TRENDS SUMMIT #01 là sự kiện lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam do DigiMindGroup cùng, Genius Việt Nam, Teso tổ chức.

Nội dung của sự kiện xoay quanh việc cập nhật, thảo luận, giải mã các Nguyên lý hình thành xu hướng, đồng thời, điểm danh các Xu hướng nổi bật nhất sẽ diễn ra trong năm 2023.

Tại sự kiện, Ông Andy Vũ - Founder và CEO DigiMind Group đã có những chia sẻ về chủ đề “Xu hướng Marketing toàn cầu 2023 - Đổi mới sáng tạo trong Marketing lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm.

null
Ông Andy Vũ - Founder và CEO DigiMind Group.

Thách thức trong việc thấu hiểu 5 nhóm khách hàng lớn

Sự phát triển của các kênh truyền thông xã hội cùng xu hướng thương mại điện tử (TMĐT) đang thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng.

Vì thế, doanh nghiệp phải đa dạng hóa cách tiếp cận để đáp ứng được xu hướng mua sắm của các thế hệ.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Philip Kotler và đồng nghiệp, hiện có 5 thế hệ mà người làm Marketing cần nghiên cứu và tìm hiểu đó là Gen X, Gen Y, Gen Z, Gen Alpha và Baby Boomers.

  • Baby Boomers – được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.
  • Gen X – sinh năm từ 1965 đến 1980.
  • Gen Y – những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996.
  • Gen Z – những người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
  • Gen Alpha – bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025.

null

1. Baby Boomers bị thu hút bởi các chương trình khách hàng trung thành

Baby Boomers là những người lớn tuổi nhất, họ được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.

Hiện vẫn giữ các vai trò điều hành trong các tổ chức, Baby Boomers thường bị chỉ trích bởi những thế hệ trẻ hơn do sự thiếu thiện chí trong việc thích nghi những công nghệ mới và phá vỡ những sự khôn ngoan trong kinh doanh.

2. Gen X - thế hệ có xu hướng trung thành hơn thế hệ khác, ưa thích các chương trình quà tặng và phiếu giảm giá

Là nhóm những đứa trẻ ở giữa (middle-child cohort), Gen X trải nghiệm những sự chuyển đổi công nghệ trọng yếu, điều đã khiến họ có khả năng thích nghi tốt hơn.

Điều quan trọng nhất, sự gia nhập của họ vào lực lượng lao động đã được đánh dấu bằng sự tăng trưởng của internet – khiến họ trở thành những người thích nghi sớm nhất của sự kết nối.

Cho dù bị bỏ qua bởi hầu hết những người làm marketing, Gen X đã trở thành một trong những thế hệ có sức ảnh hưởng nhất trong nguồn lực lao động ngày nay.

3. Gen Y - thế hệ học về internet ở một độ tuổi trẻ hơn nhiều

Họ là thế hệ đầu tiên kết nối với cách sử dụng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Do đó, ban đầu, Gen Y chủ yếu tận dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các công nghệ liên quan đến internet khác cho mục tiêu cá nhân.

Trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, họ rất cởi mở để thể hiện bản thân họ và thường xuyên so sánh họ với các bạn đồng trang lứa của mình.

Gen Y nghiên cứu và mua hàng trực tuyến rất nhiều, chủ yếu trên thiết bị di động của họ.

4. Gen Z thu hút sự chú ý nhiều hơn khi trở thành nhóm có khả năng chi tiêu và thói quen mua hàng độc đáo

Được trao quyền bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội, Gen Z lưu lại cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội dưới hình thức là ảnh và video.

Bởi vì thiện chí để chia sẻ các thông tin cá nhân đối với Gen Z là cao hơn so với các thế hệ khác, họ muốn các thương hiệu cũng có thể truyền tải những nội dung, khuyến mãi, và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá hơn.

Họ cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể cung cấp cho họ những khả năng để kiểm soát và tùy chỉnh cách họ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.

null
Luôn có định hướng mục tiêu tài chính và sự nghiệp rõ ràng.

5. Gen Alpha - sở hữu một số đặc điểm tương đồng với các thế hệ trước, đặc biệt là với thế hệ Z

Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21.

Họ không chỉ là những người bản địa số (digital natives), mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi số (digital behaviors) của bố mẹ của họ (Gen Y) và anh chị của họ (Gen Z).

Từ đó, Gen Alpha không chỉ được giáo dục tốt và thuần thục về công nghệ mà còn toàn diện và mang đậm yếu tố xã hội.

Gen Alpha sẽ tiếp tục lớn lên, thích nghi và sử dụng các công nghệ bắt chước con người chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, điều khiển bằng giọng nói, và cả robots.

Hành trình khách hàng xảy ra trên mọi điểm chạm

Trải nghiệm khách hàng sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính:

  • Trước khi mua hàng
  • Trong khi mua hàng
  • Sau khi mua hàng

Trong 3 giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tạo ra vô số các điểm chạm khác nhau để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Những điểm chạm này có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu trong mọi thời điểm tùy thuộc vào các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Yêu cầu trải nghiệm của khách hàng không dừng lại ở đa kênh liền mạch mà họ còn muốn tương tác với thương hiệu ngay cả trên các kênh trực tiếp và kỹ thuật số.

Để có thể xác định được điểm chạm khách hàng, các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu ký lưỡng về hành trình khách hàng, đầu tư cho quản trị và kiểm soát các hình thức tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Khi đã xác định được, doanh nghiệp nên cải thiện hoặc tạo ra những điểm chạm mới để tạo sự bất ngờ cho khách hàng.

null
Cách chinh phục khách hàng bằng Customer Touchpoints.

Khi thế giới thay đổi, doanh nghiệp phải đảm bảo bắt kịp được xu hướng và thay đổi theo thế giới.

Bởi vậy, doanh nghiệp cần có sự đầu tư cho điểm chạm khách hàng trên các nền tảng số một cách sáng tạo và kiểm soát chúng chặt chẽ để đảm bảo được giá trị của thương hiệu.

Những chiến lược chính của Marketing 5.0

 Năm chiến lược mà ông Andy khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-Driven Marketing), Tiếp thị dự đoán (Predictive Marketing), Tiếp thị theo ngữ cảnh (Contextual Marketing), Tiếp thị tăng cường (Augmented Marketing) và Tiếp thị linh hoạt (Agile Marketing).

Marketing 4.0 đánh dấu sự của Marketing từ trực tiếp (offline) sang trực tuyến (online).

Đây giống như một bước đệm cho Marketing 5.0 để chúng ta có thể làm quen với việc có mặt của công nghệ trong các hoạt động Marketing.

Với sự trưởng thành và phát triển nhanh chóng của công nghệ và ứng dụng toàn phần trong mọi chiến lược cũng như hoạt động marketing, Marketing 5.0 ra đời.

  • Tiếp thị dựa trên dữ liệu

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả thông qua hoạt động nghiên cứu cụ thể về sở thích, nhu cầu, độ tuổi, vị trí địa lý,… của khách hàng.

Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để nắm rõ được hành vi khách hàng như lượt tương tác trên website, trao đổi trên social media, mua hàng trên sàn thương mại điện tử,… từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận đúng insight khách hàng.

  • Tiếp thị dự đoán

Trước khi tung ra bất kỳ sản phẩm hoặc chiến dịch nào các marketer sẽ phân tích và dự đoán về kết quả thu lại.

Các dự đoán này dựa trên nền tảng công nghệ số, kết quả của các hoạt động và chiến dịch cũ.

Từ đó, doanh nghiệp chủ động xử lý các tình huống, giảm thiệt hại xảy ra ở mức tối thiểu.

  • Tiếp thị theo ngữ cảnh

Hoạt động xây dựng nội dung, chạy quảng cáo tùy thuộc vào tình huống và đối tượng khách hàng.

Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc theo từng giai đoạn và xu thế sử dụng để đưa ra chiến dịch tiếp thị phù hợp, tạo hiệu ứng tốt.

null
Mô hình chiến lược Marketing 5.0 của các doanh nghiệp hiện nay.

  • Tiếp thị tăng cường

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ kỹ thuật như chatbot để hỗ trợ con người tăng cường tương tác và trải nghiệm khách hàng.

