Tất cả các công ty thành công đều tăng tính cạnh tranh thông qua một số hình thức đổi mới.

Tuy nhiên, nhiều công ty chỉ tập trung đổi mới một lĩnh vực.

Ví dụ, họ chỉ chú tâm cải thiện dịch vụ khách hàng hoặc tạo ra sản phẩm mới.

Mặc dù điều này là tốt, tuy nhiên họ có thể làm tốt hơn bằng cách đổi mới ở những khu vực khác.

Khi đổi mới lan rộng sang nhiều khu vực, đối thủ cạnh tranh sẽ khó bắt chước và công ty có thể tạo ra được nhiều giá trị hơn.

Vì vậy, đâu là nơi chúng ta cần đổi mới?

Đây là lúc 10 loại đổi mới của Doblin trở nên có ích.

Công cụ này nêu bật 10 lĩnh vực chính mà chúng ta có thể xem xét khi đổi mới.

Công cụ này được tạo ra bởi Doblin Group, một công ty tư vấn về quá trình đổi mới, hiện thuộc sở hữu của Deloitte.

Sau khi kiểm tra hơn 2,000 đổi mới kinh doanh trong suốt lịch sử.

Doblin phát hiện ra rằng hầu hết các đột phá không nhất thiết bắt nguồn từ các phát minh kỹ thuật hoặc những khám phá hiếm có.

Thay vào đó, họ quan sát thấy rằng các đổi mới có thể được phân loại trong phạm vi 10 khía cạnh riêng biệt.

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để phân tích sự cạnh tranh, để kiểm tra các điểm yếu của sản phẩm hoặc để tìm cơ hội mới cho sản phẩm của họ.

null
10 loại đổi mới của Doblin.

10 loại đổi mới được nhóm thành ba danh mục:

Quy trình:
1. Mô hình kinh doanh-cách tổ chức tạo ra lợi nhuận.
2. Mạng lưới và liên minh-cách quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
3. Quy trình hỗ trợ-những tác vụ và quy trình hỗ trợ xảy ra trong tổ chức.
4. Quy trình cốt lõi-con người và quy trình tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
Cung cấp:
5. Hiệu suất sản phẩm-tính năng cơ bản của sản phẩm.
6. Hệ thống sản phẩm-đây là “nguồn cung cấp”, bao gồm sản phẩm được thiết kế riêng hoặc được tùy chỉnh mà bạn có sẵn.
Trải nghiệm:
7. Dịch vụ-dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng hoặc người mua tiềm năng.
8. Kênh-cách khách hàng tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ.
9. Thương hiệu-cách bạn truyền đạt giá trị của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng.
10. Trải nghiệm khách hàng-những điều khách hàng nghĩ hoặc cảm nhận về bạn.

Có nhiều cách đổi mới trong từng danh mục – dưới đây là một số chiến lược giúp bạn bắt đầu trong từng khu vực.

Quy trình:
1. Mô hình kinh doanh-cách tổ chức tạo ra lợi nhuận.
2. Mạng lưới và liên minh-cách quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
3. Quy trình hỗ trợ-những tác vụ và quy trình hỗ trợ xảy ra trong tổ chức.
4. Quy trình cốt lõi-con người và quy trình tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
null
Các loại đổi mới 1-4: "Quy trình".

Mặc dù các loại đổi mới trong danh mục này không trực tiếp hướng tới khách hàng.

Nhưng chúng vẫn có thể có tác động quan trọng đến trải nghiệm của khách hàng.

1. Mô hình kinh doanh-cách tổ chức tạo ra lợi nhuận

Đây là lúc bạn cần xem xét mô hình kinh doanh và suy nghĩ xem làm thế nào tăng lợi nhuận cho công ty.

Phần lớn doanh thu của công ty đến từ đâu?

null
Làm thế nào tăng lợi nhuận cho công ty?

Phân tích SWOT, phân tích PEST và phân tích năng lực cốt lõi giúp bạn xác định cơ hội.

