Cùng xem xét 7 tiềm năng khiến chúng ta có thể đặt kỳ vọng nước ta sẽ trở thành Trung tâm MarTech của Đông Nam Á:

- Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với dân số năng động và có hiểu biết về công nghệ;
- Các thương hiệu đổi mới cách tiếp cận khách hàng vì nhu cầu người tiêu dùng thay đổi hậu COVID-19;
- Tăng trưởng doanh thu trong các lĩnh vực thương mại điện tử;
- Thúc đẩy các thương hiệu chuyển đổi số, áp dụng những công nghệ mới;
- Các khoản đầu tư vào MarTech Việt Nam tăng nhanh và được ủng hộ ở nhiều khía cạnh;
- Sự kiện chuyên về MarTech tại Việt Nam đã được tổ chức đến lần thứ 5;
- Google sẽ chặn Cookies của bên thứ 3 từ năm 2023.
Việt Nam có tiềm năng trở thành Trung tâm MarTech của Đông Nam Á (Ảnh: Unsplash).
Việt Nam có tiềm năng trở thành Trung tâm MarTech của Đông Nam Á (Ảnh: Unsplash).

Việt Nam - Một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với dân số năng động và có hiểu biết về công nghệ

Phát biểu trên kênh CNBC, Giám đốc danh mục đầu tư của JPMorgan Asset Management, ông Desmond Loh đánh giá:

Việt Nam là điểm sáng trong vài năm qua về khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế. 

Ông nhấn mạnh, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực trong suốt đại dịch.  

Theo ông Loh, Đông Nam Á khá an toàn trước căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu u, bởi Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa đến 1% xuất khẩu của khu vực.

Đông Nam Á không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch (Ảnh: Unsplash).
Đông Nam Á không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch (Ảnh: Unsplash).

Giới chuyên gia của một số ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới nhận định: 

Việt Nam sẽ nằm trong số ba thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực năm 2022, cùng với Indonesia và Singapore.

Theo Jimmy How, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Involve Asia, công ty công nghệ tiếp thị (MarTech) có trụ sở tại Malaysia, một công ty lớn ở Đông Nam Á, đánh giá:

Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh với dân số năng động và hiểu biết về công nghệ.
Dân số Việt Nam trẻ và có nhiều người sử dụng công nghệ (Ảnh: VnExpress).
Dân số Việt Nam trẻ và có nhiều người sử dụng công nghệ (Ảnh: VnExpress).

Cụ thể là, tỷ lệ dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng - đây là nhóm sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. 

Quốc gia đông dân, nhu cầu khách hàng thay đổi - Thương hiệu đổi mới cách tiếp cận khách hàng

Vì là một quốc gia đông dân số, mức độ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cao, các thương hiệu ở Việt Nam đã và đang bắt đầu tiếp cận khách hàng theo nhiều hướng khác nhau, như:

- Thông qua các giải pháp MarTech theo cách tiết kiệm chi phí; 
- Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thông qua quan hệ đối tác với những người có ảnh hưởng (KOLs, KOCs...).
Các hoạt động truyền thông cùng Celeb, Influencers, KOLs, KOCs đã quá quen thuộc với các nhãn hàng Việt Nam (Ảnh: Shopee).
Các hoạt động truyền thông cùng Celeb, Influencers, KOLs, KOCs đã quá quen thuộc với các nhãn hàng Việt Nam (Ảnh: Shopee).

Đồng thời, do sự ảnh hưởng của COVID-19, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của các siêu ứng dụng, có sức ảnh hưởng và thay đổi từ hành vi mua sắm hằng ngày, đến vận chuyển đi lại. 

Các ứng dụng này mang tới sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm, cũng như cách thanh toán. 

Những giải pháp Martech trong Thương mại điện tử, Trải nghiệm khách hàng, Quản lý nội dung và Quản lý dữ liệu khách hàng sẽ cần phải thích ứng để đảm bảo kết nối liền mạch với các ứng dụng thị trường điện tử này.
Các giải pháp MarTech đặc biệt được chú trọng hậu COVID-19 (Ảnh: Internet).
Các giải pháp MarTech đặc biệt được chú trọng hậu COVID-19 (Ảnh: Internet).

