Đại dịch xuất hiện làm thay đổi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đại đa số người tiêu dùng hướng đến lối sống có lợi cho sức khỏe, ưu tiên chọn những mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Các hoạt động mua sắm bên ngoài được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó là xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà để hạn chế việc tập trung và tiếp xúc đông người.
Mua sắm trực tuyến được ưu tiên trong dịch COVID-19.Mua sắm trực tuyến được ưu tiên trong dịch COVID-19.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chỉ ra rằng dịch COVID-19 đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm - số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu 2021 khi dịch diễn biến phức tạp và lan rộng.

Dữ liệu người dùng - “báu vật” của các doanh nghiệp thương mại điện tử

Nền tảng cho sự phát triển của thương mại điện tử chính là quyền con người về dữ liệu cá nhân - việc thu thập này giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng khi hệ thống được tự động hóa để tối ưu hóa nhu cầu của người dùng.
Thu thập và tối ưu hóa dữ liệu người dùng.Thu thập và tối ưu hóa dữ liệu người dùng.

Tuy nhiên, khi COVID-19 còn biến chuyển khó lường, chi tiêu còn hạn chế, chiến lược marketing kích cầu không thể đem lại hiệu quả như xưa thì tăng cường trải nghiệm khách hàng là điều mà doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến.

“Lỗ hổng” quyền riêng tư từ thương mại điện tử

Sự phát triển của thương mại điện tử kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật của Big Data hay AI (trí tuệ nhân tạo) đã làm ra những cỗ máy khủng khiếp, xuyên phá mọi rào cản về quyền riêng tư của khách hàng.
Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành mới đây cũng chỉ ra rằng, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ vẫn là 1 trong 3 trở ngại lớn nhất với người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến.

Bảo mật thông tin cho người dùng là điều tất yếu.Bảo mật thông tin cho người dùng là điều tất yếu.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực này một số vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, như không nên yêu cầu người tiêu dùng cung cấp dữ liệu cá nhân quá mức.

Luật An ninh mạng khá chặt chẽ nhưng lại không có nhiều hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng trong không gian mạng, đặc biệt là thương mại điện tử.

Thanh toán điện tử trở thành "con dao hai lưỡi"?

Trong bối cảnh dịch bệnh với nhiều thay đổi về phương thức mua bán, vận chuyển hàng hóa và hoạt động kinh doanh trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ là điều kiện, nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán điện tử.

Những năm gần đây, ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện phần số hóa để trở thành đầu tàu cho việc thanh toán thương mại điện tử, các đơn vị thanh toán trung gian cũng rất phát triển làm cho người dân mau chóng thay đổi từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán online.
Thanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biến.Thanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Mặt khác, các trò lừa đảo (phishing) làm kìm hãm đà phát triển của thương mại điện tử, làm mất niềm tin của người dùng trong việc shopping online.

Theo thống kê của Công ty An ninh mạng Kaspersky, nửa đầu năm 2021, tình trạng lừa đảo qua thương mại điện tử ở Việt Nam đã tăng 36%.
Tình trạng lừa đảo trên các sàn thương mại điện tử gia tăng.Tình trạng lừa đảo trên các sàn thương mại điện tử gia tăng.

Nhiều khách hàng mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái.

Việc giải quyết triệt để được các vấn đề liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin và đặc biệt là lòng tin người dùng khi thanh toán để giảm tỷ lệ “giao hàng nhận tiền” trên mỗi đơn hàng thì thương mại điện tử Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn.