Mô hình Trends Mind-Hacking Model
Mô hình này nhìn có vẻ đơn giản và quen thuộc nhưng sẽ giúp các doanh nghiệp ứng dụng một cách linh hoạt để thích nghi trong mọi tình huống, đặc biệt là trong thời đại “khủng hoảng vĩnh cửu” như hiện nay.
Mô hình Trends Mind Hacking Model bao gồm một tam giác cân với ba đỉnh tương ứng với ba biến số:
- Trục 1 là Target thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc đích đến bao gồm hai khía cạnh: Đối tượng và mục tiêu (Understanding of Targets and Objectives hay viết tắt là UTOs).
- Trục 2 là Nội lực, (Power of Insiders hay viết tắt là POI), hội tụ tất cả các khả năng trong nội bộ tạo nên sức mạnh hợp nhất của doanh nghiệp.
- Trục 3 là Ngoại lực (Power of Outsiders hay viết tắt là POE) hội tụ tất cả các khía cạnh bên ngoài doanh nghiệp có khả năng gây tác động tiêu cực hoặc tích cực lên Nội lực POI.
Hình tròn ở giữa chính là Vùng Xu hướng, là không gian xu hướng doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng.
Còn các khu vực khác không thuộc hình tròn là Vùng không thuộc Xu hướng là nơi mà những Xu hướng thuộc Vùng mà doanh nghiệp bị ít tác động.
Nếu hình dung hình tròn là một căn phòng có nhiều Xu hướng thì chúng sẽ tạo nên một vùng có từ trường hay năng lượng rất mạnh, nơi chứa đựng chỉ số sức mạnh cao hơn các vùng không thuộc Xu hướng.
Và chỉ số sức mạnh của Vùng Xu hướng sẽ là tổng hòa các giá trị hợp nhất của 3 trục tạo nên khả năng thành công cao nhất trong doanh nghiệp.
Ngôi sao ở giữa hình tròn là giao điểm, trung điểm của ba đường thẳng chính là điểm G là nơi hợp nhất giá trị tạo nên sức mạnh cao nhất, cũng là khu vực mà các Xu hướng quan trọng nhất cần được ưu tiên đưa vào kế hoạch hành động.
1. Xác định con đường, hiểu rõ đích đến
Trục Target bao gồm hai khía cạnh: Đối tượng và Mục tiêu.
Thứ nhất, đối tượng mục tiêu bao gồm tất cả các đối tượng có tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp thường chú trọng.
Thứ hai, các mục tiêu mà chúng ta cần đạt được, tương tự như chỉ số Objective trong OKRs.
Nói riêng về đối tượng mục tiêu, ngoài khách hàng còn có Báo chí, truyền thông và các nhóm cộng đồng xã hội bao gồm:
Cộng đồng địa phương, cộng đồng mạng, cộng đồng theo Sở thích, cộng đồng theo giá trị…
Đối tượng cộng đồng bao phủ toàn bộ các nhóm đối tượng trên nhưng chỉ mới được quan tâm tới gần đây và được nhắc nhiều trong Mô hình 3P (Profit, People và Planet).
Đặc biệt là Planet, yếu tố này nói đến những hành động của doanh nghiệp làm cho môi trường sống ngày càng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Đối tượng này quan trọng bởi vì khi biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu, nếu doanh nghiệp quan tâm tới những thứ mà cả xã hội quan tâm thì sẽ có được thiện cảm với công chúng và cũng dễ dàng được báo chí chú ý.
Đọc thêm: Mô hình 3P thay đổi như thế nào theo thời gian?
2. Củng cố Nội lực, khai phóng Năng lực
“Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng.”
Mục đích của việc củng cố nội lực này là phải đào thật sâu nghiên cứu, khám phá các cơ hội dù nhỏ nhất và khai thác mọi nguồn lực để tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi.
Bà Tracy Vũ cũng khuyến nghị mỗi năm doanh nghiệp nên triển khai “khám bệnh" tổng quát để xác định chỉ số sức mạnh hiện có..
Hầu hết những doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng COVID-19 vừa qua hay bất kỳ khủng hoảng nào phần lớn không phải do may mắn mà hoàn toàn do nội lực. Bà Tracy Vũ nhấn mạnh.