Mô hình kim cương của Porter giúp bạn đảm bảo đặt suy nghĩ của mình vào đúng khu vực.

Có thể nói Michael Porter là bậc thầy về chiến lược cạnh tranh.

Ông từng là cố vấn về chiến lược cạnh tranh cho nhiều công ty hàng đầu của Mỹ và quốc tế, và đóng vai trò tích cực trong chính sách kinh tế với Quốc hội Mỹ.

null
Mô hình kim cương của Porter.

5 yếu tố cạnh tranh của Porter giúp bạn tận dụng lợi thế thị trường.

null
5 yếu tố cạnh tranh của Porter.

Bạn cũng có thể sử dụng phân tích VRIO , đảm bảo mình đang sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có.

Cụ thể của mô hình VRIO là viết tắt của:

V là Value nghĩa là giá trị.
R là Rareness nghĩa là sự hiếm có.
I là Inimitability nghĩa là tính độc nhất.
O là Organization nghĩa là tổ chức.
null
Vrio Framework.

Ví dụ điển hình trong mô hình lợi nhuận là The New York Times.

The New York Times đã chuyển từ mô hình truyền thông hướng quảng cáo sang mô hình đăng kýỳ người dùng kỹ thuật số.
null
The New York Times và hình mẫu về mô hình tạo doanh thu từ độc giả.

2. Mạng lưới và liên minh-cách quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược

Bạn hãy xem xét tổ chức hiện đang làm việc với nhà cung cấp ra sao.

Những cách tiếp cận như quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, quản lý mua sắm.

Mô hình đầu tư mua hàng hiệu quả của Kraljic giúp bạn quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp ở mức chiến lược.

null
Mô hình đầu tư mua hàng hiệu quả của Kraljic.

Ngoài ra, bạn có thể tạo mối quan hệ liên minh chiến lược với các tổ chức khác tận dụng tốt nhất cơ hội của nhau.

Henry Ford là một trong những nhà công nghiệp đầu tiên kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng của mình với giải pháp “liên kết dọc”.
null
Henry Ford là một trong những nhà công nghiệp đầu tiên kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng của mình với giải pháp “liên kết dọc”.

Giải pháp “liên kết dọc” là giữa hai công ty đang tiến hành kinh doanh cho cùng một sản phẩm nhưng ở các cấp độ khác nhau của quy trình sản xuất.

null
Giải pháp “liên kết dọc”.

Công ty quyết định tiếp tục kinh doanh, trên cùng một dòng sản phẩm như đã được thực hiện trước khi hội nhập.

Đây là một chiến lược mở rộng được sử dụng để giành quyền kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp.

3. Quy trình hỗ trợ-những tác vụ và quy trình hỗ trợ xảy ra trong tổ chức

Có một số quy trình không mang lại cho tổ chức bạn nhiều lợi thế cạnh tranh-ví dụ quản lý tiền lương, hỗ trợ CNTT.

Tuy nhiên, nhà cung cấp bên ngoài có nhiều kiến ​​thức và kỹ năng hơn-ví dụ như Marketing, thiết kế hoặc công nghệ chuyên biệt.

Trong trường hợp này, thuê ngoài là điều bình thường.

Ví dụ như “quy tắc 20%” của Google cho phép nhân viên làm việc trong các dự án ngoài và dẫn đến việc tạo ra Gmail và Google News.

null
“Quy tắc 20%” của Google dẫn đến việc tạo ra Gmail và Google News.

4. Quy trình cốt lõi-con người và quy trình tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường

Tổ chức bạn có bất kỳ quy trình độc nhất nào mà đối thủ cạnh tranh không có?
Hay bạn có đang tìm kiếm quy trình cốt lõi nào khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?

Xem xét quy trình cốt lõi của công ty và cố gắng tìm cách khiến chúng trở nên độc đáo và hiệu quả hơn.

