Tại đây, bà Hà đã chia sẻ về nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng theo 4 mức độ, từ thấp đến cao:
- Tiện lợi;
- Trải nghiệm độc lạ;
- Cá nhân hóa;
- Cách người tiêu dùng tiếp cận để mua sắm.
Xu hướng tiện lợi - Bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng
Tiện lợi luôn là tiêu chí hàng đầu.
Bà Hà chia sẻ:
Người tiêu dùng châu Á ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, vậy nên, mức độ tiện lợi ngày càng phải được nâng cao.
Tiện lợi trước đây là những cửa hàng có nằm trên con đường về nhà hay không.
Tiện lợi ngày nay là làm thế nào để có những kho hàng trung chuyển để người tiêu dùng có thể nhận sản phẩm một cách nhanh nhất.
Trước đây, người tiêu dùng có thể mua hàng nhập khẩu, hàng xách tay ở các siêu thị nhập khẩu.
Giờ đây, người tiêu dùng có thể sử dụng app mua hàng xuyên biên giới, chuyển hàng đi nước ngoài.
Vậy nên, xu hướng tiện lợi hơn đã bắt đầu ra đời.
Ví như mô hình D2C (Direct to Customer), cụm từ mà nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối đang thường xuyên nhắc tới.
Không còn cồng kềnh phức tạp nữa, giờ đây, các doanh nghiệp nhà sản xuất hướng tới xu hướng D2C, trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Xu hướng này bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng và trở thành xu hướng tất yếu của xã hội phát triển.
Thêm vào đó, xu hướng này còn mang nhiều ưu điểm để giúp các doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng.
Theo khảo sát của NielsenIQ, người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng những app, sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm, đánh giá các sản phẩm và dịch vụ.
Ngay cả những ông lớn như Unilever cũng đã vận dụng xu hướng này.
Xem thêm: Nhiều thương hiệu bán lẻ lựa chọn mô hình D2C sau đại dịch
Không chỉ D2C, theo bà Hà, sự tiện lợi còn thể hiện ở nhiều xu hướng:
- Siêu thị không tiếp xúc;
- Thanh toán không tiền mặt;
- Không khách hàng (không chỉ có Amazon mà nhiều nhà bán lẻ vừa và nhỏ quốc tế và Việt Nam cũng đã áp dụng, như HappyFresh).
Trải nghiệm độc lạ trên các nền tảng online và offline - Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của NielsenIQ, có đến 47% người tiêu dùng mong muốn trải nghiệm những điều mới.
Nếu trước đây, 80% khách hàng đã mua thì sẽ mua lại thì hiện nay con số đó đã giảm còn một nửa.
Đó là lý do chúng ta cần đổi mới và mang lại những trải nghiệm độc lạ để giữ chân khách hàng.
Bà Hà đề cập đến một số phương pháp như:
- Nền tảng vật lý, giới thiệu những sản phẩm cho khách hàng;
- Mô hình All-in-one, giới thiệu sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm du lịch và bất động sản;
- Metaverse: cho khách hàng trải nghiệm, được nhập vai, tìm hiểu thông tin và sử dụng sản phẩm trước;
- Livestream.
Nói riêng về Livestream, bà cho biết:
Theo thống kê, có 33% người dùng Trung Quốc sử dụng livestream trên mạng xã hội, và có 31% người tiêu dùng ở đây.
Vậy nên, đây là một kênh bán hàng quan trọng, không chỉ dành cho các người bán hàng livestream mà các CEO, Chairman cũng cần biết, tiếp cận và xuất hiện trên thị trường này.
Cá nhân hóa - Big Data đóng vai trò quan trọng
Khách hàng cần những sản phẩm và phục vụ cho những nhu cầu riêng biệt.
Xã hội ngày càng phát triển và khách hàng ngày càng quan tâm đến tính cá nhân hóa hơn bao giờ hết.
Những concept, nhu cầu riêng biệt là điều mà các nhà bán lẻ cần phải tìm ra ở các khách hàng.
Và Big Data là điều vô cùng cần thiết để các nhà sản xuất, bán lẻ có thể lưu trữ và hiểu được hành vi, nhu cầu của khách hàng.
Bà Hà đề cập đến một xu hướng rất nổi gần đây là:
Người tiêu dùng châu Á muốn sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm.
