Phân biệt đối xử vẫn là một vấn đề phổ biến ở nơi làm việc.

Trong khi một số hình thức phân biệt đối xử trắng trợn có thể đã phai mờ đi, nhiều hình thức phân biệt đối xử khác đã xuất hiện nhưng trong “hình hài” tinh vi hơn và khó nhận diện hơn.

Bài viết này đem đến một góc nhìn mới mẻ và toàn diện về thực trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc hiện nay.

Quan niệm cố hữu về phân biệt đối xử tại nơi làm việc

Kể từ khi tham gia và đóng vai trò là một phần của lực lượng lao động xã hội, phụ nữ vẫn luôn được xem là nhóm đối tượng bị phân biệt đối xử nhiều nhất.

Đầu tiên, phụ nữ cũng có nhiều khả năng làm những công việc được trả lương thấp hơn và kém an toàn hơn nam giới.

Lời cam kết “Làm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu” chưa bao giờ có hiệu lực đối với phụ nữ.
Lời cam kết “Làm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu” chưa bao giờ có hiệu lực đối với phụ nữ.

Mặc dù ngày càng có nhiều phụ nữ làm việc nhưng khối lượng công việc mà họ phải gánh vác không hề có dấu hiệu được giảm bớt.

Đồng thời, sự chênh lệch lương giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn đáng kể ở hầu hết các quốc gia.

Tiếp đó, tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ luôn cao hơn nam giới.

Sự phân biệt đối xử có thể xảy ra ở mọi giai đoạn làm việc, từ tuyển dụng đến đào tạo và trả thù lao, phân biệt nghề nghiệp và tại thời điểm sa thải.

Cuối cùng, nam giới và phụ nữ có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và giữ các vị trí khác nhau trong cùng một nhóm nghề nghiệp.

Phụ nữ luôn bị “ghẻ lạnh” dù sự cống hiến trong công việc không thua kém phái mạnh.
Phụ nữ luôn bị “ghẻ lạnh” dù sự cống hiến trong công việc không thua kém phái mạnh.

Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng làm việc trong phạm vi nghề nghiệp hẹp hơn nam giới và có nhiều khả năng làm việc bán thời gian hoặc ngắn hạn.

Họ cũng gặp nhiều rào cản hơn trong việc thăng tiến và phát triển sự nghiệp.

Quan niệm mới về phân biệt đối xử tại công sở đã vượt qua ranh giới giữa nam và nữ

Mỗi ngày, trên khắp thế giới, phân biệt đối xử tại nơi làm việc là một thực tế đáng tiếc cho hàng trăm triệu người.

Và có một thức tế đáng buồn hơn chính là sự phân biệt đối xử này ngày càng đa dạng và bao trùm một phạm vi đối tượng rộng hơn, vượt xa ranh giới chỉ giữa nam và nữ.

Ví dụ, tác động tổng hợp của di cư toàn cầu, việc xác định lại ranh giới quốc gia, các vấn đề kinh tế và bất bình đẳng, v.v ngày càng gia tăng đã làm trầm trọng thêm vấn đề bài ngoại, phân biệt chủng tộc và tôn giáo.

Những năm gần đây, các hình thức phân biệt đối xử mới dựa trên tình trạng khuyết tật, tình trạng mang thai, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục đã trở thành nguyên nhân gây ra sự gia tăng mối quan tâm này.

Quan niệm mới về phân biệt đối xử tại công sở đã vượt qua ranh giới giữa nam và nữ.
Quan niệm mới về phân biệt đối xử tại công sở đã vượt qua ranh giới giữa nam và nữ.

Khảo sát của AARP năm 2018 tiết lộ cứ ba trong năm người đã trải qua sự phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc.

Còn trong một khảo sát của SHRM năm 2020:

49% chuyên gia Da đen và 35% công nhân Da đen cảm thấy có sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc của họ (gần gấp 4 đến 5 lần so với các đồng nghiệp da trắng).

Một nghiên cứu khác của the Center for American Progress (CAP) năm 2020 lại hé lộ sự thật về cộng đồng LGBTQ+ rằng:

Những người thuộc LGBTQ+ đã trải qua sự phân biệt đối xử đáng kể trong cuộc sống cá nhân, nơi làm việc và thậm chí trong việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

Định kiến về khuynh hướng tình dục đang là một trong những lý do dẫn đến phân biệt đối xử tại công sở.
Định kiến về khuynh hướng tình dục đang là một trong những lý do dẫn đến phân biệt đối xử tại công sở.