Theo đó, các giải pháp đám mây sẽ dần thay thế cho Nhà cung cấp giải pháp đa năng (Omni-solution Provider) để giải quyết những vấn đề như báo cáo, hợp nhất dữ liệu, quản lý sáng tạo, trải nghiệm khách hàng.

Xem thêm: 

- Dự báo tăng trưởng: Triển vọng MarTech ở thị trường Việt Nam

- Consumer Insights: Giải mã 4 xu hướng của người tiêu dùng định hình thị trường trong tương lai

Chi tiêu của người tiêu dùng tăng - Tăng trưởng doanh thu trong các lĩnh vực kỹ thuật số thương mại điện tử 

Thêm vào đó, COVID-19 còn là chất xúc tác thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam với mức tăng trưởng giai đoạn 2020-2021 lần lượt đạt 15% và 20%. 

Ước tính trong năm 2021, quy mô của thương mại điện tử có thể vượt con số 16 tỷ USD.

Đối với Lazada, trong một khảo sát hợp tác với Milieu Insight thực hiện vào đầu năm 2022, sàn chỉ ra 81% người dùng Việt Nam xem việc mua sắm trực tuyến là thói quen không thể thiếu mỗi ngày. 

Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần/tuần dao động khoảng 59%.

Trong quý III/2021, doanh thu thông qua LazLive (kênh livestream của Lazada) tăng hơn 8 lần so với năm trước đó.

Lazada không chỉ giữ vững phong độ mà còn tăng doanh thu trong giai đoạn COVID-19 (Ảnh: Lazada).
Lazada không chỉ giữ vững phong độ mà còn tăng doanh thu trong giai đoạn COVID-19 (Ảnh: Lazada).

Tại Châu Á, Thương Mại Điện Tử đã tăng trưởng 27% trong vòng 1 năm qua. 

Riêng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng là 56%.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, nhờ tốc độ tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử, nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 21 tỷ USD trong năm 2021, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước đó.

Việt Nam được dự đoán tăng trưởng với con số không tưởng (Ảnh: Unsplash).
Việt Nam được dự đoán tăng trưởng với con số không tưởng (Ảnh: Unsplash).
Dự đoán đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam có thể chạm mốc 39 tỷ USD. 

Vào năm 2030, giá trị nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á ước đạt 1.000 tỷ USD, trong đó, Việt Nam đóng góp khoảng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa.

Động lực thúc đẩy các thương hiệu chuyển đổi số - Áp dụng những công nghệ mới

Tốc độ ứng dụng thương mại điện tử đã thúc đẩy các thương hiệu ở Việt Nam chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng.

Theo đó, chi tiêu quảng cáo số năm 2021 tăng 23% so với năm trước đó và dự kiến sẽ tăng 14%, đạt 934 triệu USD vào năm 2022.

Chi tiêu cho quảng cáo số trên thị trường được dự báo sẽ tăng 51% trong giai đoạn 2022 - 2026 lên 1,69 tỷ USD với việc ngày càng nhiều người Việt Nam áp dụng các dịch vụ số và tăng mức tiêu thụ nội dung và phương tiện số.

Gojek triển khai biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói đầu tiên tại Việt Nam, đưa tiếng rao truyền thống vào công nghệ hiện đại (Ảnh: Advertising Việt Nam).
Gojek triển khai biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói đầu tiên tại Việt Nam, đưa tiếng rao truyền thống vào công nghệ hiện đại (Ảnh: Advertising Việt Nam).

Đồng thời, Công nghệ Thực tế tăng cường (AR), Thực tế ảo (VR) và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy marketing trong thời kỳ mới.

Du khách trải nghiệm Tour du lịch Mộc Châu qua công nghệ thực tế ảo (Ảnh: Internet).
Du khách trải nghiệm Tour du lịch Mộc Châu qua công nghệ thực tế ảo (Ảnh: Internet).

Xem thêm: MyVIB 2.0 - ứng dụng ngân hàng tích hợp AR và Cloud Native đầu tiên tại Việt Nam

Các khoản đầu tư vào MarTech Việt Nam - Tăng nhanh và được ủng hộ ở nhiều khía cạnh

Ngoài ra, ngày càng có nhiều khoản đầu tư cho các công ty MarTech Việt Nam từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt là các quỹ VC của Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ.