Giải quyết vấn đề kinh tế hậu COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã thấu hiểu và đưa ra những dạng cửa hàng chuyên nghiệp tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
Ví như:
- Mô hình giảm rác thải nhựa tại các điểm du lịch ở Bali.
- Taobao bán một số sản phẩm chỉ với giá 1.57$.
- Qra, một cửa hàng ở Malaysia, bán sản phẩm ít hoặc không có bao bì.
Đây cũng là những phương án đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng rằng:
“Tôi muốn tiết kiệm và tôi muốn trở thành người tiêu dùng thông minh.”
Đồng thời, theo thống kê, người tiêu dùng còn thích mua sắm ở những cửa hàng chuyên nghiệp.
Một cửa hàng chuyên cho một sản phẩm nào đó sẽ được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn, như các cửa hàng mẹ và bé.
Cách người tiêu dùng tiếp cận để mua sắm - Người mua hàng mua sắm như thế nào?
Khi đã xác định được người tiêu dùng là ai, cá nhân hóa được hành vi và thói quen của họ thì việc giúp họ tiếp cận đến sản phẩm dễ dàng hơn là một điều vô cùng cần thiết.
Chúng ta có thể đề cập đến:
Việc phân chia các danh mục sản phẩm, Tối ưu hóa dịch vụ tìm kiếm, Kết nối với khách hàng và người tiêu dùng qua nhiều kênh hơn, Dịch vụ giao hàng nhanh chóng.
Việc phân chia danh mục sản phẩm cũng được các nhà bán lẻ quan tâm
Đặc biệt, xu hướng phân chia những danh mục sản phẩm này có thể đáp ứng được nhu cầu riêng biệt và tiện lợi tìm kiếm của khách hàng.
Tuy nhiên, đây là một xu hướng dành cho các nền tảng online vì offline thì sẽ phải vướng vào các vấn đề về Logistic.
Tối ưu hóa dịch vụ tìm kiếm
Những đơn vị cung cấp dịch vụ tìm kiếm giờ đây cũng đã biết được khách hàng tìm kiếm gì và họ có thể chủ động đề xuất hoặc cung cấp chúng.
Ví như:
Hiện Google đã đưa ra những gói sản phẩm như vậy và đang dần trở thành đối thủ với Amazon.
Đây là lợi thế khi có một Big Data lớn và dữ liệu quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, các đơn vị mua sắm cũng đưa ra các nút tìm kiếm để người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Kết nối với khách hàng và người tiêu dùng qua nhiều kênh hơn, vận dụng Omnichannel
Bà đề cập đến một bức tranh về mức độ phân bổ các cửa hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo thống kê, khách hàng mua ở siêu thị đang có xu hướng giảm đi và chuyển sang mua hàng trực tuyến.
Tỷ lệ khách hàng ở Việt Nam tăng lên so với trước COVID-19 khi hỏi câu hỏi:
“Bạn sẽ mua hàng online không?”
Từ đó, có thể thấy được thói quen khách hàng đã thay đổi và thể hiện được tầm quan trọng của thương mại điện tử.
Đối với Omnichannel, câu chuyện không dừng lại ở việc khách hàng tiếp cận online hay offline mà đây là mô hình O2O.
Thống kê đưa ra số liệu là 78% tăng trưởng O2O ở Trung Quốc.
Ở thị trường Mỹ, có đến 40% người tiêu dùng là Omni Consumer, và còn chi tiêu cho ngành hàng tiêu thụ nhanh nhiều hơn 23% so với những người mua sắm ở cửa hàng vật lý.
Dịch vụ giao hàng nhanh chóng, rộng khắp
Hiện nay, việc giao hàng giữa các địa phương, các khu vực đã được đơn giản hóa, nhờ các kênh online.
Lời kết
Và bà cũng lưu ý cho các doanh nghiệp nên trả lời được 3 câu hỏi lớn:
- Người mua hàng là ai?
- Người mua hàng mua sắm ở đâu?
- Và người mua hàng mua sắm như thế nào?
Từ đó, các doanh nghiệp có thể vận dụng các xu hướng MarTech cho phù hợp.
Có thể thấy, nhiệm vụ của MarTech là không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hiện tại và tương lai.