Xu hướng này đều liên quan đến việc áp dụng các công cụ để cải thiện trải nghiệm và tương tác với khách hàng. Công nghệ được sử dụng để mang lại những hỗ trợ hữu ích và có ý nghĩa cho người tiêu dùng.

  • Tiếp thị linh hoạt

Doanh nghiệp kết hợp các phòng ban chức năng để nắm được hành vi khách hàng, chủ động nghiên cứu thay đổi linh hoạt để thích nghi với biến động của thị trường.

Marketing 5.0 đề cao việc thử – sai – sửa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh.

Tiếp thị bằng câu chuyện thật và sự sáng tạo

Mức độ cạnh tranh cũng ngày càng phức tạp hơn khi đã có nhiều thay đổi được chỉ ra trong nghiên cứu hành trình của người mua.

Khi bạn kể câu chuyện này và giải thích các giá trị của mình, bạn sẽ thu hút khách hàng và khiến họ muốn chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp.

null
Khi bạn tìm thấy những người chia sẻ giá trị của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều.

Họ sẽ trung thành với bạn (mặc dù ngay cả lòng trung thành của thương hiệu cũng đã thay đổi).

Câu chuyện của bạn sau đó trở thành chiến lược công ty của bạn, thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến lên phía trước.

Khi bạn kể một câu chuyện thương hiệu mà trong đó chứa đựng những giá trị cốt lõi của một công ty, bạn sẽ có định hướng cho các hoạt động tiếp thị và tạo dựng thông điệp nhất quán kết nối với người nghe của bạn.

Công nghệ trao quyền và khai phóng con người

Công nghệ số tạo sự tiện lợi khi muốn giữ liên lạc với gia đình, người thân hay bạn bè và còn tạo điều kiện để làm việc từ xa.

Tốc độ của Internet phát triển theo cấp số nhân, băng thông nhanh và rộng hơn bao giờ hết đã hỗ trợ rất nhiều trong việc truyền thông tin với mức lượng cực lớn trên web.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cho phép nhân viên được làm việc tại nhà.

null
Đối với bất cứ ai có khả năng truy cập internet, họ đều có thể được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khổng lồ.

Với những nhân viên nhà có khoảng cách xa so với công ty, họ có thể lựa chọn làm việc online, với thông tin và dữ liệu được nhận qua phần mềm hoặc ứng dụng, tạo ra sự tiện lợi vô cùng hữu ích.

Công nghệ số phát triển, tạo điều kiện cho máy móc trở nên “thông minh” hơn, có thể tự động vận hành mà không cần đến con người, tiêu chuẩn an toàn tốt hơn, tạo trải nghiệm tối ưu cho người tiêu dùng.

Khách hàng là công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất

Có một câu nói kinh điển trong kinh doanh rằng có được hai khách hàng mới không bằng giữ chân một khách hàng hiện tại.

Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ so với tâm lý kinh doanh truyền thống, những người nhìn vào đội ngũ bán hàng của họ.

Nhưng nếu bạn chào đón họ qua cửa trước và họ bỏ thẳng ra sau, thì bạn sẽ mất rất nhiều doanh thu tiềm năng.

null
Để thu hút nhóm khách hàng, bạn phải cần xác định được rõ từng chi tiết về khách hàng mục đích của mình.

Đó là lý do tại sao KPI giữ chân khách hàng nhanh chóng trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Bằng cách tạo ra các quy trình thuyết phục khách hàng trung thành với bạn, bạn tiết kiệm được khoản chi phí khổng lồ cần thiết để tiếp cận và thu hút họ.

Thay vào đó, bạn có thể chi một phần nhỏ số tiền đó cho dịch vụ khách hàng và các chiến lược thành công của khách hàng để tận hưởng kinh doanh.

Lời kết

Marketing là một trong những kênh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào vì đó là cách bạn giới thiệu sự hiện diện của mình với khách hàng tiềm năng.

Nó luôn tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh dựa trên hành vi luôn thay đổi của khách hàng.

Vì vậy, điều quan trọng là phải theo dõi các xu hướng Marketing mới và khai thác chúng để thu hút khách hàng mới và tăng tỷ suất lợi nhuận của bạn.