Gần đây nhất là theo khảo sát của CIPHR năm 2021:

Hơn một phần ba (36%) người trưởng thành ở Vương quốc Anh báo cáo bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Hình thức phân biệt đối xử tại nơi làm việc phổ biến nhất được báo cáo là phân biệt tuổi tác.

Cụ thể, hơn 1/10 người trưởng thành ở Anh nói rằng họ nghĩ rằng tuổi tác của họ là một yếu tố khiến bản thân không nhận được công việc mà họ đã ứng tuyển (11%) và hơn 1 trong số 20 (5,7%) nói rằng họ đã bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc dựa trên tuổi tác.

Người lớn tuổi tại nhiều quốc gia được ghi nhận là đối tượng trải qua nhiều sự phân biệt đối xử tuổi tác nhất tại nơi làm việc.
Người lớn tuổi tại nhiều quốc gia được ghi nhận là đối tượng trải qua nhiều sự phân biệt đối xử tuổi tác nhất tại nơi làm việc.

7 hình thức phân biệt đối xử phổ biến tại nơi làm việc hiện nay

Có nhiều loại phân biệt đối xử tại nơi làm việc, thường xoay quanh các đặc điểm mới nổi kể trên.

Các hình thức phân biệt đối xử phổ biến tại nơi làm việc hiện nay bao gồm:

Phân biệt chủng tộc, Phân biệt tôn giáo, Phân biệt đối xử tàn tật, Phân biệt đối xử khi mang thai, Phân biệt tuổi tác, Phân biệt giới tính, Phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ+.

1. Phân biệt chủng tộc

Đây là hình thức đối xử không công bằng với ứng viên hoặc nhân viên vì chủng tộc của họ hoặc bất kỳ đặc điểm liên quan nào liên quan đến màu da hoặc yếu tố nhận diện chủng tộc của họ.

Dễ nhận thấy nhất chính là sự kỳ thị nhân viên Da đen, Da màu tại các nước người Da trắng.

Sự khác biệt về màu da luôn bị coi là “nguồn cơn” để một người phải chịu sự công kích tại nơi làm việc.
Sự khác biệt về màu da luôn bị coi là “nguồn cơn” để một người phải chịu sự công kích tại nơi làm việc.

2. Phân biệt tôn giáo

Trong thập kỷ qua, sự phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo dường như đã gia tăng.

Môi trường chính trị toàn cầu hiện nay đã thúc đẩy tâm lý sợ hãi lẫn nhau và phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, có nguy cơ gây mất ổn định xã hội và phát sinh bạo lực.

Sự đa dạng sắc tộc tại công sở đôi khi lại là cái cớ để sự xung đột và phân biệt đối xử lên ngôi.
Sự đa dạng sắc tộc tại công sở đôi khi lại là cái cớ để sự xung đột và phân biệt đối xử lên ngôi.

Phân biệt đối xử tôn giáo có thể bao gồm hành vi:

Xúc phạm tại nơi làm việc của đồng nghiệp hoặc người quản lý đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số.

Bên cạnh đó là sự thiếu tôn trọng và thiếu hiểu biết về các phong tục tôn giáo; thiên vị trong tuyển dụng hoặc thăng chức; từ chối giấy phép kinh doanh; và thiếu tôn trọng phong tục ăn mặc.

3. Phân biệt đối xử với người tàn tật

Số lượng người khuyết tật, hiện chiếm khoảng 7-10% dân số thế giới, có khả năng tăng lên khi dân số già đi.

Phần lớn những người này sống ở các nước đang phát triển, và tỷ lệ khuyết tật xuất hiện ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

Hình thức phân biệt đối xử phổ biến nhất là từ chối các cơ hội, cả trong thị trường lao động và trong giáo dục và đào tạo.

Người khiếm khuyết “tàn” nhưng không “phế” và họ xứng đáng được tôn trọng thay vì bị phân biệt đối xử.
Người khiếm khuyết “tàn” nhưng không “phế” và họ xứng đáng được tôn trọng thay vì bị phân biệt đối xử.

Tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật lên tới 80% trở lên ở nhiều nước đang phát triển.