Số lượng Startup khắp Đông Nam Á, đặc biệt là thị trường trong nước đang gia tăng một cách nhanh chóng, trên nhiều lĩnh vực như:

Fintech, AI, Healthtech, Biotech, Blockchain...
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh (Ảnh: Internet).
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh (Ảnh: Internet).

Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong số đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa.

Những tên tuổi quỹ lớn và tích cực hoạt động trên thị trường gồm:

VSV Capital - Vietnam Silicon Valley, Mekong Capital, 500 Startups Vietnam, Vietnam Investment Group, IDG Ventures Vietnam, Nextrans, Do Ventures và Genesia Ventures.

Một minh chứng là Startup ứng dụng ứng dụng thương mại điện tử giao hàng siêu tốc Rino.

Đầu năm nay, doanh nghiệp này vừa huy động thành công 3 triệu USD trong vòng đầu tư pre-seed từ một nhóm các nhà đầu tư bao gồm: 

Global Founders Capital (GFC), Sequoia Capital India, Venturra Discovery, và Saison Capital. 

Nguồn vốn mới được Rino sử dụng để mở hàng trăm "Dark Store" (trung tâm thực hiện đơn hàng, không phục vụ khách hàng mua trực tiếp).

Rino là ứng dụng đi chợ “hộ” được ra mắt trong giai đoạn đại dịch (Ảnh: Rino).
Rino là ứng dụng đi chợ “hộ” được ra mắt trong giai đoạn đại dịch (Ảnh: Rino).

Theo đó, Việt Nam được dự đoán là thị trường tiềm năng nhất cho Blockchain. 

Mặt khác, Chính phủ ủng hộ khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 và hành lang pháp lý cho fintech đang dần hoàn thiện.

Xem thêm: Tiềm năng đầu tư: Bức tranh đầu tư công nghệ tại thị trường Việt Nam.

Sự kiện chuyên về MarTech tại Việt Nam đã được tổ chức đến lần thứ 5

Vietnam MarTech Expo là sự kiện hàng năm về Công nghệ Tiếp thị lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Đây là một sự kiện tầm vóc quốc tế có sức ảnh hưởng rộng đến Cộng đồng Doanh nghiệp MarTech Việt nam nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Toàn cảnh sự kiện Vietnam MarTech Expo 2022.
Toàn cảnh sự kiện Vietnam MarTech Expo 2022.

Vào ngày 24/09/2022 vừa qua, sự kiện đánh dấu lần thứ 5 được tổ chức và năm nay lấy chủ đề “Nơi khởi đầu cho câu chuyện MarTech tại Châu Á”, sự kiện đã diễn ra rất thành công với một số con số nổi bật như:

- Hơn 1500 người tham dự (45% là CEO/Chủ tịch/Người sáng lập, các quản lý C-Level; 35% các Chuyên gia tiếp thị, chiến lược gia và 20% là các nhà quản lý)
- 23 Nhà lãnh đạo công nghệ là diễn giả chia sẻ;
- 28 gian hàng triển lãm (24 công ty MarTech);
- Hơn 3500 lượt thăm quan các gian hàng.

Google sẽ chặn Cookies của bên thứ 3 từ năm 2023

Kế hoạch Google sẽ chặn Cookies của bên thứ 3 là 2022 nhưng phải lùi lại, và dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2023.

Điều này cũng có nghĩa là các thương hiệu cần phải tìm ra những giải pháp thay thế để theo dõi và nhắm vào các đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. 
Google có thể sẽ chặn Cookies của bên thứ 3 từ năm 2023 (Ảnh: SODP).
Google có thể sẽ chặn Cookies của bên thứ 3 từ năm 2023 (Ảnh: SODP).

Nhiều thương hiệu đã và đang đầu tư vào Nền tảng Quản lý Dữ liệu (DMP), và Nền tảng Quản lý Dữ liệu Khách hàng (CDP) nhằm xây dựng dữ liệu của riêng mình bằng cách sử dụng Email/số điện thoại hoặc Cookies của bên thứ nhất.

Xem thêm: Đón đầu xu hướng tích hợp các giải pháp định danh người dùng

Lời kết

Người Việt Nam thực sự đi trước nhiều quốc gia khác trong ASEAN về MarTech và hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Từ đó, chúng ta có thể đặt niềm tin vào việc “Việt Nam có tiềm năng trở thành Trung tâm MarTech của Đông Nam Á”.