Khách hàng được xem là “tài sản quý giá” của doanh nghiệp, hiểu rõ và nắm bắt chính xác xu hướng của khách hàng sẽ giúp Marketer có cái nhìn tổng quát và chiến lược tiếp thị nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Xu hướng nhóm đối tượng Marketing được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:

1. Nhóm đối tượng truyền thống
  • B2B - Doanh nghiệp đến doanh nghiệp
  • B2C - Khách hàng đến cá nhân
  • Đối tượng mục tiêu
  • Khách hàng trung thành
2. Nhóm đối tượng tiềm năng
  • GenZ
  • Woman - Phụ nữ
  • Diverse Audience - Đa dạng nhóm khách hàng
  • Emerging Markets - Thị trường mới nổi
3. Nhóm đối tượng theo tâm lý mua hàng
  • Responsible Consumerism - Người tiêu dùng có trách nhiệm
  • Mindfulness Consumer - Tiêu dùng chánh niệm
  • Boards of consumers - Hội đồng người tiêu dùng
  • Consumers decide for themselves - Người tiêu dùng tự ra quyết định
  • Tín đồ “săn Sale”
  • Khách hàng mang giá trị lợi nhuận

Nhóm đối tượng truyền thống - Nền tảng cốt lõi

1. B2B - Mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các doanh nghiệp

Tăng doanh thu một cách tối ưu là điều mà hầu như doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được.

Hình thức B2B được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi ưu điểm lớn là mang lại nhiều lợi ích, có tính hiệu quả cao, hiệu suất làm việc và độ tin cậy cao hơn.

Mô hình kinh doanh B2B phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tại Việt Nam nổi bật nhất là các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,...

null
B2B đóng vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. B2C - Đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn

Nhờ sự nổi lên nhanh chóng của dot-com cuối thập niên 90, mô hình B2C trở nên vô cùng phổ biến.

B2C đã trở thành hình thức bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi các doanh nghiệp.

B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua việc sử dụng Internet.
null
Mô hình B2C được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực từ hàng tiêu dùng đến các sản phẩm công nghệ.

3. Đối tượng mục tiêu - Định hướng doanh nghiệp

Apple vô cùng thành công trong việc xác định khách hàng mục tiêu của hãng là nhóm khách hàng cao cấp, yêu thích công nghệ và tính hiện đại.

Những đối tượng mục tiêu có thể được chia thành 2 dạng: khách hàng đang mua sản phẩm và khách hàng có tiềm năng sẽ mua trong tương lai.

null
Đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể và vững chắc.

4. Khách hàng trung thành đóng góp to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp

Trên thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, khách hàng trung thành được nhân tố cốt lõi trong quá trình phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia nhận định, việc tìm kiếm và xây dựng khách hàng mới sẽ tốn kém gấp 5 lần so với việc giữ chân khách hàng trung thành.

Tầm quan trọng của các khách hàng trung thành còn được thể hiện qua việc cung cấp các phản hồi trung thực và có chất lượng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, những khách hàng trung thành của hãng thời trang Zara sẵn sàng chi trả mức tiền khá lớn vào việc mua sắm các sản phẩm của hãng.

Mặc dù Zara rất ít có chương trình khuyến mãi, thậm chí không hề có chính sách cho khách hàng thân thiết.

Song, những khách hàng vẫn hài lòng, vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm ở đây, và đây là minh chứng của lòng trung thành không hề tiêu tốn tiền của doanh nghiệp.

null
Đối tượng trung thành là nhóm khách hàng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.

Nhóm đối tượng tiềm năng - Xu hướng tương lai

1. GenZ - Thế hệ tạo xu hướng trên toàn cầu

GenZ là thế hệ người tiêu dùng được nhiều sự quan tâm từ các thương hiệu vì tầm ảnh hưởng của GenZ đến các xu hướng tiêu dùng, mua sắm trên toàn cầu.

Ưu tiên quảng cáo trên mạng xã hội, trải nghiệm thú vị và hướng đến tính bền vững là những gì mà các thương hiệu ngày nay luôn nỗ lực tập trung vào để thu hút nhóm khách hàng này.

TikTok - nền tảng có khoảng 60% người sử dụng là Gen Z đã trở thành kênh bán hàng hiệu quả cho các thương hiệu thông qua những video ngắn, livestream, sử dụng KOLs,...

null
GenZ - Nhóm đối tượng dẫn đầu trong các xu hướng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng trên toàn cầu.

2. Nhóm đối tượng nữ giới được dự đoán sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Theo Bloomberg, phụ nữ thực hiện hơn 85% hoạt động mua sắm và có ảnh hưởng đến hơn 95% tổng hàng hóa và dịch vụ được mua.

Thuận tiện, chất lượng và giá tốt là một trong những nhu cầu lớn của khách hàng nữ giới.

Juno - thương hiệu giày của phụ nữ Việt là một ví dụ điển hình của việc thương hiệu hướng đến khách hàng nữ giới khi liên tiếp cho ra mắt các BST bắt kịp xu hướng với kiểu dáng và màu sắc hiện đại.

null
Nữ giới chiếm phần lớn trong các hoạt động mua sắm.

3. Đa dạng nhóm khách hàng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu

Khách hàng với đa dạng nhu cầu, sở thích, văn hóa,... sẽ là một cơ hội và cũng là thách thức cho doanh nghiệp.

Khách hàng đa dạng giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và bao phủ thị trường, từ đó cơ hội phát triển của doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ nhóm khách hàng và có chiến dịch tiếp thị phù hợp.

null
Chiến dịch “America is Beautiful” của Coca-Cola có sự góp mặt của dàn diễn viên đa dạng về văn hoá và chủng tộc trên toàn nước Mỹ.

