Cùng tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng hiện nay về việc buộc phải thay đổi lối sống qua các chia sẻ từ những đại diện của thế hệ Millennials.
Millennials là gì?
Gen Y, hay còn gọi là Millennials, chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996.
Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển vượt trội của các ông lớn như Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, PayPal… cũng như các sự kiện quan trọng của thế giới.
Cái tên Gen Y – thế hệ Millennials bắt nguồn từ việc họ được sinh ra trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ. Mặt khác, trong tiếng Anh, ký tự Y phát âm tương tự từ “tại sao” (why).
Điều này đại diện cho một thế hệ luôn tò mò và có khát khao khám phá.
Ảnh hưởng của cơn sóng bão giá đến cách tiêu dùng của Gen Y
"Tôi nhớ những ngày vi vu đến Miami với giá chỉ bằng một bữa sushi", Samantha Chin (người Mỹ) than thở khi chi phí du lịch tăng cao.
Vài năm trước, Samantha Chin (hiện 31 tuổi) chẳng ngần ngại đặt vé máy bay từ Manhattan tới Miami 1-2 lần mỗi tháng, chi 82 USD/đêm để lưu trú tại một căn hộ sang trọng và thỏa sức check-in.
"Nhiều người nghĩ tôi sống ở Miami vì thường có mặt tại các nhà hàng và quán bar đình đám tại đây.
Thực tế, tôi chỉ cần trả khoảng 100 USD để có một đêm nghỉ lại khách sạn cao cấp trong thành phố, trải nghiệm lối sống, con người nơi đây", Chin nói với New York Post.
Một căn hộ Airbnb tại trung tâm thành phố có giá lên tới 184 USD/đêm, khiến Chin chỉ có thể tiết kiệm cho 1-2 lần đi chơi trong năm.
Theo New York Post, phần lớn thế hệ Millennials tại Mỹ đã duy trì lối sống thoải mái, xa xỉ suốt một thập kỷ qua nhờ ngân sách Kmart.
Để thu hút nhóm người dùng trên, các doanh nghiệp như Airbnb, Uber và ClassPass đã đầu tư mạo hiểm, giữ mức giá thấp đến mức khó tin.
"Những dịch vụ đó quá rẻ.
Nó đem tới cho tôi những trải nghiệm mới mẻ, thú vị mà không cần lo lắng nhiều về chi phí", Tegan Nelson (29 tuổi) tiếc nuối khi phải hủy tài khoản MoviePass của mình.
Nelson gia nhập nền tảng này từ tháng 5/2018, bỏ ra 9,95 USD/tháng để xem phim thỏa thích.
Nhưng chỉ ít lâu sau, MoviePass bắt đầu tăng cước phí với người dùng có nhu cầu sử dụng cao và dần chuyển sang hạn chế số lượng phim được truy cập mỗi tháng.
Peter Boatwright, Giáo sư Marketing tại Trường Kinh doanh Tepper thuộc ĐH Carnegie Mellon, các nền tảng dịch vụ thường dùng phương thức đó để lôi kéo người dùng.
"Dưới ảnh hưởng của lạm phát, những chi phí này sẽ ngày càng tăng lên và khiến người dùng rời đi", giáo sư Boatwright nói.
Adem Selita (31 tuổi) từng đặt ship đồ ăn về nhà 5 lần/ tuần qua ứng dụng Seamless vào năm 2016.
Lúc đó, app này liên tục tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo như giảm 8 USD cho đơn hàng kế tiếp, trừ 10 USD nếu thanh toán bằng PayPal.
"Tôi từng trả 6 USD cho một đơn hàng trị giá 14 USD. Mức giá đó quá rẻ, nên tôi không thể nào từ chối", Selita kể.
Với trường hợp của Chin, cô chia sẻ rằng mình đang làm việc cật lực để duy trì thu nhập.
Chin cho biết cô đã thay đổi lối sống, không còn tiêu tiền thoải mái như những năm trước.
"Tôi từng đi spa chăm sóc tóc, móng trước mỗi buổi hẹn. Thế nhưng, giờ tôi chỉ để dành chúng cho những dịp thực sự đặc biệt.
Tôi thậm chí còn học cách làm tóc tại nhà để tiết kiệm chi phí nhất có thể", cô kể.