm và hướng tới thời trang bền vững nhiều hơn.

Làng thời trang và xu hướng “Metaverse hóa”

Trong tương lai, những khoảng trống ngành hàng sẽ dành cho những người chơi nhanh chân.

Những thương hiệu lớn đã có những bước tiến đầu tiên áp dụng công nghệ vào thời trang của mình. Có thể kể đến như:

Balenciaga là một trong những thương hiệu có bước tiến mạnh mẽ nhất vào vũ trụ ảo.

Bộ sưu tập trang phục hợp tác với các nhân vật trong Fortnite đã nâng cấp tủ quần áo lên một tầm cao mới.

Balenciaga x Fortnite.
Balenciaga x Fortnite.

Hợp tác với các công ty trò chơi hoặc công nghệ, Burberry đã làm khi hợp tác với Tencent để tung ra một khăn quàng cổ phiên bản giới hạn với hình ảnh ảo của Trung Quốc.

Burberry hợp tác với trò chơi di động ‘Honour of Kings’ của Tencent.
Burberry hợp tác với trò chơi di động ‘Honour of Kings’ của Tencent.

Gần đây nhất, NIKE mua lại cửa hàng NFT nhằm kết hợp giữa sự đầu tư kỹ thuật số và không gian vật lý ngoài đời.

Nike mua lại công ty giày NFT, chính thức nhập cuộc vũ trụ ảo.
Nike mua lại công ty giày NFT, chính thức nhập cuộc vũ trụ ảo.

Sự cải tiến này mang lại những kết quả đầu tiên rất tích cực, họ bán được khoảng 600 đôi trong chưa đầy 10 phút và mang về 3,1 triệu USD.

Không hổ danh là người dẫn đầu trong phong trào khai phá vùng đất ảo, Gucci liên tục tung ra những hoạt động dành cho lĩnh vực thời trang số.

Vừa mới mua bất động sản ảo tại Sandbox để xây dựng thế giới Metaverse, hãng tiếp tục tung ra BST NFT giới hạn Super Gucci, đồng thời cộng tác với 10KTF để cho ra dự án khủng “Gucci Grail”.

Gucci và 10KTF tạo ra một thế giới ảo có tên “New Tokyo” và một nhân vật hư cấu chuyên bán các phụ kiện thời trang NFT.
Gucci và 10KTF tạo ra một thế giới ảo có tên “New Tokyo” và một nhân vật hư cấu chuyên bán các phụ kiện thời trang NFT.

Metaverse giúp cho họ có khả năng bán ra nhiều hơn những vật phẩm độc lạ, kể cả khi đó chỉ mang hình dạng ảo.

Công nghệ này đem lại sự tự do hơn và biến sự sáng tạo thành hiện thực.

Các thương hiệu không chỉ bán những món hàng thông thường. Họ còn có thể bán những sáng tạo "vô lý, điên rồ" trong không gian mạng dưới dạng kỹ thuật số.

Hai xu hướng tài sản ảo: NFT và VR - tiềm năng của chúng

Thời trang ảo trong game đã trở thành thời trang kỹ thuật số với sự ra đời của NFT (Non refundable token - đồng tiền không thể thay thế).

null

NFT mang tính sở hữu cao vì một tác phẩm làm ra sẽ có một chữ ký số riêng dưới dạng một chuỗi số (Blockchain) đảm bảo tính bảo mật và độc nhất cho chủ sở hữu.

Một tác phẩm NFT từng được bán với giá triệu đô.
Một tác phẩm NFT từng được bán với giá triệu đô.

Giá trị Marketing của thời trang kỹ thuật số cũng như NFT hiện nay rất tiềm năng, thông qua tăng cường mức độ tương tác của người tiêu dùng với Metaverse.

Từ các thử nghiệm AR, đến các phòng trưng bày VR và thế giới của game thời trang, “Metaverse” đang trở thành một thuật ngữ nổi trội nằm trong tầm ngắm của các thương hiệu…

Bên cạnh đó, VR cũng sẽ là xu hướng lớn trong tài sản ảo ngành thời trang.