Người khuyết tật thường bị mắc kẹt trong các công việc được trả lương thấp, không có kỹ năng và công việc nặng nhọc, ít hoặc không được bảo trợ xã hội.

4. Phân biệt đối xử khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường gặp nhiều khó khăn trong công việc.

Họ thường xuyên bị coi là trở ngại trong công sở.

Sự phân biệt đối xử diễn ra khi họ không được hỗ trợ điều trị thai nghén giống như các trường hợp nghỉ bệnh tạm thời hoặc tình trạng nghỉ phép ngắn hạn khác.

Đồng thời họ có nhiều khả năng bị từ chối công việc hoặc thăng chức, hoặc bị giảm lương hay thậm chí có thể bị sa thải vì lo ngại sự lơ là trong công việc sau sinh.

Chị Thy Nguyễn -một nhà văn và người kể chuyện trên LinkedIn- chia sẻ câu chuyện chạnh lòng của bản thân trong công việc khi là một mẹ bỉm.
Chị Thy Nguyễn - một nhà văn và người kể chuyện trên LinkedIn - chia sẻ câu chuyện chạnh lòng của bản thân trong công việc khi là một mẹ bỉm sữa thu hút sự quan tâm của rất nhiều người hơn trên 2 nghìn lượt like tại đây:

5. Phân biệt tuổi tác

Mối quan tâm về phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác cũng ngày càng nhiều.

Đến năm 2050, 33% người dân ở các nước phát triển và 19% ở các nước đang phát triển sẽ từ 60 tuổi trở lên, hầu hết là phụ nữ.

Sự phân biệt tuổi tác có thể được công khai, chẳng hạn như giới hạn độ tuổi tuyển dụng, hoặc có những hình thức tế nhị hơn, chẳng hạn như cáo buộc rằng mọi người thiếu tiềm năng nghề nghiệp hoặc có quá nhiều kinh nghiệm.

Tuổi tác không nên và không thể là nguyên nhân để tiếp diễn tình trạng phân biệt đối xử tuổi tác tại nơi làm việc.
Tuổi tác không nên và không thể là nguyên nhân để tiếp diễn tình trạng phân biệt đối xử tuổi tác tại nơi làm việc.

Các hình thức phân biệt đối xử khác bao gồm hạn chế tiếp cận đào tạo và các điều kiện hầu như buộc phải nghỉ hưu sớm.

Đáng chú ý là sự phân biệt tuổi tác không chỉ giới hạn ở những người lao động sắp nghỉ hưu.

6. Phân biệt giới tính

Sự thiên vị trong công việc dựa trên giới tính không phải là một hình thức mới bởi nó vốn là định nghĩa ban đầu cho khái niệm “phân biệt đối xử” tại nơi làm việc.

Phụ nữ rất dễ bị “chèn ép” tại nơi làm việc vì lý do khác biệt giới.
Phụ nữ rất dễ bị “chèn ép” tại nơi làm việc vì lý do khác biệt giới.
Như đã đề cập ở trên, phân biệt giới tính là sự bất công bằng khi nhường quyền lợi, sự ưu tiên, và cơ hội việc làm cho một giới tính cụ thể trong quá trình làm việc.

7. Phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ+

Phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ+ là khi nhân viên bị sa thải hoặc từ chối bồi thường công bằng, việc làm hoặc lợi ích tại nơi làm việc dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới.

Bên cạnh đó, thái độ coi thường, không tôn trọng, thậm chí là lăng mạ cũng là một biểu hiện khác của sự phân biệt đối xử đối với nhóm đối tượng này tại nơi làm việc.

LGBTQ+ cũng là con người và họ cần sự cảm thông để hòa nhập trong công sở, không phải sự coi thường và xa lánh.
LGBTQ+ cũng là con người và họ cần sự cảm thông để hòa nhập trong công sở, không phải sự coi thường và xa lánh.

Lời kết

Phân biệt đối xử, rập khuôn và thiên vị không phải là những vấn đề sẽ sớm biến mất.

Phát triển văn hóa của một tổ chức được xem là một giải pháp cấp thiết cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Việc giúp các cá nhân trong tập thể nhận thức sự đa dạng và thể hiện năng lực văn hóa sẽ nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc và thúc đẩy hòa nhập văn hóa.

Đây được xem là một quá trình rất quan trọng trong việc loại bỏ thành kiến ​​và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.