Công nghệ Digital Twins - Định nghĩa và ý nghĩa
Công nghệ Digital Twins là mô phỏng ảo của các quy trình, hoạt động hoặc sản phẩm trong thế giới thực có thể được sử dụng để thử nghiệm các ý tưởng mới trong môi trường kỹ thuật số an toàn.
Công nghệ này có những ưu điểm như:
- Xác định rủi ro nhanh chóng.
Với khả năng tạo ra một bản sao của quy trình sản xuất sản phẩm, Digital Twins hỗ trợ doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.
- Tăng cường khả năng dự đoán.
Digital Twins là một hệ thống kép dựa trên cảm biến IoT. Việc này giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và lên kế hoạch bảo trì chính xác hơn.
- Giám sát từ xa.
Trong thực tiễn công việc, Digital Twins cho phép người dùng theo dõi và kiểm soát hệ thống từ xa. Doanh nghiệp có thể truy cập chương trình này ở bất cứ đâu.
- Tăng khả năng làm việc nhóm.
Digital Twins cho phép người dùng truy cập vào hệ thống 24/7. Điều này giúp các chuyên viên kỹ thuật tập trung cộng tác với nhau.
- Tiết kiệm chi phí.
Digital Twins làm giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động sản xuất thực tế. Chúng cho phép người dùng thực hành và mô phỏng quy trình trong môi trường ảo. Hoạt động này thường sẽ dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Vùng ứng dụng Xu hướng
Digital Twins phù hợp với hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh. Chúng có khả năng dự đoán chính xác trạng thái hiện tại và tương lai của sản phẩm.
- Sản xuất
Những nhà máy ứng dụng công nghệ Digital Twins để mô phỏng quy trình sản xuất. Chúng giúp các nhà sản xuất giải quyết nhanh gọn mọi tình huống bất ngờ.
Qua đó, những sản phẩm đưa ra thị trường sẽ chất lượng hơn.
- Tăng trải nghiệm khách hàng
Digital Twins cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Điển hình như việc sử dụng Digital Twins mô phỏng hóa thời trang dựa trên sự cảm nhận của khách hàng.
- Chăm sóc sức khỏe
Digital Twins cung cấp một bệnh viện ảo cho người dùng. Mục đích của chúng là tạo ra môi trường an toàn.
Đồng thời, Digital Twins còn có khả năng kiểm soát những thay đổi đối với hiệu suất của hệ thống.
- Hỗ trợ dự án “thành phố thông minh“
Các dự án “thành phố thông minh” được triển khai dựa trên sự kết hợp giữa Digital Twins và IoT.
Thông qua Digital Twins, các tổ chức công nghiệp có thể giám sát, theo dõi và điều khiển hệ thống sản xuất bằng kỹ thuật số.
Digital Twins còn giúp nắm bắt và dự đoán trước rủi ro có thể xảy ra. Điển hình như: cấu hình, vị trí, mô hình tài chính.
Case Study tiêu biểu - Singapore, Vinfast, Tesla
1. Singapore ứng dụng Digital Twins để triển khai thành phố thông minh và nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng
Mô hình của quốc đảo này gồm hơn 3 triệu hình ảnh được chụp ở các đường phố, 160.000 hình ảnh được chụp từ trên không, cùng với hàng tỷ điểm dữ liệu được vẽ bằng 3D, lên tới hơn 100 terabyte dữ liệu thô.
Nền tảng của mô hình sẽ dựa trên 14 bộ dữ liệu cốt lõi về mọi thứ, từ sử dụng đất, diện tích cây xanh đến các tiện ích ngầm.
2. Vinfast – Nhà máy ô tô số hóa toàn diện tại Việt Nam
Chỉ trong vòng 21 tháng, Vinfast xây dựng nhà máy, thiết kế ô tô, và bắt đầu dây chuyển sản xuất nhờ ứng dụng Digital Twins.
Kết quả này rất ấn tượng vì Vinfast chỉ mất một nửa thời gian so với các dự án tương tự, và đặc biệt hơn công ty là tay chơi mới ở lĩnh vực này.
3. Tesla - Tên tuổi nổi bật trong việc đầu tư vào công nghệ Digital Twins
Tesla tạo ra bản sao số cho mỗi chiếc xe mà hãng bán ra.
Tại mỗi thời điểm, dữ liệu từ hàng ngàn chiếc xe của hãng liên tục gửi về trung tâm, nơi chúng được AI phân tích để xác định tình trạng vận hành của xe có bình thường hay không, có cần can thiệp bảo dưỡng không.
Những điều doanh nghiệp cần chuẩn bị để áp dụng thành công Digital Twins
Để ứng dụng Digital Twins, trước hết, doanh nghiệp cần chuẩn hóa phương thức kết nối dữ liệu thông qua API.
Doanh nghiệp cần phát triển thêm các cơ quan tiêu chuẩn hóa, như UN / CEFACT, GS1, WCO và DCSA để hỗ trợ khái niệm bản sao kỹ thuật số, cụ thể là mô hình dữ liệu Container thông minh UN/CEFACT và hạ tầng kết nối DCSA IoT.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú ý tăng cường nền tảng kỹ thuật số của mình.
Nó đóng vai trò là kho dữ liệu khổng lồ giúp tổng hợp và lưu trữ dữ liệu cảm biến tại cơ sở sản xuất với dữ liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Song, doanh nghiệp không nên bỏ qua công nghệ bản sao kỹ thuật số.
Bởi một khi chúng được ứng dụng, đặc biệt trong môi trường sản xuất có tính đặc thù cao sẽ mang lại các giá trị rất lớn cho doanh nghiệp.