Công nghệ này cho phép người dùng kết hợp thế giới thực với các yếu tố do máy tính tạo ra, chẳng hạn như mô hình 3D và các đối tượng ảo.

null
Khách hàng chủ động lựa chọn thay đổi màu sắc của cùng một dáng áo trên gương VR thực tế ảo.

Ngoài ra, sự kết hợp của AR và VR với Blockchain sẽ tạo ra những cách mới để mọi người tương tác với tài sản ảo.

Ví dụ: Các nhãn hàng thời trang đã và đang tạo ra những trải nghiệm thời trang tương tác cho phép mọi người thử trang phục lên nhân vật ảo của mình.

Việt Nam đang trong giai đoạn "vừa học vừa chơi" với NFT

Mỗi NFT là duy nhất và chúng KHÔNG THỂ hoán đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Dần dần, xu hướng NFT sẽ ngày càng phát triển và sẽ có càng thêm nhiều ứng dụng vào cuộc sống để các tài sản đều có chứng nhận sở hữu riêng, minh bạch trong mua bán trao đổi và tăng giá trị sản phẩm.

NFT xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ hội họa, âm nhạc, game đến giải trí, thời trang.

Công nghệ này cũng có thể đại diện cho tài sản vật chất như vàng, đồng hồ, hay chứng chỉ, hợp đồng, do đó nó được đánh giá chứa đựng nhiều tiềm năng lớn.

Axie Infinity - tựa game blockchain do người Việt phát triển - có thời điểm đạt 1 triệu người chơi hàng ngày.
Axie Infinity - tựa game blockchain do người Việt phát triển - có thời điểm đạt 1 triệu người chơi hàng ngày.
Các chuyên gia cũng có những đánh giá cao tiềm năng của các dự án Việt trong lĩnh vực blockchain nói chung và game NFT nói riêng.

"Blockchain, đặc biệt là NFT, đã mở ra các mô hình kinh doanh mới và nguồn doanh thu mới cho ngành công nghiệp game.

Các công ty game Việt Nam có lẽ nên tận dụng nó và vươn ra toàn cầu", bà Lyn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam chia sẻ.

Và ngành thời trang Việt Nam cũng đang có những bước chân đầu tiên đáng tuyên dương.

Tại Việt Nam, BOO - một Startup thời trang đi đầu về chất liệu bảo vệ môi trường nổi tiếng cũng chính thức trở thành một trong những hãng thời trang Việt đầu tiên gia nhập lĩnh vực vũ trụ ảo (Metaverse).

BOO - hãng thời trang được các bạn trẻ yêu thích.
BOO - hãng thời trang được các bạn trẻ yêu thích.

Doanh nghiệp này sẽ tham gia hợp tác cùng VerseHub, startup có trụ sở tại London (Anh), do kỹ sư người Việt - Cảnh Hồ đồng sáng lập, kiêm CTO.

Mới đây, VerseHub đã nhận được khoản đầu tư trị giá một triệu USD bởi nhóm nhà đầu tư dẫn đầu bởi GameFi.

Startup này sẽ đảm nhận quá trình số hóa các sản phẩm thời trang truyền thống của BOO trên nền tảng Blockchain.

Các sản phẩm của BOO sẽ trở thành những vật phẩm NFT trong "NextVerse" - vũ trụ ảo đang được VerseHub phát triển.
Các sản phẩm của BOO sẽ trở thành những vật phẩm NFT trong "NextVerse" - vũ trụ ảo đang được VerseHub phát triển.

Các khách hàng của BOO cũng sẽ được trải nghiệm phong cách mua sắm mới trong môi trường thực tế ảo của NextVerse.

Vũ trụ ảo NextVerse được VerseHub phát triển trên nền tảng Blockchain Solana, định hướng xây dựng một mạng xã hội 3.0 hỗ trợ các công nghệ VR/AR, nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm sống động trên đa nền tảng (PC, mobile, VR).