Ngành bán lẻ được dự kiến phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022.
Đại dịch COVID-19 cũng phần nào giúp các “ông lớn” trong ngành này chiếm thêm nhiều thị phần từ các công ty khác rời khỏi thị trường.
Đánh giá triển vọng của ngành bán lẻ trong năm 2022, Công ty chứng khoán VNDirect dự báo ngành bán lẻ sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng với 3 xu hướng chính vào nửa cuối năm nay.
Sự chuyển hướng sang các cửa hàng bán lẻ hiện đại hơn giúp các chuỗi bách hóa hiện đại tăng trưởng mạnh mẽ
Trong quý 1/2022, giá trị tiêu dùng hàng tiêu dùng nhanh tăng 20% so với cùng kỳ ở 4 thành phố trọng điểm và 32% ở khu vực nông thôn.
Sự chuyển dịch sang các kênh siêu thị hiện đại đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Với xu hướng này, các chuỗi bán lẻ sẽ được lợi.
Điển hình là Bách Hóa Xanh là "đối thủ đáng gờm" và ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng trên thị trường bán lẻ.

MWG đặt kỳ vọng lớn vào chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX)
Sau khi doanh thu BXH sụt giảm mạnh kể từ quý 4/2021.
MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động) đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc cải tổ chuỗi BHX với việc thay đổi người lãnh đạo kết hợp với thay đổi hệ thống vận hành để nâng cấp trải nghiệm của khách hàng quý 1/2022.

Tháng 4/2022, BXH đã có sự đổi mới khi 460/2140 cửa hàng được nâng cấp lên mô hình mới với doanh thu tăng 10% so với mô hình cũ.
Winmart+ - “Ông lớn” thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam
Sau thời gian tối ưu hóa, chuỗi WinMart/WinMart+ của Masan đã đi thêm một tiến bước xa hơn.

Các dịch vụ bổ sung đã biến WinMart+ trở thành chuỗi cửa hàng bán lẻ tiện ích trong xu hướng bán lẻ hiện đại trên đà phát triển.
Để thị trường bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, việc mở rộng mạng lưới bán lẻ là điều rất cần thiết.
Các nhà bán lẻ lớn luôn tìm kiếm các thị trường mới để mở rộng
Với quy mô thị trường dược phẩm ước tính đạt 154,5 nghìn tỷ VND (6,7 tỷ USD) vào năm 2019 . Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên đến 222,7 nghìn tỷ (9,2 tỷ USD) vào năm 2024 và đạt 889 nghìn tỷ (11,5 tỷ USD) vào năm 2029.



Việt Nam là thị trường thu hút đầu tư của các nhà sản xuất dược phẩm đa quốc gia, củng cố tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường dược phẩm Việt Nam.
Thị trường dược phẩm Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô
Quy mô các chuỗi bán lẻ thuốc hiện đại lớn chỉ đang chiếm ít hơn 4% (tương đương 50 cửa hàng) tổng số lượng nhà thuốc toàn quốc.
Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển chuỗi bán lẻ thuốc quy mô lớn như An Khang, Long Châu.

Tính đến tháng 7/2022, chuỗi Pharmacity có số lượng cửa hàng lớn nhất với hơn 1.000 cửa hàng.
Xếp thứ hai là chuỗi Long Châu khoảng 700 cửa hàng và An Khang đứng thứ 3 với 500 cửa hàng.


Bên cạnh đó, thị trường Mẹ và bé cũng là một mảng tiềm năng khác.
Thị trường Mẹ và bé kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai
Với quy mô thị trường ước đạt 7 tỷ USD, tăng trưởng 30% - 40% một năm, các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường Mẹ và bé tại Việt Nam đang chứng kiến thêm nhiều người chơi mới.
Gần nhất là AVAKids của Thế Giới Di Động.

Kết quả thử nghiệm đầu tiên của chuỗi AVAKids ghi nhận doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng có thể đạt tới 2 tỷ đồng, trong đó doanh thu trực tuyến chiếm 25 - 30%.
Thị trường Mẹ và bé và chuyên hàng Nhật nội địa cũng ghi nhận sự tăng trưởng của Sakuko
Sakuko được biết đến là chuỗi bán lẻ hàng Nhật nội địa với mặt hàng đầu tiên là ngành hàng Mẹ và bé.
Xuất phát từ mong muốn rất thiết thực của người mẹ - cũng là CEO của Sakuo:
Dành cho con những sản phẩm an toàn, chất lượng tốt nhất để phát triển!

Nắm bắt được tâm lý thích sử dụng hàng Nhật nội địa của người Việt, thương hiệu Sakuko đã nhanh chóng “chiếm lĩnh” thị trường Mẹ và bé và trở thành hệ thống siêu thị hàng Nhật nội địa với hơn 30 điểm bán trên cả nước.
Ngành bán lẻ đang đà “bay cao” là một cú hit lớn thúc đẩy lĩnh vực bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ.
Sự trở lại thành công của dịch vụ bán lẻ đã giúp cải thiện vị thế của các công ty bất động sản bán lẻ.
Trong điều kiện “bình thường mới” của Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ bán lẻ đã phục hồi mạnh mẽ, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lần lượt tăng 14,7% và 33,9% so với cùng kỳ.



Lượng khách đến các trung tâm thương mại của Vincom đã phục hồi đến 60% mức trước dịch trong quý I và phục hồi về mức trước đại dịch trong quý II vừa qua khi bước vào mùa hè - mùa cao điểm với các hoạt động vui chơi tại các trung tâm mua sắm.


Việc khai trương Vincom Mega Mall Smart City đánh dấu sự trở lại giai đoạn mở rộng diện tích sàn của doanh nghiệp này với trọng tâm là xây dựng các trung tâm thương mại lớn xung quanh các dự án lớn của Vinhomes.