Và cũng có lẽ chính nhờ COVID-19, các doanh nghiệp đã ý thức hơn về việc khám phá, khai phá và tận dụng hết các lợi thế cạnh tranh từ nội lực của mình.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo 10 chỉ số quan trọng nhất của việc phát triển và củng cố nội lực.
Tuy nhiên, những chỉ số này chỉ mang tính phổ quát, mỗi ngành hàng, lĩnh vực hay mô hình kinh doanh lại có những chỉ số đặc thù mà doanh nghiệp phải tự tìm hiểu và phân tích sâu hơn.
Ví như Koro.
Koro là một doanh nghiệp bán nước từ trường.
Mạnh về nội lực, Koro có tới 6 nhà sáng lập và sở hữu rất nhiều năng lực vượt trội.
Trong đó, có năng lực về phát triển tri thức, năng lực tâm linh cũng như có nhiều nguồn lực khác, có khả năng giúp công ty phát triển mạnh mẽ hoặc có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
Một vài người trong số các nhà sáng lập là các nhà sư sống trong nhà chùa trên 5 năm là người hành thiền và hướng dẫn hành thiền.
Đặc biệt, mục đích của Koro trong việc kinh doanh nước từ trường lại xuất phát từ việc cụ thể hoá, hữu hình hoá những mục tiêu và sứ mệnh lớn hơn là tăng cường phát triển Tâm - Thân - Trí cho người dân Việt Nam mà các tổ chức giáo dục, chánh niệm trước đó của các nhà sáng lập không thực hiện được.
Đọc thêm:
- Sự kết nối giữa nước, cơ thể, tâm hồn và tình yêu thương.
- Nguyễn Thị Minh Đăng - CEO Koro: Doanh nghiệp cần cung cấp giá trị thực cho khách hàng.
3. Khai phá Ngoại lực, chiếm lĩnh thị trường, đón đầu Xu hướng
Khả năng hiểu về ngoại lực đặc biệt là những biến động trong môi trường kinh doanh, các Xu hướng về Kinh doanh, Quản trị, thương hiệu, truyền thông sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận định được các rủi ro, xác định phân khúc và thị trường phù hợp, và từ đó, chớp lấy các cơ hội có một không hai.
Đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, bà Tracy Vũ khuyên các doanh nghiệp nên thuê hoặc phối hợp hiệu quả với Outsourcing.
Lý do là vì một nhân sự In-house thường kiêm rất nhiều việc không tên nên không thể nắm bắt và bao quát hoặc cập nhật liên tục những thay đổi ở môi trường bên ngoài.
Còn Agency do có sự chuyên tâm nhất định thường xuyên theo dõi nên nắm bắt nhanh hơn, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và tốc độ.
Bà chia sẻ thêm:
Điều quan trọng chúng ta cần biết rõ chúng ta đang ở đâu trong bản đồ định vị về sản phẩm, thương hiệu, đường giá trị chung của ngành, của thị trường.
Hay thậm chí là bản đồ định vị trong tâm trí người tiêu dùng mà chúng ta thường hay gọi là cuộc chiến Memory.
Nếu doanh nghiệp là một thương hiệu nổi tiếng thì không chỉ là câu chuyện định vị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp mà còn là định vị truyền thông, tức là điều mà các truyền thông bàn luận nhiều nhất về doanh nghiệp đó hay khả năng thu hút sự quan tâm của báo chí.
4. Vùng xu hướng và vùng không thuộc xu hướng
Các doanh nghiệp có thể chìm đắm vào trong không gian tưởng tượng và xác định ranh giới của vùng Xu hướng của riêng mình.
Bởi vì lướt sóng là một nghệ thuật và không ai cũng có khả năng lướt sóng nên chúng ta phải thực sự nghiêm túc tìm ra Vùng xu hướng cho chính mình.
Vùng thuộc xu hướng sẽ có các đặc điểm như:
- Có ít nhất 1-2 điểm giao thoa giữa các vùng.
- Có khả năng phát triển trong dài hạn hoặc tối thiểu 3-5 năm.