McDonald’s đã tạo ra nhiều chiến thắng vang dội như Egg McMuffin từ việc khuyến khích các nhà nhượng quyền phát triển và tung ra các mặt hàng thực phẩm mới của riêng họ.

null
Egg McMuffin-chiến thắng vang dội của McDonald’s.
Cung cấp:
5. Hiệu suất sản phẩm-tính năng cơ bản của sản phẩm.
6. Hệ thống sản phẩm-đây là “nguồn cung cấp”, bao gồm sản phẩm được thiết kế riêng hoặc được tùy chỉnh mà bạn có sẵn.
null
Các loại đổi mới 5-6: "Cung cấp".

5. Hiệu suất sản phẩm-tính năng cơ bản của sản phẩm

Khi nghĩ tới đổi mới, hiệu suất sản phẩm thường được nghĩ đến đầu tiên.

Bạn cần xem xét những sản phẩm hoặc dịch vụ mà tổ chức cung cấp.

Làm thế nào để cải thiện sản phẩm, khiến chúng hấp dẫn hơn hoặc mang lại nhiều hiệu quả hơn cho khách hàng?

Cải thiện hiệu suất sản phẩm là một loại đổi mới rõ ràng nhưng khó khăn.

Trừ khi sản phẩm đi kèm với văn hóa công ty, những tiến bộ như vậy chỉ có thể tạo ra lợi thế tạm thời so với đối thủ cạnh tranh.

Điển hình như Spotify đã tạo ra một sản phẩm phát trực tuyến nhạc liền mạch vượt qua các đối thủ cạnh tranh về tốc độ phản hồi và trải nghiệm người dùng.

null
Spotify đã tạo ra một sản phẩm phát trực tuyến nhạc liền mạch.

6. Hệ thống sản phẩm-đây là “nguồn cung cấp”, bao gồm sản phẩm được thiết kế riêng hoặc được tùy chỉnh mà bạn có sẵn

Ở mục này, bạn cần xem xét dòng sản phẩm hoặc cung cấp hiện tại.

Đồng thời bạn cần đưa ra sự điều chỉnh sản phẩm hoặc kết hợp một số sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cùng nhau, tạo ra giải pháp hoàn chỉnh hơn.

Apple nổi tiếng về sự đổi mới, nhưng hệ sinh thái sản phẩm là một phần bị đánh giá thấp trong chiến lược của công ty.

Apple đã xây dựng hệ sinh thái rộng lớn bao gồm các sản phẩm-và đảm bảo chúng hoạt động cùng nhau một cách hoàn hảo-tiện ích bổ sung được tạo ra,

Điều này khiến khách hàng khó chuyển đổi khỏi các sản phẩm của Apple hơn.

null
Khách hàng khó chuyển đổi khỏi các sản phẩm của Apple.
Trải nghiệm:
7. Dịch vụ-dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng hoặc người mua tiềm năng.
8. Kênh-cách khách hàng tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ.
9. Thương hiệu-cách bạn truyền đạt giá trị của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng.
10. Trải nghiệm khách hàng-những điều khách hàng nghĩ hoặc cảm nhận về bạn.
null
Các loại đổi mới 7-10: "Trải nghiệm".

Những loại đổi mới sau đây hướng đến khách hàng nhiều nhất, nhưng điều này cũng khiến chúng trở thành đối tượng giải thích nhất.

7. Dịch vụ-dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng hoặc người mua tiềm năng

Bạn nên cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Cũng giống như cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao.

Việc này liên quan đến cải tiến từng bước quá trình thu thập thông tin và quy trình mua bán.

Hãy tìm hiểu xem làm thế nào cải tiến quy trình cho khách hàng?

Trong những ngày đầu của internet, vận chuyển trực tuyến là bấp bênh.

Nhưng việc Amazon giới thiệu Amazon Prime và vận chuyển nhanh miễn phí cho tất cả các thành viên đã là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho thương mại điện tử.

null
Amazon giới thiệu Amazon Prime và vận chuyển nhanh miễn phí cho tất cả các thành viên.

8. Kênh-cách khách hàng tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ

Khách hàng tiếp cận thông tin về sản phẩm và dịch vụ bằng cách nào?
Tổ chức sử dụng kênh nào để truyền tải thông điệp?
Bạn có thể sử dụng kênh mới nào để tiếp cận khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng?