4. Thị trường mới nổi chiếm vị trí quan trọng

Thị trường mới nổi như một cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau được hội nhập với các thị trường toàn cầu và đạt mức tăng trưởng cao.

Việc nắm bắt các cơ hội ở thị trường mới nổi đòi hỏi các nhà đầu tư và doanh nghiệp phải hiểu biết và phải gắn bó lâu dài với các thị trường mục tiêu.

null
Thị trường mới nổi thu hút giới đầu tư.

Nhóm đối tượng theo tâm lý mua hàng - Tính bền vững trở thành điều kiện cần

1. Người tiêu dùng có trách nhiệm với các vấn đề môi trường

  • Trái Đất nóng lên, băng tan hai đầu cực, mực nước biển tăng vọt, diện tích đất liền thu hẹp, cường độ của thiên tai dày đặc,…
  • Có đến 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển mỗi năm, trong đó rác thải nhựa chiếm đến 13 triệu tấn.
  • Mỗi năm có khoảng 100.000 thú biển, 1 triệu chim biển bị mắc kẹt, nghẹt thở do vướng phải rác thải.
  • 7 triệu là số người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Những con số đáng báo động trên đã thúc đẩy người tiêu dùng cần có trách nhiệm nhiều hơn trong các hoạt động tiêu dùng hàng ngày và cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường nhiều nhất có thể.

Vinamilk - thương hiệu sữa quốc dân của người Việt Nam được phần lớn khách hàng ưu tiên lựa chọn bởi nhãn hàng luôn tính nhân văn trong các khâu sản xuất từ việc chăm sóc đàn bò đến thành phần sữa chất lượng cho trẻ 

null
Các sản phẩm thân thiện môi trường được tạo ra nhằm đáp ứng nhóm đối tượng người tiêu dùng này.

2. Tiêu dùng chánh niệm dựa trên nhu cầu bản thân

Sự phát triển của các kênh bán hàng trực tuyến và các hình thức thanh toán Online đã giúp việc mua sắm của người tiêu dùng ngày một trở nên dễ dàng hơn.

Điều này dẫn đến có vô số lý do để người tiêu dùng chi tiêu vào những mục đích không cần thiết.

Để giảm thiểu thói quen “vung tay quá mức”, người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua sắm có trách nhiệm hơn và lựa chọn thương hiệu gắn liền với tính bền vững.

null
Tiêu dùng chánh niệm giúp người tiêu dùng quản lý chi tiêu một cách hợp lý.

3. Hội đồng người tiêu dùng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng

Với vai trò là người là người trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể mong đợi nhiều hơn về chất lượng và giá trị lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng sẽ đóng góp ý kiến và quan điểm để cải thiện những điểm hạn chế của doanh nghiệp.

null
Hội đồng người tiêu dùng cho doanh nghiệp biết khi nào nên điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

4. Người tiêu dùng tự ra quyết định cho việc mua sắm và sử dụng dịch vụ của bản thân

Xu hướng cá nhân hóa xuất hiện đã dẫn đến việc khách hàng mong muốn bản thân có thể tự đưa ra quyết định giữa hàng trăm hàng nghìn thương hiệu trên thị trường với đa dạng sản phẩm/dịch vụ có nhiều mức giá khác nhau.

Chất lượng, sự tiện ích, giá tốt,... là một trong nhưng yếu tố thúc đẩy khách hàng tìm đến doanh nghiệp.

Uniqlo luôn truyền đi thông điệp về sự ăn mặc tối giản trong các sản phẩm thời trang những vẫn có sự sáng tạo về thiết kế những sản phẩm và tính ứng dụng cao.

Mặc dù chất lượng sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt, nhưng mức giá mà nhà Uniqlo đưa ra lại khá bình dân, phù hợp với kinh tế của nhiều khách hàng Việt Nam.

null
Người tiêu dùng ngày muốn tự đưa ra quyết định mua hàng hơn.

5. Tín đồ “săn Sale” hoạt động sôi nổi trên thị trường

Theo khảo sát của Shopee, 57% người dùng được khảo sát nằm trong nhóm những người dùng "Săn Hàng Giá Tốt", 3/4 trong số đó là nữ giới.

Các đợt giảm giá hấp dẫn sẽ khiến người tiêu dùng mở ứng dụng và ghé thăm cửa hàng trực tuyến thường xuyên hơn.

Hiệu ứng FOMO (Nỗi sợ bị bỏ lỡ) khiến nhiều người tiêu dùng, nhất là trong cuộc chiến khuyến mại, giảm giá, tham gia nhiều hơn với tâm lý mua được món hời.
null
Khuyến mãi càng cao sẽ càng thu hút nhiều hơn những “tín đồ săn Sale”.

6. Khách hàng mang giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trong cuốn sách Marketing Metrics có viết rằng:

“Lợi nhuận bán hàng thu được từ một khách hàng mới là 5-20%, một khách hàng quen mang về tới 60-70% lợi nhuận bán hàng”.

Khách hàng có thể tạo ra giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp trực tiếp thông qua việc chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, hoặc gián tiếp thông qua việc truyền miệng đến nhiều người tiêu dùng khác.

null
Khách hàng tạo giá trị cho doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Kết luận

Nhu cầu, thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian, vì thế người làm kinh doanh cần quan sát và theo dõi để không bị bỏ lại phía sau.

Hãy tải xuống báo cáo của trendsvietnam để biết thêm về những xu hướng của đối tượng Marketing trong năm 2022.