- Chỉ số sức mạnh cao hoặc mức độ tác động cao.
Vùng KHÔNG thuộc xu hướng sẽ có những đặc điểm ngược lại.
Để xác định được đâu thực sự là vùng Xu hướng chúng ta cần phải cân nhắc các biến số Xu hướng như:
- Tính phụ thuộc/Không phụ thuộc;
- Tính rủi ro;
- Khả năng nhân rộng;
- Khả năng tự động hóa;
- Khả năng tăng trưởng;
- Return On Money;
- Return On Time;
- Return On Energy.
Khuyến nghị áp dụng
Các bước ứng dụng mô hình này bao gồm:
- Đầu tiên ở trục số 1 chúng ta phải xác định một trong hai thứ: Mục tiêu hoặc đối tượng mục tiêu.
- Dựa trên mục tiêu đó chúng ta phải xem xét và phân tích rất kỹ về hai biến số POI và POE để tìm ra các vùng giao thoa, hợp nhất.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, điều này chỉ được vận dụng hiệu quả trong tương lai hoàn hảo.
Giờ đây, khi COVID-19 xảy ra và thế giới luôn ở trong trạng thái nhiễu động, đôi khi quy trình lại đảo ngược hoàn toàn.
Ngoại lực thay đổi tác động đến các đối tượng mục tiêu khiến cho doanh nghiệp buộc phải thay đổi nội lực để đối phó và thích ứng.
Hay có khi chính nội lực của doanh nghiệp quá mạnh có thể tạo ra các chuyển hoá thần kỳ, hình thành và phát triển lên các sản phẩm và dịch vụ, giải pháp mới có khả năng điều hướng và dẫn dắt thị trường.
Chính vì thế, chỉ với mô hình tinh gọn này, chúng ta có thể kiến tạo nên rất nhiều chiến lược sáng tạo theo cách của mỗi người.
Ví như một số mô thức nổi bật:
- Mô thức 1: 1-2: Hình mẫu người khởi tạo, kiến tạo.
Nội lực doanh nghiệp thay đổi, chuyển hóa và kiến tạo lên những xu hướng mới, khai mở, thiết lập và kiến tạo thị trường.
- Mô thức 2: 2-1: Hình mẫu Người bám đuổi, Nhà cải tiến, Người phát triển.
Đối tượng thay đổi nhu cầu, hành vi dẫn đến hình thành lên các hành trình mua hàng mới.
Từ đó, hình thành các xu hướng đến “trải nghiệm người dùng”.
- Mô thức 1-3: Hình mẫu Thế hệ tiếp nối.
Xuất hiện các Đối tượng người dùng mới hoàn toàn làm biến đổi môi trường kinh doanh, xã hội hình thành lên những xu hướng mới chưa từng có trong tiền lệ.
- Mô thức 3-1 và 3-2: Hình mẫu Người lướt sóng.
Môi trường kinh doanh, xã hội thay đổi hoàn toàn tác động mạnh mẽ lên tâm lý, hành vi người tiêu dùng và hình thành lên các xu hướng tiêu dùng mới đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp phải hành động và chuyển hóa.
- Mô thức 2-3: Hình mẫu Người Chuyển hóa
Doanh nghiệp thấu hiểu sâu sắc nội lực của bản thân đồng thời liên tục theo dõi, lắng nghe quan sát môi trường, kinh doanh xã hội từ đó tạo ra hoặc chuyển hóa từng bước và hình thành lên các Xu hướng mới.
- Mô thức Lý tưởng: 1-2-3/2-3-1/3-2-1: Hình mẫu Người dẫn đầu
Doanh nghiệp thấu hiểu sâu sắc nội lực của bản thân, nắm bắt và thấu hiểu sâu sắc các đối tượng mục tiêu cũng như chớp lấy thời cơ để hình thành lên các Xu hướng khó cưỡng.
Lời kết
Có thể thấy đây là một mô hình hỗ trợ cho mọi hoạt động xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp.
Nắm bắt được các xu hướng, phân tích được nội lực, ngoại lực, xác định được mục tiêu đúng đắn, doanh nghiệp sẽ được định hướng và phát triển một cách tối ưu nhất.