Bạn hãy bắt đầu bằng cách xem xét Marketing Mix và chiến thuật Marekting trên web đảm bảo bạn đang sử dụng tất cả các kênh có sẵn.

Ví dụ như Nespresso thu hút khách hàng với Câu lạc bộ Nespresso thông qua việc bán các viên nén cà phê sử dụng một lần.

null
Viên nén cà phê Nespresso.

9. Thương hiệu-cách bạn truyền đạt giá trị của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng

Bạn cần phân tích lại thông điệp thương hiệu bằng cách tạo ra giá trị.

Việc này giúp bạn truyền đạt lợi ích và giá trị thương hiệu tới khách hàng.

Bạn cũng có thể xem xét và sửa đổi thông điệp theo định hướng khách hàng nhằm nâng cao thương hiệu cũng như tham gia vào những hoạt động xây dựng thương hiệu khác.

Có thể nói hoạt động của thương hiệu Patagonia là ví dụ điển hình.

Patagonia liên kết với thông điệp bảo vệ môi trường, điều này mang lại cho thương hiệu một vị trí độc nhất trong thị trường may mặc ngoài trời.

null
Chiến dịch Don’t Buy This Jacket của Patagonia đã trở thành Case Study điển hình trong ngành thời trang.

Nội dung truyền tải là mọi sản phẩm do họ tạo ra đều lấy đi một thứ gì đó từ hành tinh mà mỗi người trong chúng ta không thể trả lại.

Mỗi bộ quần áo của Patagonia, dù là thân thiện với môi trường hay không sử dụng vật liệu tái chế, đều thải ra khí nhà kính gấp vài lần trọng lượng của nó.

10. Trải nghiệm khách hàng-những điều khách hàng nghĩ hoặc cảm nhận về bạn

Trải nghiệm khách hàng khi làm việc với tổ chức bạn ra sao?
Làm thế nào để cải thiện nó nhằm tăng thêm giá trị cho khách hàng?
Làm thế nào để thương hiệu hoặc tổ chức trở thành một phần trong cuộc sống của họ?

Bạn có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách Phân tích chuỗi giá trị và bản đồ trải nghiệm khách hàng.

Bạn cũng có thể tham khảo trải nghiệm người dùng trên web-mang lại cải tiến kinh doanh to lớn cho những tổ chức có trang web phức tạp.

Mercedes-Benz đã ra mắt hướng dẫn sử dụng thực tế tăng cường, đồng thời làm nổi bật dữ liệu về người lái và chiếc xe.

null
Màn hình của người lái có hiệu ứng chiều sâu và màn hình hiển thị head-up của hệ thống có lớp phủ thực tế tăng cường.

Sum Up:

10 loại hình đổi mới của Doblin trở nên hữu ích.

Bởi vì nó làm nổi bật tất cả những lĩnh vực mà bạn có thể đổi mới nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cũng như xây dựng một doanh nghiệp sáng tạo mà đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép.

Quy trình:

1. Mô hình kinh doanh-cách tổ chức tạo ra lợi nhuận.

2. Mạng lưới và liên minh-cách quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.

3. Quy trình hỗ trợ-những tác vụ và quy trình hỗ trợ xảy ra trong tổ chức.

4. Quy trình cốt lõi-con người và quy trình tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

Cung cấp:

5. Hiệu suất sản phẩm-tính năng cơ bản của sản phẩm.

6. Hệ thống sản phẩm-đây là “nguồn cung cấp”, bao gồm sản phẩm được thiết kế riêng hoặc được tùy chỉnh mà bạn có sẵn.

Trải nghiệm:

7. Dịch vụ-dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng hoặc người mua tiềm năng.

8. Kênh-cách khách hàng tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ.

9. Thương hiệu-cách bạn truyền đạt giá trị của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng.

10. Trải nghiệm khách hàng-những điều khách hàng nghĩ hoặc cảm nhận về bạn.